Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 7,385
Việc bỏ phụ cấp thâm niên khi cải cách tiền lương, liệu có làm lương công chức mới có bằng người làm lâu năm từ 01/7/2024? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.
Để biết câu trả lời cho câu hỏi lương công chức mới có bằng người làm lâu năm từ 01/7/2024 thì trước hết cần phải biết là 01/7/2024 là thời điểm dự kiến sẽ thực hiện cải cách tiền lương (nếu không có gì thay đổi).
Theo đó, khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024, thu nhập của công chức sẽ bị ảnh hưởng đáng kể trong đó đáng chú ý nhất là các tác động dưới đây:
Thứ nhất: Thay đổi cơ cấu thu thập của công chức
Nếu như trước đây, lương công chức gồm các khoản lương theo mức lương cơ sở, phụ cấp và các khoản chi ngoài lương hoặc thu nhập tăng thêm thì theo tinh thần cải cách tiền lương nêu tại khoản 3.1 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cơ cấu tiền lương sẽ thay đổi như sau:
Cơ cấu tiền lương mới của công chức = Lương cơ bản (khoảng 70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (khoảng 30% tổng quỹ lương) + tiền thưởng (khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Thứ hai: Bãi bỏ cách xếp lương hiện nay theo mức lương cơ sở và hệ số lương
Song song với việc thay đổi cơ cấu tiền lương mới thì Nghị quyết 27 cũng khẳng định, khi cải cách tiền lương, công chức sẽ không còn được hưởng lương theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở.
Đồng nghĩa, khi cải cách tiền lương, lương cơ sở và hệ số gắn liền với từng đối tượng công chức được nêu tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP sẽ không còn nữa.
Thay vào đó, công chức sẽ được thiết kế bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo bằng số tiền cụ thể và gồm các bảng lương sau đây:
Thứ ba: Bãi bỏ nhiều khoản phụ cấp theo lương cơ sở
Không chỉ lương mà phụ cấp công chức cũng sẽ được sắp xếp lại như sau:
Khi cải cách, lương công chức mới và lâu năm có bằng nhau?
Bởi cách tính lương, phụ cấp theo cách mới đã bãi bỏ phụ cấp thâm niên cùng với bảng lương theo số tiền cụ thể của công chức nên nhiều ý kiến cho rằng, khi cải cách tiền lương, lương công chức đã làm việc lâu năm cũng chỉ bằng lương công chức mới ra trường.
Theo quan điểm của bài viết, lương công chức mới sẽ không bằng được lương của công chức đã làm lâu năm từ 01/7/2024 - khi cải cách tiền lương bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất: Mặc dù xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới nhưng Nghị quyết 27 cũng khẳng định:
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng
Như vậy, do việc lương mới sẽ không thấp hơn lương hiện hưởng nên hiện nay, lương công chức mới được tuyển dụng sẽ thấp hơn lương của công chức lâu năm, đồng nghĩa, sau khi cải cách lương công chức mới cũng không thể bằng được lương của người đã làm lâu năm.
Thứ hai: Có thể dễ dàng nhận ra, để phân biệt công chức mới được tuyển dụng và công chức đã làm việc lâu năm hiện nay đang căn cứ vào mức phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, khi cải cách tiền lương, nếu bỏ phụ cấp thâm niên thì không có sự chênh lệch giữa lương của người mới được tuyển dụng và người làm lâu năm.
Dù vậy, cần phải biết rằng, mặc dù bãi bỏ phụ cấp thâm niên nhưng về cơ bản, tương quan giữa phụ cấp và tổng quỹ lương vẫn được đảm bảo không quá 30%. Do đó, kết hợp với tinh thần lương mới không thấp hơn lương cũ thì vẫn có sự khác biệt giữa người làm lâu năm và người mới được tuyển dụng.
Thứ ba: Về nội dung cải cách tiền lương, Nghị quyết 27 khẳng định, việc xây dựng bảng lương mới bằng số tiền cụ thể sẽ phải đảm bảo theo nguyên tắc dưới đây:
Do đó, giữa công chức mới được tuyển dụng và công chức đã làm việc lâu năm chắc chắn sẽ có sự khác biệt về bậc lương, mức độ công việc phức tạp cũng như thứ bậc chức vụ lãnh đạo (nếu có) khác nhau. Bởi vậy, lương của hai đối tượng này sẽ không thể bằng nhau.
Source: Luật Việt Nam
Please sign in to perform this function