Thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình hội nhập

Views: 5,690

Một số vấn đề thách thức của nguồn nhân lực cần quan tâm là: kỹ năng, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp (kỷ luật, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp).

Đây cũng là yếu tố tạo cho nhân lực trẻ nâng cao năng suất lao động trong quá trình làm việc.

Việc gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế là điều kiện thuận lợi phát triển thị trường lao động Việt Nam, hoàn thiện quá trình đào tạo và nâng cao nguồn lực lao động. Vấn đề chuẩn bị nguồn nhân lực gia nhập ASEAN đã được các cơ quan Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu xã hội - nhân lực phân tích nhiều, Đảng và Nhà nước cũng đã xác định các chủ trương, chỉ đạo cụ thể để phát huy ưu thế khắc phục hạn chế hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu hội nhập. Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề đang tích cực cải tiến quy trình đào tạo để nâng cao chất lượng. Các hoạt động hướng nghiệp tích cực hơn, tạo cho người học sinh hiểu được mình, hiểu xu hướng nhân lực, chọn ngành nghề để học và phát triển.

Chúng ta có thể nhận thấy rõ trong quá trình hội nhập, hiện nay và những năm tới, thị trường lao động (về nhu cầu việc làm) tiếp tục phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ làm mới thu hút lao động với nhiều ngành nghề đa dạng, đặc biệt nhu cầu việc làm chất lượng cao.

Việc thực hiện tự do luân chuyển lao động lành nghề sẽ tạo ra cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi một lướng lớn lao động từ các nước AEC vào Việt Nam sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước.

Thời kỳ hội nhập sẽ yêu cầu cao hơn đối với người lao động, với tiêu chí tuyển dụng cao hơn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như: khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo hay trình độ tin học. Như vậy, muốn thành công trong môi trường cạnh tranh, người lao động Việt Nam phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, áp dụng công nghệ mới không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp…Nếu không ý thức được điều này, người lao động Viêt Nam sẽ thua ngay trên “sân nhà” bởi chúng ta khó cạnh tranh về trình độ tay nghề, chuyên môn với nhiều quốc gia trong AEC.

Đối với nhà quản lý, khi thị trường lao động mở rộng hơn, nếu không có những chiến lược nhân sự bài bản, hợp lý, các doanh nghiệp sẽ khó giữ chân nguồn nhân lực cao dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám”. Đây sẽ là thách thức lớn cho các nhà quản lý nhân sự tại Việt Nam.

Nhận thức được sự quan trọng của việc xây dựng những chiến lược nhân sự cùng những chính sách trọng dụng để thu hút và giữ chân được nguồn nhân lực tài năng, các công ty đang thực hiện chuẩn bị những điều chỉnh phù hợp để đón nguồn lao động chất lượng cao từ các nước trong ASEAN đến làm việc tại Công ty khách hàng của chúng tôi - Maritime Bank. Đây sẽ là một cơ hội tốt để nhân viên trong công ty có cơ hội học tập những kỹ năng, kinh nghiệm của của các đồng nghiệp nước ngoài, qua đó, nâng khả năng cạnh tranh, phát triển bản thân của người lao động.

Hơn nữa, các nhà quản lý luôn chủ động tìm kiếm nguồn nhân tài từ các trường đại học, hay hội sinh viên để có thể tìm kiếm những tài năng trẻ từ ghế nhà trường và chuẩn bị những hành trang cần thiết trong quá trình hội nhập.

Source : Theo moit.gov.vn

Similar posts "Market & Trends"

View more

Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn

Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn

Feedback