Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Views: 5,396
Chúng ta là con người, và áp lực càng cao thì càng dễ căng thẳng. Ngay cả những người mạnh mẽ nhất cũng bị phân tâm bởi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, bao gồm nghi ngờ bản thân và sợ hãi trước sự đánh giá của các cấp trong công ty.
Người ta thường nghĩ rằng lãnh đạo cần phải là những người sáng suốt, tỉnh táo và không để tâm vào những cảm xúc tiêu cực. Nhưng điều đó đi ngược bản năng con người. Cơ chế sinh tồn khiến chúng ta luôn cố gắng dự đoán các vấn đề để giải quyết sớm những sự cố tiềm ẩn. Con người vì thế dù mạnh mẽ đến đâu cũng có lúc nghi ngờ, lo sợ, mất niềm tin vào bản thân.
Có rất nhiều ức chế khi bạn làm lãnh đạo
Là lãnh đạo, bạn sẽ nhiều lúc phải buồn lo vì công việc: về các mối ưu tiên, ghen tị với thành công của người khác, sợ hãi các biến động, đau khổ vì sự thiếu hụt năng lực. Nhưng nhiều người vấp ngã không phải vì họ có những suy nghĩ và cảm xúc bi quan đó, mà là họ bị những điều tiêu cực đó tác động quá mức.
Có hai cách ứng xử đối lập với trạng thái tiêu cực: Có người đắm chìm trong nó (“Kết quả chắc sẽ như thế. Mình đúng là thất bại trong sự nghiệp”); có người lại sợ chúng đến mức từ chối luôn việc tưởng tượng ra các nguy cơ. Trong cả hai trường hợp, các suy nghĩ tiêu cực đã thao túng và khiến bạn tiêu hao hoặc bỏ lỡ việc nhận thức để giải quyết vấn đề.
Nhiều người lý tính đến mức tìm cách lờ đi suy nghĩ tiêu cực mà tập trung vào hành động thực tế như bám sát danh sách việc cần ưu tiên, đắm chìm trong các nhiệm vụ. Nhưng việc cố gắng bỏ qua những suy nghĩ và cảm xúc chỉ khiến chúng khuếch đại hơn nữa. Trong một thí nghiệm của giáo sư Daniel Wegner tại Harvard, những người tham gia được yêu cầu tránh nghĩ về gấu trắng. Kết quả là họ chật vật để làm điều đó; và sau khi yêu cầu đó được dỡ bỏ, họ nghĩ về gấu trắng còn nhiều hơn so với nhóm không nhận lệnh cấm.
Những người quản lý cảm xúc thành công không cố nén những cảm xúc bên trong của họ. Thay vào đó, họ nhận thức để xử lý nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp này có thể giúp mọi người bớt căng thẳng, giảm thiểu sai sót và cải thiện hiệu quả công việc.
Chú ý
Bước đầu tiên là lưu ý xem những lúc nào mình bị lôi cuốn bởi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Khi bạn đang tức giận hoặc chìm đắm vào luồng cảm xúc thì không dễ gì nhận ra. Nhưng khi một ý tưởng, cảm xúc nào đó cứ lặp đi lặp lại, thậm chí khiến bạn than thở với người khác chẳng hạn thì đó là một tín hiệu. Bạn phải nhận thấy mình đang có những bế tắc đó trước khi có thể sửa chữa chúng.
Dán nhãn cảm xúc
Chiến lược giúp bạn nhìn nhận những cảm xúc đó một cách khách quan là dán nhãn chúng. Giống như bạn gọi một cái thìa là một cái thìa, hãy gọi một suy nghĩ là một suy nghĩ và một cảm xúc là một cảm xúc. “Tôi đang tức giận”, “Tôi đang thất vọng” thay vì “Những nhân viên lười biếng thật quá sức chịu đựng… Chẳng lẽ tôi không có khả năng lãnh đạo?...”. Định danh cảm xúc thay vì để chúng lôi cuốn và lấn át hết suy nghĩ. Khi bạn bắt đầu dán nhãn chúng, những lời độc thoại nội tâm và tự chỉ trích này sẽ từng chút một nhẹ đi như đám mây trên trời.
Dán nhãn cảm xúc thay vì để chúng lấn át và bùng nổ
Chấp nhận cảm xúc
Chấp nhận không phải là buông xuôi theo cảm xúc, mà là xác nhận rằng mình đang có những cảm xúc đó, cảm nhận tác động của chúng lên bản thân. Hít thở sâu 10 lần rồi tự quan sát. Bạn có thể nhận ra rằng mình đang thực sự khó chịu như thế nào. Thay vì để cảm giác thất vọng và tức giận của mình bùng nổ hoặc cố kìm nén rồi đá thúng đụng nia, việc thừa nhận giúp ta nhìn ra nguyên nhân gốc rễ. Từ đó, đưa ra những quyết định khách quan hơn để giải quyết vấn đề.
Đặt ra các lựa chọn
Sau khi xem xét nỗi bất an của bản thân bằng các bước trên, chúng ta có thể thấy lý do là có những mối ưu tiên đang không được đáp ứng như mong muốn, đôi khi nó là sự bất lực trong công tác quản lý (chúng ta không là siêu nhân để có thể lường trước hết các khả năng).
Ví dụ, bạn chán nản và cảm giác tội lỗi vì có vô số mục tiêu công việc đang ngưng trệ trong khi gia đình cũng bị bỏ bê. Khi bình tĩnh rồi, bạn có thể nhìn ra sự lựa chọn là trở về nhà ăn tối cùng gia đình và không kiểm tra email công việc trong thời gian đó. Đồng thời bạn có thể tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới để hỗ trợ các nhiệm vụ tốt hơn.
Tất nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng thực hiện các bước trên một cách suôn sẻ. Nhưng theo thời gian, những người thực hành chúng thành thạo sẽ là những người có khả năng rèn luyện tâm lý một cách vững vàng nhất.
Nguồn ảnh: Pexels
Source : CareerViet
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn