Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 26,823
Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn và quan trọng nhất của người Việt diễn ra đều đặn hằng năm. Dịp này là thời điểm giao thoa giữa năm mới và năm cũ, có ý nghĩa vô cùng sâu sắc với mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Tết Nguyên Đán là gì? Tết Nguyên Đán tính theo quy luật nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Âm lịch. Bài viết sau của CareerViet sẽ trình bày những thông tin hữu ích tới bạn nhé!
Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Nguyên đán, Tết Cổ truyền, hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm tính theo lịch m quan trọng và ý nghĩa nhất ở Việt Nam.
“Tết” là âm Hán Việt của từ “tiết”, “nguyên” trong tiếng Hán có nghĩa là bắt đầu hoặc khởi đầu, và “đán" là buổi sáng sớm, vì vậy cách phát âm chính xác phải là “Tiết Nguyên Đán".
Cách tính âm lịch của Việt Nam khác với Trung Quốc nên Tết Nguyên đán của Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của Trung Quốc hay các nước khác đều chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.
Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên đán 2023?
Tết Nguyên Đán có nghĩa là sự khởi đầu (Nguồn: Internet)
Theo âm lịch, Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật ba năm nhuận một tháng của m lịch nên mùng một Tết không thể đến trước ngày 21 tháng 1 dương lịch hoặc sau ngày 19 tháng 2 dương lịch và thường rơi vào khoảng giữa những ngày này
Thời gian Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng từ 7-8 ngày từ ngày kết thúc năm cũ đến 7ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Xem thêm: Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 của học sinh, sinh viên, cán bộ công chức
Tết Nguyên Đán tính theo quy luật 3 năm nhuận 1 tháng (Nguồn: Internet)
Nguồn gốc của Tết đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng hầu hết các thông tin đều cho rằng Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam trong thời gian 1000 năm Bắc thuộc.
Tuy nhiên, theo truyền thuyết “Bánh Chưng Bánh Dày” thì người Việt ăn Tết từ thời Vua Hùng nên có thể là trước 1000 năm Bắc thuộc.
Hóa ra Tết đã có ở Việt Nam từ rất lâu thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong Kinh Lễ của mình: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này".
Có thể nói Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Việt Nam.
Tết của hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc tuy ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫn có nét riêng của hai dân tộc.
Xem thêm: Top 20 hình ảnh Tết Nguyên đán Việt Nam đẹp, nhìn là thấy Xuân về
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán (Nguồn: Internet)
Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên đán không chỉ là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tâm linh... Theo quan niệm của người phương Đông, điều này có nghĩa là trời đất giao hòa, con người được gần gũi với thần linh.
Tết Nguyên đán là dịp để người nông dân tỏ lòng thành kính với các vị thần như thần đất, thần mưa, thần sấm, thần nước, thần mặt trời,... và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Xem thêm: Top 10 ý tưởng trang trí Tết 2023 vừa hiện đại, vừa truyền thống lạ mắt
Tết Nguyên Đán của người Việt mang theo nhiều ý nghĩa (Nguồn: Internet)
Ngày này còn được gọi là ngày “làm mới”, là ngày để cầu mong sự bình an, thịnh vượng và may mắn trong năm mới, và để quét sạch những điều xui xẻo của năm cũ. Vì vậy, những ngày giáp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, mua sắm, trang hoàng nhà cửa.
Đây cũng là dịp để mọi người làm mới bản thân về mặt cảm xúc và tinh thần, gắn bó hơn với những người thân yêu và tinh thần thoải mái, tươi sáng hơn. Trong những ngày Tết, các gia đình thường quây quần bên nhau đón giao thừa, cùng nhau thắp hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và tạ ơn vì đã phù hộ cho một năm qua.
Xem thêm >>>
[Tết 2023] Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Cây Mai Ngày Tết
Mâm ngũ quả ngày Tết 2023: Ý nghĩa, cách bày đẹp, đơn giản
Tết còn là ngày đoàn tụ với những người đã mất. Từ bữa cơm đêm 30 trước giao thừa, các gia đình thắp hương mời ông bà, tổ tiên và những người thân đã khuất về ăn cơm cùng con cháu vui Tết. Trong mỗi gia đình, bàn thờ gia tiên chiếm một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là mâm ngũ quả được lựa chọn cẩn thận để tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, người thân đã mất của người Việt. Mâm cỗ sẽ được chuẩn bị với nhiều món ngon và những món ăn yêu thích, quen thuộc của người đã mất.
Cho đến khi hết Tết, hương khói trên bàn thờ tổ tiên hòa cùng không khí thiêng liêng giao hòa của vũ trụ, gắn kết con người với gia đình hơn bao giờ hết. Tết Nguyên đán qua đi, một năm mới lại bắt đầu chu kỳ. Tất cả trở lại làm việc hướng đến những niềm vui của cuộc sống và những thành tựu mới trong tương lai.
Xem thêm: 22+ cách trang trí Tết văn phòng công ty đẹp, ấn tượng
Thời điểm giao thoa giữa năm mới năm cũ (Nguồn: Internet)
Tết Nguyên đán được tính từ ngày mùng 1 âm lịch, thường tính muộn hơn dương lịch từ 1-2 tháng do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của âm lịch.
Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo Âm lịch, muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây).
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc…
Trên đây là những thông tin về dịp lễ Tết lớn nhất, ý nghĩa nhất của người Việt. Chắc hẳn qua bài viết trên các bạn đã biết được Tết Nguyên Đán là gì? Cùng như quy luật, nguồn gốc và ý nghĩa dịp lễ này. Không còn bao lâu nữa là đêm giao thừa, hy vọng ai cũng được sum vầy bên gia đình, gặp nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của CareerViet .
Nếu bạn muốn tìm việc làm đừng quên truy cập ngay CareerViet.vn - website tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Katinat tuyển dụng | Việc làm sinh viên | Tuyển dụng trợ giảng tiếng anh
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function