Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 45,483
Ai cũng có những ngày làm việc tồi tệ. Trong một ngày như thế, bạn giận dữ rời khỏi văn phòng và nung nấu "Nhất định sẽ gửi đơn xin nghỉ trước 3 tuần". Nhưng làm thế nào để bạn biết nên cho công việc này một cơ hội thứ 2, hay khi nào là thời điểm thực sự nên nghỉ việc?
Trước hết, lời khuyên của chúng tôi là: hãy luôn đi theo trực giác của bạn. Nếu cứ nghĩ đến công việc hiện tại là bạn cảm thấy chán ghét, bạn hoàn toàn nên tìm kiếm các cơ hội mới. Một công việc tồi tệ có thể tổn hại cả thể chất lẫn tinh thần.
Loạt tín hiệu dưới đây sẽ giúp bạn xác định xem mình đã ở trên bờ vực đó chưa:
1. Bạn không muốn đi làm
Hàng đêm, khi nằm trên giường, bạn có sợ hãi khi nghĩ đến ngày hôm sau? Lo lắng về công việc là điều bình thường, nhưng nếu bạn thực sự thấy “ớn” tám giờ ngồi trong văn phòng đó, thì đã đến lúc bạn phải chuẩn bị cho lá đơn thôi việc.
2. Bạn đang trì hoãn nhiều hơn là thực sự đang làm việc
Ai cũng có lúc trì hoãn, nhưng nếu không có một đầu việc nào trong công việc hàng ngày khiến bạn hứng thú, thì bạn nên cân nhắc xem vị trí hiện tại có thực sự phù hợp hay không. Tối thiểu thì công việc đó phải có một số phần khiến bạn thấy đáng làm hơn là lướt Facebook chứ?
3. Sức khỏe của bạn trở nên tệ hại
Có phải bạn cố tình nghỉ phép nhiều nhất có thể? Bạn phải dùng một/ vài cốc bia hay ly cocktails mỗi tối để “trôi đi” một ngày làm việc tồi tệ? Bạn đang làm việc quá nhiều đến nỗi không có thời gian tập thể dục, ăn đủ bữa hoặc ngủ đủ giờ? Không một công việc nào đáng để bạn hy sinh sức khỏe thể chất và tinh thần của mình cả.
4. Bạn nói về công việc của mình quá nhiều
Hãy điểm lại những cuộc trò chuyện gần đây với bạn bè và gia đình. Bạn có liên tục phàn nàn về đồng nghiệp, về văn phòng hay về chính công việc của bạn không?
Một công việc nên mang lại nhiều năng lượng tích cực hơn là tiêu cực. Nếu công việc luôn là lý do để phàn nàn, đó là dấu hiệu cho thấy nó không mang đến giá trị tích cực cho bạn.
5. Bạn-Thừa-Sức-Để-Làm
Đôi khi chúng ta phải nhận những vị trí tạm thời chỉ để nghỉ chân, nhưng nếu bạn mắc kẹt mãi trong một công việc mà bạn thừa tiêu chuẩn, đừng chấp nhận tình trạng bế tắc đó. Hãy để ý những công việc đúng với khả năng, khiến bạn thấy hài lòng hơn là những việc không chứng tỏ được chuyên môn.
6. Không có chỗ cho sự thăng tiến
Đừng dành quá nhiều thời gian cho một vị trí không mang lại cơ hội phát triển. Hy sinh thời gian và sức lực cho một công ty không tạo điều kiện cho bạn tiến bộ hơn tức là bạn đang tự cản trở sự nghiệp lâu dài của bản thân. Nếu chính bạn đang băn khoăn: liệu mình có đang làm công việc này quá lâu hay không, có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét việc ra đi.
7. Môi trường làm việc tiêu cực
Một môi trường làm việc tiêu cực rất độc hại. Rất khó để cảm thấy hạnh phúc, thậm chí là “tạm ổn”, nếu đồng nghiệp của bạn liên tục thở than và sếp luôn “khó ở”. Hơn nữa, không khí bi quan có thể giết chết đam mê của bạn cho dù lựa chọn ban đầu phù hợp đến đâu. Hãy tự giải thoát và tìm một môi trường làm việc phù hợp hơn.
8. Bạn đang được các công ty khác tuyển dụng
Các công ty tuyển dụng có liên hệ với bạn không? Nếu bạn đang không hài lòng với môi trường làm việc hiện tại mà lại có rất nhiều cơ hội mới, hãy coi đó là dấu hiệu để bước tiếp.
9. Văn hóa công ty không phù hợp với bạn
Bạn khao khát một môi trường linh hoạt, làm việc tại nhà, nhưng lại mắc kẹt với giờ giấc hành chính, có lẽ bạn sẽ không bao giờ hài lòng cho dù bạn thích các khía cạnh khác của công việc thế nào.
Hoặc một công ty đánh giá cao các hoạt động tập thể như đi uống bia, hát karaoke, hoặc chơi thể thao, trong khi bạn chỉ muốn dùng thời gian ngoài giờ hành chính cho giải trí cá nhân, thì sẽ đến lúc bạn cảm thấy “lệch pha”.
10. Bạn không được lên tiếng
Nếu xuất hiện vật cản ảnh hưởng đến kết quả công việc hoặc quyền lợi, một môi trường lành mạnh sẽ cho phép bạn tự tin và thoải mái nói lên ý kiến của mình. Nếu ngược lại, thì bạn không đáng phải chịu đựng nó lâu.
11. Bạn cảm thấy không muốn theo đuổi thành công
Nếu bạn mất niềm đam mê đạt được thành tựu cao nhất cho công việc đang làm, hãy mở rộng tầm nhìn sang những cơ hội mới, và hướng sang những vị trí bạn thực sự đam mê.
12. Bạn tự biện minh cho công việc của mình
"Ừ, lương thì tệ và sếp cư xử ngớ ngẩn, nhưng các phúc lợi bổ sung nhìn chung cũng ổn".
“Đồng nghiệp khó chịu và trịch thượng, nhưng ít ra lương không tệ”.
"Tiền tuy ít nhưng ít nhất cũng có cà phê và đồ ăn nhẹ miễn phí trong văn phòng"...
Bạn có thấy mình đang biện minh cho công việc mình đang làm với chính bản thân hoặc người khác? Trong khi sâu bên trong, bạn thấy rõ khuyết điểm nhiều hơn ưu điểm?
Nếu điều để phàn nàn nhiều hơn điều để khen ngợi, hãy đi tìm công việc mới có nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực.
13. Bạn đang đọc bài viết này
Tại sao bạn nhấp vào hoặc tìm kiếm bài viết này? Và bạn còn đọc đến tận đây nữa. Phải có điều gì đó đang lôi kéo bạn. Nếu bạn đã từng dự tính từ bỏ công việc, thì đó cũng là một dấu hiệu cho thấy điều bạn thực sự muốn.
Trước khi bỏ việc:
Nếu bạn đã nhận ra vô số dấu hiệu cảnh báo, có lẽ đã đến lúc bạn nên bỏ việc. Nhưng có một số thời điểm bạn không nên rời đi ngay lập tức mà nên có chiến lược: Tốt nhất là bỏ việc sau khi đã có lời mời làm chỗ mới. Vì việc tìm kiếm công việc mới trong khi bạn vẫn chưa nghỉ việc thường dễ dàng hơn khi bạn đã nghỉ.
Dù sao thì, thay đổi sự nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại này, và bạn không nên để sự nghiệp bị mắc kẹt với một công việc mà bạn không thấy kết nối.
Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ tín hiệu, để không vì những cảm xúc thông thường ai-cũng-phải-trải-qua mà hiểu nhầm đây là tín hiệu bạn nên nghỉ việc. Hãy cân nhắc sự ghi nhận từ phía công ty, cũng như những phúc lợi mà bạn có được trong quá trình làm việc để đưa ra quyết định thật chính xác nhé!
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Việc làm Hải Phòng mới nhất | Việc làm Bắc Giang | Việc làm recruiter
Source: CareerViet Vietnam
Please sign in to perform this function