Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 15,723
Bạn có cảm thấy đau khổ với công việc của mình không? Bạn không bao giờ cảm thấy thoải mái khi bước vào phòng làm việc mỗi sáng thứ Hai? Bạn có cảm thấy cụt hứng, chán chường và mất kiểm soát? Ông chủ của bạn quá tệ? Đồng nghiệp thường xuyên dè bỉu, nói xấu sau lưng bạn? Bạn đã cố gắng mà không được công nhận? Nếu bạn đang gặp một trong những trường hợp kể trên, chắc chắn bạn sẽ ghét công việc của mình. Và chán ghét công việc là trung tâm của những đau khổ trong cuộc sống. Tại sao lại như vậy?
Chấm dứt những đau khổ trong công việc
Nói chuyện hay đi chơi với những người luôn luôn bất mãn về công ty, về việc quản lý, khách hàng, đồng nghiệp…
Nếu bạn cứ chấp nhận những nghịch lí hiện tại, cứ lắng nghe những lời nói không lọt tai, chấp nhận sự buồn tủi thì tình hình của bạn sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.
Buồn bực và chỉ trích chẳng hay ho chút nào.
Hãy tránh những điều tiêu cực như thế.
Cứ làm mãi một việc không có tính thách thức, không thú vị, và không đáng tán thưởng.
Hết ngày này qua ngày khác, bạn cứ làm mãi một việc không xứng tầm với bạn, cũng không hợp sở thích với bạn. Bạn có những lựa chọn. Hãy gặp một người cố vấn nghề nghiệp. Tìm hiểu về những cơ hội nghề nghiệp khác, tìm cách sử dụng kỹ năng của bạn một cách khác đi. Thử làm những bài kiểm tra và trao đổi với người cố vấn nghề nghiệp xem những công việc gì thực sự phù hợp với bạn. Nếu bạn đã từng tốt nghiệp đại học, hãy nhớ rằng văn phòng dịch vụ việc làm ở trường đại học của bạn có thể giúp bạn tìm một công việc tốt hơn, phù hợp với bạn hơn, bất kể bạn tốt nghiệp từ khi nào.
Thất bại trong việc chịu trách nhiệm về sự thất bại trong việc phát triển của chính bạn.
Bạn có thể đợi mãi để ông chủ khó tính, kiệm lời của bạn phản hồi về những ưu khuyết điểm của bạn, để từ đó có thể cải thiện những điểm yếu của mình. Trong thực tế, trong một số tổ chức, bạn phải đợi nhiều năm để có được sự nhận xét về khả năng làm việc của mình. Tại sao bạn không chờ đợi từ một người khác? Tại sao bạn không tự chịu trách nhiệm về mình? Chẳng hạn quan tâm đến bạn về sự phát triển của bạn như chính bản thân bạn. Và nếu bạn luôn phấn đấu thì chính bạn là người nhận được nhiều thành quả nhất.
Tiếp tục làm việc cho một ông chủ tồi.
Những ông chủ tồi, dù là những người từ bỏ trách nhiệm hay chỉ đơn thuần là những người hành xử thô lỗ, thường hiếm khi thay đổi trừ khi có những biến cố lớn xảy ra. Những biến cố có thể xảy ra, nhưng liệu bạn có thể đợi được bao lâu để có cơ hội phàn nàn về những điều không vui mà bạn đã phải chịu đựng trong công việc?
Làm việc cho một công ty có những thông lệ kinh doanh mà bạn không tôn trọng.
Làm việc cho một công ty luôn luôn dối trá khách hàng? Hứa với nhân viên đủ điều rồi…quên? Hãy “bỏ của chạy lấy người” càng sớm càng tốt. Văn hóa tạo ra thông lệ kinh doanh là một điều khó thay đổi, thậm chí người lãnh đạo công ty cũng chẳng muốn thay đổi. Xã hội còn rộng lớn lắm, hãy tìm cho mình những công ty, những ông chủ biết trọng chứ tín, biết trọng người tài.
Làm việc trong một công ty luôn đứng trên bờ vực của sự đi xuống.
Tôi không khuyên bạn nên bỏ đi khi công ty mình gặp khó khăn. Tuy nhiên, một công ty luôn luôn đứng trên bờ vực phá sản có thể khiến bạn mất đi sự lạc quan và khát vọng phấn đấu. Điều này đặc biệt đúng nếu vị trí của bạn không có ảnh hưởng nhiều đối với những vấn đề lớn của công ty như ngân sách, kế hoạch chi tiêu, khả năng tài chính.
Bám vào một công việc mà bạn cảm thấy bế tắc.
Có rất nhiều lý do bạn cảm thấy bế tắc. Công ty bạn nhỏ và không có cơ hội thăng tiến. Bạn không được thăng tiến vì thiếu bằng cấp, kinh nghiệm, hoặc không có cơ hội. Bạn tìm kiếm cơ hội cho mình mà chẳng thấy. Bạn đã nói chuyện với ông chủ và vấn đề xuất hiện dường như không có cách giải quyết. Nếu bạn là người có chí hướng, bạn nên ra đi thì hơn.
Bạn cố gắng đóng góp và có những ý tưởng giúp cải thiện công việc hoặc môi trường làm việc, nhưng những ý tưởng của bạn không bao giờ được thực hiện.
Tồi tệ hơn, bạn bị rơi vào một hố đen và không bao giờ được nghe ý kiến phản hồi về ý tưởng của mình. Sống trong một môi trường mà những góp ý của mình không bao giờ được phản hồi sẽ khiến bạn nghi ngờ về giá trị của những đóng góp của mình. Những môi trường làm việc như thế sẽ có hại đối với lòng tự trọng và tính tự tin của bạn. Hãy tìm kiếm một môi trường làm việc mang tính hỗ trợ hơn.
Bạn mệt mỏi với việc chỉ có lương căn bản.
Công việc của bạn chẳng có “màu mè” gì, chỉ có lương căn bản và chấm hết. Bạn cũng không nhìn thấy tình hình khả thi hơn trong tương lai. Bạn có thể dự đoán được tình hình của mình trong những ngày tháng sắp tới. Trong tình cảnh như thế, bạn nên tìm một cơ hội khác tốt hơn.
Bạn muốn sống một cuộc sống giống như một ly nước đã đầy một nửa chứ không phải như một ly nước mà ở nửa phía dưới chưa có giọt nào, vì vậy hãy đọc kỹ những tình huống ở trên. Bạn có cảm thấy bạn đang sống dưới khả năng có thể của mình không? Nếu có, hãy cân nhắc những lựa chọn khác tốt hơn.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: HRvietnam
Please sign in to perform this function