CV là gì? Phân biệt CV với resume, cover letter
CV xin việc là gì?
Về định nghĩa, CV là một bản tóm tắt chi tiết các thông tin cá nhân liên quan đến họ tên, kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn và các kỹ năng liên quan đến ngành nghề mà ứng viên đang ứng tuyển. Hiểu đơn giản, CV là một loại văn bản không thể thiếu trong hồ sơ xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ dựa trên những thông tin trên để tiến hành đánh giá sơ lược về ứng viên hoặc thậm chí lựa chọn ứng viên phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng.
Một số khái niệm xung quanh CV
Tiêu đề CV là gì?
Do công nghệ hóa ảnh hưởng đến quy trình tuyển dụng trong các tập đoàn, công ty nên ngày nay nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên nộp CV qua thư điện tử. Vì vậy, khái niệm tiêu đề CV có thể hiểu là tên file CV hoặc tiêu đề gửi mail CV.
CV builder là gì?
CV builder là một từ tiếng Anh, được tạm dịch là trình/công cụ tạo CV. Tại Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều công cụ và website tạo CV online và tiện lợi. Một trong số đó là CVHay.vn - thuộc hệ sinh thái của CareerViet với nhiều thiết kế chuyên nghiệp, phù hợp với nhiều ngành nghề.
CV online là gì?
CV Online còn được dùng với tên CV trực tuyến. Mẫu CV online ngày càng phổ biến vì chỉ cần kết nối internet và thiết bị là có thể tự tạo CV tìm việc nhanh chóng. CV online sở hữu nhiều ưu điểm là dễ tạo, nhiều template đẹp và thuận tiện khi gửi qua mail.
Điểm khác biệt giữa resume, cover letter và CV là gì?
CV và resume thường được sử dụng thay thế lẫn nhau ở một số quốc gia. Với những bạn sinh viên mới ra trường hay chuẩn bị tham gia và môi trường làm việc đa quốc gia thường nhầm lẫn các khái niệm này. Dưới đây là bảng tóm tắt cũng như cách phân biệt ba khái niệm resume, cover letter và CV.
Cover letter |
CV |
Resume |
Cover letter |
Độ dài |
1 - 2 trang |
Nhiều hơn 1 trang |
Hình thức một lá thư dài khoảng 1 trang |
Các mục cần có |
Giới thiệu bản thân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, học vấn, kỹ năng,... |
Họ và tên, thông tin liên hệ, kinh nghiệm làm việc, những kỹ năng, hoạt động ngoại khóa, trình độ học vấn, thành tích,... |
Mô tả ngắn gọn về kinh nghiệm, những kỹ năng liên quan đến việc làm đang ứng tuyển. |
Mục đích sử dụng |
Tìm việc làm ở các nước Châu Á, Châu u, Trung Đông, Châu Phi. Du học, săn học bổng, khoa học hoặc công việc liên quan đến nghiên cứu là mục đích thường thấy ở Hoa Kỳ. |
Một loại giấy tờ trong hồ sơ xin việc |
Dùng để xin việc, thường được gửi kèm với CV hoặc resume. |
Các hình thức CV hiện nay
Hiện nay có hai loại CV xin việc mà ứng viên có thể lựa chọn khi muốn nộp cho nhà tuyển dụng đó là CV bản cứng và CV bản mềm. Vậy hai loại CV này có gì khác biệt? Khi nào chúng ta nên sử dụng CV bản cứng và sử dụng CV bản mềm trong trường hợp nào?
CV bản cứng là gì?
CV bản cứng là CV được in ra trên khổ giấy A4, thường được ứng viên dùng để mang đến buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng để thể hiện sự chỉn chu, chuyên nghiệp. Một chiếc CV bản cứng là thứ không để thiếu trong bộ hồ sơ xin việc nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nộp trực tiếp bộ hồ sơ bản cứng cho công ty.
CV file mềm là gì?
CV bản mềm hay còn gọi là CV online là CV xin việc được soạn thảo trên phần mềm máy tính. Bạn có thể tạo cho mình chiếc CV bản mềm trên Word, Powerpoint, Excel hoặc sử dụng nền tảng hỗ trợ tạo CV chuẩn của CareerViet. Bạn có thể lưu CV bản mềm của mình ở dạng file Word hoặc file PDF. CV bản mềm thường được sử dụng khi ứng viên ứng tuyển có nhu cầu ứng tuyển vào các vị trí việc làm được đăng tuyển online. Ứng viên sẽ tiến hành nộp CV cho nhà tuyển dụng thông qua các bản tin tuyển dụng trên các nền tảng tìm kiếm việc làm.
Mẫu CV xin việc gồm những gì?
Tiêu đề CV xin việc
Đối với các mẫu CV xin việc bản mềm thì tiêu đề CV đóng vai trò rất quan trọng mà nhiều ứng viên thường ít chú trọng đến. Nó sẽ giúp bạn gây được ấn tượng ban đầu đối với nhà tuyển dụng. Các ứng viên khi tạo CV xin việc cần phải biết cách đặt tiêu đề cho mẫu CV xin việc để thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân. Với số lượng lớn hồ sơ mà nhà tuyển dụng nhận về mỗi ngày, đặt tiêu đề chính là cách giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận biết hồ sơ xin việc của bạn hơn.
Tiêu đề CV xin việc thường được viết theo cấu trúc sau: CV – Họ tên ứng viên – Vị trí ứng tuyển.
Tiêu đề CV xin việc
Thông tin cá nhân của ứng viên
CV như là một bản tóm tắt ngắn gọn những thông tin cơ bản của ứng viên, do đó các ứng viên không nên giới thiệu quá dài dòng về bản thân trong mục này. Bạn hãy tập trung mô tả rõ hơn về những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của bạn trong CV xin việc vì đây mới là những điều mà nhà tuyển dụng quan tâm về bạn. Vì vậy, bạn chỉ cần liệt kê sơ bộ các thông tin cá nhân như sau:
- Họ và tên đầy đủ: Sử dụng tên thật và viết in hoa tất cả các chữ để tạo sự nổi bật, không sử dụng biệt danh
- Ngày tháng năm sinh: sử dụng ngày tháng năm sinh được ghi trong giấy tờ tùy thân.
- Địa chỉ email: lựa chọn địa chỉ email chuyên nghiệp, tốt nhất nên chứa tên ứng viên
- Số điện thoại của bạn để nhà tuyển dụng thuận tiện liên lạc.
- Link các trang mạng xã hội của bạn nếu nhà tuyển dụng muốn kết nối hay tìm hiểu thêm về bạn như Facebook, Instagram,...
- Chỗ ở hiện tại: địa chỉ chính xác địa chỉ nơi bạn đang sinh sống
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Mục tiêu nghề nghiệp sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được nguyện vọng của bạn đối với vị trí công việc đang ứng tuyển và cả những định hướng của bạn trong tương lai. Hãy phân chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng mục tiêu đặt ra phải thiết thực, phù hợp với khả năng và định hướng phát triển của bạn. Không nên đặt mục tiêu quá thấp sẽ làm nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là một người thiếu ý chí, nhưng đồng thời cũng đừng đặt mục tiêu quá cao vì có thể bị đánh giá là một người ba hoa, mơ mộng.
Liệt kê kinh nghiệm làm việc
Trong mục này, nhà tuyển dụng sẽ tập trung nhiều đến những kinh nghiệm làm việc trong CV mà có liên quan tới vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Điều đó thể hiện rằng ứng viên sẽ nhanh chóng thích nghi với công việc cũng như môi trường làm việc hơn. Nếu bạn đang là sinh viên hay chưa hề có bất cứ kinh nghiệm nào, đừng ngần ngại mà hãy đưa những công việc làm thêm mà bạn đã từng trải qua trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường hay liệt kê những CLB, đội, nhóm bạn đã từng tham gia với các chủ đề liên quan đến công việc đang ứng tuyển, đây cũng sẽ là một điểm cộng cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Và đừng quên là tìm hiểu thật kỹ về vị trí bạn đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người nhiệt huyết, sẵn sàng học hỏi và làm việc.
Trình độ học vấn
Ứng viên nêu ra những thông tin liên quan tới bằng cấp, trường lớp, chuyên ngành và niên khóa tốt nghiệp, điểm trung bình. Ngoài ra nếu có hãy nêu thêm về các văn bằng, khóa học bên ngoài mà bạn đã tham gia học tập.
Nêu các kỹ năng trong CV
Các kỹ năng mà ứng viên nên liệt kê trong CV xin việc để hồ sơ của mình hoàn hảo hơn trong mắt nhà tuyển dụng như:
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng tư duy, phản biện
- Kỹ năng tin học văn phòng
- Kỹ năng ngoại ngữ
Tập trung vào những kỹ năng liên quan nhiều đến vị trí muốn ứng tuyển. Lưu ý rằng, các kỹ năng cần được nêu một cách trung thực để tránh gây thất vọng cho nhà tuyển dụng sau khi đã nhận việc làm.
Hoạt động ngoại khóa, chứng chỉ, học bổng và giải thưởng (nếu có)
Ở phần này, các ứng viên nêu ra những chứng chỉ liên quan tới công việc như: chứng chỉ ngoại ngữ, những giải thưởng thời sinh viên hoặc những thành tích trong quá trình làm việc. Đây sẽ là những điểm cộng lớn trong CV của bạn đấy.
Những điểm mạnh, điểm yếu
Điểm mạnh điểm yếu trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác hơn về con người và khả năng của bạn. Vậy nên trình bày điểm mạnh và điểm yếu như thế nào để không mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng?
- Điểm mạnh: ghi một cách trung thực và chính xác, tập trung vào những điểm mạnh sẽ mang đến những đóng góp vượt trội cho công việc đang ứng tuyển.
- Điểm yếu: nêu ra những hạn chế của bạn và đề ra hướng giải quyết, cải thiện những điểm yếu đó, điều đó sẽ thể hiện bạn là một người có ý chí, nỗ lực phát triển bản thân.
Thêm sở thích trong CV
Sở thích trong CV không phải phần bắt buộc. Không nên liệt kê quá nhiều mục sở thích không liên quan trong CV xin việc, hãy lựa chọn những sở thích thể hiện được cá tính của riêng mình. Tham khảo một số câu hỏi sau để có thể chọn ra sở thích phù hợp khi trình bày trong CV:
- Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh?
- Bạn đam mê điều gì? Bạn đã theo đuổi đam mê đó như thế nào?
- Các sở thích có đem lại cho bạn kỹ năng mới nào không?
Tại mục sở thích trong CV xin việc, ứng viên nên trình bày ngắn gọn, đủ ý, tránh dài dòng, lan man.
Viết người tham chiếu trong CV
Nhiều nhà tuyển dụng có nhu cầu đối chiếu thông kinh nghiệm làm việc của các ứng viên với cơ quan, doanh nghiệp cũ, do đó bạn cũng nên chuẩn bị thông tin tham chiếu với người phụ trách trực tiếp của bạn ở chỗ làm cũ. Nếu bạn chưa từng làm việc trước đó, có thể điền thông tin của giảng viên phụ trách ngành học của bạn. Các thông tin nên liệt kê đó là tên, chức vụ, nơi làm việc, số điện thoại và email liên hệ của người tham chiếu.
Ví dụ:
Anh Nguyễn Hữu Nguyên - Trưởng phòng HR
Công ty CareerViet
Số điện thoại: 0123456789
CVHay - tự hào là “free CV builder” nổi tiếng tại Việt Nam
CVHay là gì?
CVHay là một trang web cung cấp các mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp và miễn phí để giúp người dùng tạo ra một CV ấn tượng. Ngoài ra, trang web còn cung cấp các mẹo về cách viết CV, thư xin việc, phỏng vấn và nhiều lĩnh vực liên quan đến tìm việc. CV Hay được thiết kế với giao diện đơn giản và dễ sử dụng, cho phép người dùng tạo ra CV của riêng họ chỉ trong vài phút.
Cách tạo CV xin việc đơn giản, miễn phí bằng công cụ CVHay
Để tạo CV trên CVHay, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Truy cập trang web CVHay tại địa chỉ https://careerviet.vn/cv-hay.
- Bấm vào nút "Đăng ký" và nhập thông tin cá nhân của bạn để tạo tài khoản.
- Chọn mẫu CV xin việc mà bạn muốn sử dụng. CVHay cung cấp nhiều mẫu CV khác nhau để bạn có thể lựa chọn.
- Nhập thông tin cá nhân và kinh nghiệm làm việc của bạn vào các ô tương ứng. Bạn cũng có thể tải ảnh đại diện và đính kèm các tài liệu khác nếu cần thiết.
- Thêm các mục giáo dục, kỹ năng và chứng chỉ của bạn.
- Sửa đổi bố cục và thiết kế của CV theo ý muốn của bạn. Bạn có thể thay đổi màu sắc, phông chữ và kích thước của chữ.
- Kiểm tra và chỉnh sửa lại CV xin việc của bạn để đảm bảo rằng nó hoàn chỉnh và chính xác.
- Sau khi hoàn thành, bạn có thể tải xuống CV của mình dưới dạng PDF hoặc chia sẻ trực tiếp đường liên kết tới nhà tuyển dụng.
Hướng dẫn cách viết CV xin việc
Cách viết CV xin việc tiếng Anh chuẩn
- 1. Thông tin cá nhân (Personal details)
Trình bày các thông tin cá nhân bằng tiếng Anh:
Họ và tên |
Full name |
Ngày tháng năm sinh |
Date of birth (Ví dụ: 21 Feb, 1998) |
Địa chỉ |
Address |
Số điện thoại |
Phone number |
Thư điện tử |
|
Các trang thông tin trực tuyến, mạng xã hội, blog |
Website |
- 2. Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)
Tham khảo mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngắn bằng tiếng Anh sau:
“I would like to apply for the position of General Accountant to contribute my energy to the long-term development of the company and become the head of the accounting department in one year”
- 3. Trình độ học vấn, bằng cấp (Education and Qualifications)
Một số từ vựng về trình độ học vấn, bằng cấp bằng thường sử dụng trong CV xin việc tiếng Anh:
GPA (Grade point average) |
Điểm trung bình |
Internship |
Thực tập sinh |
B.A. (Bachelor of Arts) |
Cử nhân |
Master |
Thạc sĩ |
Ph.D/Dr |
Tiến sĩ |
Professor |
Giáo sư |
Associate Professor |
Phó giáo sư |
Academic Rank/Academic title |
Học hàm, học vị |
Baccalaureate |
Tú tài, tốt nghiệp Trung học Phổ thông |
- 4. Kinh nghiệm làm việc (Work experience)
Ví dụ về kinh nghiệm làm việc Digital Marketing bằng tiếng Anh:
- Planning and set up advertising campaigns
- Tracking and optimizing advertising campaigns, optimize bid prices and conversion rate sets CPA, CTR, CPM, CPC,...
- Researching customer objects and the needs of each object to come up with effective marketing plans and campaigns
- 5. Thành tựu, giải thưởng - chứng chỉ (Achievements, prize and certificate)
Liệt kê những giải thưởng, chứng chỉ liên quan tới ngôn ngữ Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC.
- 6. Sở thích (Interests)
Hãy lựa chọn những sở thích có tác dụng trong việc phát triển bản thân để phù hợp với công việc ứng tuyển hơn như nghe nhạc tiếng Anh, đọc sách tiếng Anh, tham gia các clb trao đổi tiếng Anh,...
- 7. Kỹ năng (Skills)
Một số từ vựng liên quan tới kỹ năng trong mẫu CV tiếng Anh dành cho bạn:
Kỹ năng giao tiếp |
Communication skills |
Kỹ năng sáng tạo |
Creative skills |
Kỹ năng lập kế hoạch |
Planning skills |
Kỹ năng làm việc nhóm |
Teamwork skill |
Kỹ năng giải quyết vấn đề |
Problem-solving skills |
Kỹ năng quản lý thời gian |
Time management skills |
Kỹ năng học hỏi |
Learning skills |
Kỹ năng đàm phán |
Negotiation skills |
Kỹ năng lãnh đạo |
Leadership skills |
Cách viết CV tiếng Nhật chuẩn
- 1. Thông tin cá nhân: 個人情報
Một số thông tin nên đề cập tới trong CV tiếng Nhật là:
Họ và tên đầy đủ |
名前と苗字. Điền phiên âm tên của bạn bằng katakana để nhà tuyển dụng có thể phát âm tên bạn chính xác |
Ngày sinh |
生年月日. Điền theo định dạng của người Nhật: [Năm] 年 [Tháng] 月[Ngày]日 |
Địa chỉ |
住所 |
Số điện thoại |
電話番号 |
|
Eメール |
- 2. Mục tiêu nghề nghiệp: キャリア目標
Tham khảo mục tiêu nghề nghiệp được viết bằng tiếng Nhật của ngành IT:
“ 経験豊富なソフトウェア開発者として、会社に貢献したいという熱意を持って、私は IT 部門の責任者になるよう努めます。”
- 3. Trình độ học vấn, bằng cấp: 学歴
Một số từ vựng về bằng cấp trong tiếng Nhật:
Điểm trung bình |
GPA(平均点) |
Thực tập sinh |
インターンシップ |
Cử nhân |
学士 |
Thạc sĩ |
修士 |
Tiến sĩ |
博士 |
Giáo sư |
教授 |
- 4. Kinh nghiệm làm việc: 職歴
Hãy tóm tắt kinh nghiệm làm việc của bạn bằng tiếng Nhật khi viết CV. Vì người Nhật thường không khuyến khích ứng viên nhảy việc liên tục, bạn cần chú ý đưa ra lý do rõ ràng nếu từng nghỉ việc tại những nơi làm cũ. Nếu bạn đã từng thay đổi công việc nhiều lần, hãy xem xét loại bỏ những công việc không liên quan khỏi CV.
- 5. Thành tựu, giải thưởng - chứng chỉ: 免許・資格・証明書
Ba loại chứng chỉ tiếng Nhật phổ biến nhất tại Việt Nam bạn có thể liệt kê như là JLPT, NAT-TEST hoặc TOP J. Nêu thêm những thành tựu và giải thưởng bạn đạt được trong quá trình làm việc và học tập để gia tăng ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- 6. Sở thích: 特技・趣味・得意科目
Lựa chọn những sở thích mang lại lợi thế cho công việc bạn đang ứng tuyển: đọc sách, xem phim song ngữ Việt - Nhật, tham gia các khóa trao đổi ngôn ngữ mỗi cuối tuần,...
- 7. Kỹ năng: スキル
Thể hiện mình là một ứng viên phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng thông qua các kỹ năng sau:
Kỹ năng giao tiếp |
コミュニケーションスキル |
Kỹ năng sáng tạo |
クリエイティブスキル |
Kỹ năng lập kế hoạch |
計画スキル |
Kỹ năng làm việc nhóm |
チームワークスキル |
Kỹ năng giải quyết vấn đề |
問題解決スキル |
Kỹ năng quản lý thời gian |
時間管理スキル |
Kỹ năng học hỏi |
学習スキル |
Kỹ năng đàm phán |
交渉スキル |
Kỹ năng lãnh đạo |
リーダーシップスキル |
Cách viết CV xin việc tiếng Hàn chuẩn
- 1. Thông tin cá nhân: 개인 정보
Một số thông tin cần liệt kê trong CV tiếng Hàn là:
Họ và tên |
이름 |
Ngày tháng năm sinh |
생년월일 |
Giới tính |
섹스 |
Số điện thoại |
핸드폰 |
Thư điện tử |
이메일 |
Địa chỉ thường trú |
영구주소 |
- 2. Mục tiêu nghề nghiệp: 경력 목표
Một mẫu mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Hàn cho bạn tham khảo:
“ 은행권에서 발전하고 일하겠다는 의욕과 열심히 일하고 흡수하는 능력으로 더 많은 지식과 경험을 쌓아 은행에서 좋은 경영자가 되도록 하겠습니다. “
- 3. Trình độ học vấn: 학습 과정
Khi viết CV xin việc vào công ty Hàn Quốc, nên sử dụng ba dấu gạch ngang để tóm tắt thông tin về trình độ học vấn của mình, bao gồm: tên trường đại học, thời gian học tập, chuyên ngành liên quan đến vị trí ứng tuyển và điểm trung bình tích lũy (GPA). Vì người Hàn Quốc rất quan tâm đến quá trình học tập và trình độ học vấn của ứng viên, vì vậy hãy viết phần học vấn một cách cẩn thận và chính xác.
- 4. Kinh nghiệm làm việc: 경력사항
Trong CV tiếng Hàn, kinh nghiệm làm việc nên được trình bày theo cấu trúc: tên công ty, thời gian làm việc tại đó, vị trí làm việc và nội dung công việc cụ thể. Việc trình bày kinh nghiệm làm việc cần phải dễ hiểu, rõ ràng và mạch lạc. Bạn nên tránh đưa vào CV những công việc bạn chỉ gắn bó trong thời gian ngắn dưới 3 tháng. Ngoài ra, cần lưu ý không đưa ra những kinh nghiệm làm việc không liên quan đến ngành nghề ứng tuyển.
- 5. Thành tựu, giải thưởng - chứng chỉ: 업적, 상금 및 인증서
Các nhà tuyển dụng Hàn Quốc hay các công ty Hàn Quốc rất quan tâm đến trình độ ngôn ngữ bản địa của họ. Các loại chứng chỉ tiếng Hàn hiện nay bạn có thể thêm vào CV như Topik, Klat, KLPT
- 6. Sở thích: 관심
Một số từ vựng chỉ sở thích trong tiếng Hàn:
Đọc sách: 책을 읽다
Viết lách: 글쓰기
Nghe nhạc: 음악을 듣고
Đi du lịch: 여행
- 7. Kỹ năng: 기술
Một số kỹ năng có thể thêm vào CV xin việc đó là:
- Kỹ năng giao tiếp: 의사 소통 능력
- Kỹ năng sử dụng máy tính: 컴퓨터 기술을 사용하다
- Kỹ năng thuyết trình: 프레젠테이션 기술
- Kỹ năng phân tích: 분석 기술
Xem thêm: Mẫu CV tiếng Trung chuẩn nhất, đơn giản và ấn tượng 2022
Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường
- Thông tin cá nhân
Đây là phần thông tin cơ bản không thể thiếu của mỗi CV xin việc, đặc biệt là đối với CV cho sinh viên mới ra trường. Các thông tin cá nhân cần liệt kê đó là họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, email và bạn cũng có thể chia sẻ thêm các trang web, mạng xã hội để nhà tuyển dụng có thể hiểu nhiều hơn về bạn như Facebook, Instagram, blog cá nhân.
- Mục tiêu nghề nghiệp
Nếu chưa từng có kinh nghiệm làm việc trước đó thì bạn hãy đặt mục tiêu nghề nghiệp hướng đến việc phù hợp với ngành học làm cơ sở chính, từ đó nêu ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn tùy theo năng lực của bản thân. Không nên đặt mục tiêu quá thấp hoặc quá cao, điều đó sẽ để lại ấn tượng không tốt về bạn đối với nhà tuyển dụng.
- Kinh nghiệm việc làm
Nếu bạn chưa từng làm việc tại một vị trí chính thức thì hãy liệt kê những gì bạn học được từ những công việc part time hoặc thực tập bạn đã tham gia trong quá trình đi học. Đây cũng là những thứ rất đáng để ghi vào CV xin việc của bạn.
- Bằng cấp, chứng chỉ
Đây là cách nhanh nhất để nhà tuyển dụng có thể đánh giá tổng quát về trình độ, kiến thức của bạn. Đối với những ứng viên chưa có kinh nghiệm thì điểm trung bình hoặc các chứng chỉ liên quan tới chuyên môn việc làm đang ứng tuyển là những điểm cộng rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
- Sở thích cá nhân:
Đọc sách, tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm để trao đổi kiến thức chuyên môn,.... là những sở thích bạn có thể liệt kê vào CV xin việc của mình.
Cách viết CV xin thực tập cho sinh viên
- Thông tin cá nhân
Như thường lệ, đây là phần thông tin cơ bản không thể thiếu trong mỗi CV xin thực tập . Các thông tin cơ bản về họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, email cần được ghi một cách ngắn gọn, rõ ràng.
- Lý lịch học tập
Ứng viên cần ghi rõ tên của trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hoặc các cơ sở giáo dục khác mà bạn đã và đang theo học. Nhớ nêu rõ ngành học của bạn để nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ phù hợp của bạn với công việc nhé.
- Mục tiêu nghề nghiệp
Thường thì trong giai đoạn thực tập, các bạn sinh viên chưa xác định được hướng phát triển cho tương lai của mình. Vì vậy, khi bạn ứng tuyển vào công việc này, chỉ cần chia sẻ nguyện vọng của mình là học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và tìm hiểu thêm về thị trường việc làm hiện nay.
- Bằng cấp, chứng chỉ
Việc thêm bằng cấp, chứng chỉ liên quan sẽ giúp bạn khẳng định mình đã có những chuẩn bị sẵn sàng, trang bị đủ kiến thức trên mặt lý thuyết để có thể bắt đầu công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Cách viết CV xin học bổng du học chuẩn
- Thông tin cá nhân
Bạn cần cung cấp đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại để liên lạc. Nếu muốn, bạn có thể thêm cả blog cá nhân hoặc trang cá nhân trên mạng xã hội vào CV xin việc để giới thiệu thêm về bản thân. Thông tin này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng hiểu sâu hơn về tính cách và con người của bạn.
- Lý lịch học tập
Nêu một cách ngắn gọn về quá trình học tập của bạn: tên trường, chuyên ngành theo học, điểm GPA. thì đừng quên ghi vào CV xin học bổng du học của mình nếu bạn đang theo học các khóa học ngoại ngữ hay chương trình giáo dục chất lượng cao hoặc liên kết với các trường học quốc tế khác nhé.
- Bằng cấp, chứng chỉ
Việc điền đầy đủ chứng chỉ và giải thưởng mà bạn đã đạt được trong quá trình học tập là yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành bại của CV xin học bổng du học. Vì vậy, hãy chú ý điền đầy đủ thông tin này để làm cho CV của bạn trở nên sáng giá và nổi bật hơn rất nhiều.
- Kinh nghiệm làm việc
Nếu bạn đã từng tham gia các công việc part time hay thực tập ở các cơ quan, doanh nghiệp thì đừng ngại ngần đề cập tới trong CV của mình. Kiến thức rất quan trọng nhưng những kỹ năng, kinh nghiệm bạn trau dồi được ngoài trường học chính là một điểm cộng rất lớn trong CV xin học bổng du học.
- Sở thích
Về sở thích, bạn có thể ghi những việc thường làm trong thời gian rảnh rỗi như đọc sách, xem phim song ngữ, một số hoạt động như học ngoại ngữ hoặc tham gia các hội nhóm trao đổi ngoại ngữ định kỳ. Đây cũng sẽ là yếu tố giúp bạn gia tăng lợi thế cho CV xin học bổng du học của bạn.
- Kỹ năng
Hãy lựa chọn những kỹ năng giúp ích cho bạn trong quá trình phát triển ở vị trí công việc bạn đã lựa chọn. Một số kỹ năng quan trọng mà mỗi ứng viên cần trau dồi như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe,...
Những lỗi sai thường gặp cần phải tránh khi viết CV xin việc
Lỗi chính tả
Việc này nên được tránh hoàn toàn. Khi viết CV xin việc, cần đặc biệt chú ý đến chính tả, vì nếu viết sai chính tả, nhà tuyển dụng sẽ thấy rằng bạn không cẩn thận và không tập trung vào vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Sau khi hoàn thành CV xin việc, tốt nhất là dành thời gian để đọc lại toàn bộ để tránh sai sót.
Sử dụng chung CV cho nhiều vị trí ứng tuyển
Khi ứng tuyển vào một vị trí công việc mới, việc tìm hiểu kỹ về công việc và đưa ra các điểm mạnh, kinh nghiệm phù hợp là rất quan trọng. Hãy nhớ rằng, mỗi công việc đều có đặc thù và yêu cầu khác nhau. Vì vậy, để thể hiện sự chuyên nghiệp và cẩn thận, bạn nên chuẩn bị một bản CV phù hợp cho mỗi vị trí ứng tuyển mới. Điều này sẽ giúp bạn gần gũi và thân thiện hơn với nhà tuyển dụng và đồng thời chứng tỏ cho họ rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về công việc và có sự chuẩn bị tốt cho việc ứng tuyển.
Liệt kê quá nhiều sở thích
Hãy lựa chọn những sở thích thể hiện được cá tính riêng của bạn, tuy nhiên nó phải có ý nghĩa giúp bạn phát triển bản thân và trở nên phù hợp với bản thân hơn. Đối với các sở thích như xem ti vi, nghe nhạc,... nó sẽ không phù hợp nếu bạn có ý định đưa vào CV xin việc.
CV bố cục rối, quá nhiều font chữ và màu sắc
Trong việc tạo CV xin việc, chỉ nên sử dụng tối đa 2 kiểu chữ phổ biến và dễ nhìn như Times New Roman, Arial,... Việc chọn màu sắc cho CV cũng rất quan trọng, không nên sử dụng quá nhiều màu sắc lòe loẹt.
Không trung thực trong kỹ năng và kinh nghiệm làm việc
Chỉ liệt kê những kỹ năng và kinh nghiệm khi bạn thực sự có chúng. Nhà tuyển dụng sẽ có rất nhiều cách để có thể xác định những gì bạn nêu trong CV là có thật hay không. Vì vậy đừng cố qua mặt nhà tuyển dụng vì nó sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp của người khác đối với bạn.
Xem thêm: Những từ nên tránh khi viết CV
Cách gửi CV qua mail
Lưu ý khi chuẩn bị CV
Chuẩn bị một bản CV xin việc bản mềm hoàn chỉnh trong máy của bạn
Đặt tên cho file CV theo cú pháp CV – Họ tên ứng viên – Vị trí ứng tuyển để nhà tuyển dụng sẽ không nhầm lẫn CV xin việc của bạn với bất cứ ai khác
Nên gửi CV ở định dạng PDF, điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng lỗi font chữ do các thiết bị không tương thích gây ra và dung lượng file không vượt quá 1-2MB
Những lưu ý khi viết email xin việc gửi nhà tuyển dụng
- Địa chỉ email của bạn: Hãy đảm bảo rằng bạn sở hữu một địa chỉ email chuyên nghiệp và nghiêm túc, tốt nhất là theo cú pháp hovaten@gmail.com. Tránh sử dụng các địa chỉ email mang ý nghĩ không phù hợp để đảm bảo ấn tượng chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng.
- Ảnh đại diện email của bạn: Nên sử dụng ảnh cá nhân rõ mặt, đây cũng là một phần ấn tượng đầu tiên mà nhà tuyển dụng có về bạn.
- Tiêu đề email: Tiêu đề email nên nêu rõ lý do gửi email, ví dụ: "Đơn xin ứng tuyển vị trí Marketing Intern của công ty ABC - Trần Văn B".
- Nội dung email: Mở đầu email bằng lời chào lịch sự, ví dụ như "Kính gửi Công ty ABC". Nội dung email nên giống như một thư giới thiệu bản thân hoặc thư ngỏ để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ danh tính và lý do gửi email ứng tuyển. Cuối email, đừng quên gửi lời cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc email của bạn.
- Trình bày: Bố cục nội dung cần rõ ràng, đầy đủ và dễ đọc. Nên sử dụng in đậm để nhấn mạnh những điểm quan trọng để giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tiếp cận nội dung.
- Đính kèm tài liệu: Ngoài sơ yếu lý lịch và CV xin việc, bạn nên đính kèm các giấy tờ mà doanh nghiệp yêu cầu như danh mục các nhiệm vụ, bài kiểm tra test thử, bảng thành tích học tập... để tăng khả năng được lựa chọn.
Top CVHay, chuyên nghiệp, ấn tượng, phù hợp với nhiều ngành nghề
CV ứng tuyển Business Development
CV ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh
CV ứng tuyển nhân sự
CV ứng tuyển vị trí SEO
CV ứng tuyển vị trí PR
CV ứng tuyển quản lý bán hàng
CV thực tập sinh Marketing
CV kỹ sư phần mềm
CV ứng tuyển kế toán
Những câu hỏi thường gặp khi làm CV xin việc
Độ dài CV nên bao nhiêu?
CV nên ngắn gọn và súc tích, độ dài từ 1-2 trang là phù hợp nhất để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Những CV quá dài sẽ bị loại bỏ ngay lập tức, bởi vì nhà tuyển dụng đánh giá đó là ứng viên không biết chọn lọc thông tin và sẽ tốn nhiều thời gian để đọc qua.
Có cần in CV ra giấy khi đi phỏng vấn không?
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay thì ứng viên có thể dễ dàng nộp CV trực tuyến thông qua website tuyển dụng hoặc gửi CV qua email. Nhà tuyển dụng sẽ tải về và lưu trữ CV của ứng viên trong máy tính để xem trước và trong buổi phỏng vấn. Vì vậy, việc mang theo CV bản giấy khi đi phỏng vấn không còn là bắt buộc như trước đây. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo ấn tượng chuyên nghiệp và chỉn chu, bạn có thể mang theo bản giấy của CV để thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng với nhà tuyển dụng.