Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 33,414
Giám đốc vận hành (COO) là vị trí có vai trò quan trọng trong việc điều phối và vận hành toàn bộ doanh nghiệp. Khối lượng công việc mà một COO phải thực hiện khá lớn, tuy nhiên đi kèm với đó là mức lương hậu hĩnh cùng với chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Thực tế, đây không phải là chức vụ mà ai cũng thể đảm nhận, nó đòi hỏi kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng nghiệp vụ cao. Dưới đây là cẩm nang nghề nghiệp của COO mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về vị trí này!
Giám đốc vận hành có tên gọi đầy đủ trong tiếng Anh là Chief Operation Officer và được ngắn gọn là COO. Đây là người vận hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp với vai trò thiết kế nên cấu trúc doanh nghiệp, thiết lập các chính sách, xây dựng văn hóa, tầm nhìn cho công ty.
Như vậy, với cương vị này, COO sẽ là người trực tiếp quản lý hiệu quả triển khai công việc của các phòng ban, đội nhóm về quá trình thực thi các chính sách cũng như chiến lược cho doanh nghiệp.
Chức vụ giám đốc vận hành là gì?
Về cơ bản, các vị trí CEO, CFO và COO khác nhau về vai trò cũng như nhiệm vụ mà họ đảm nhận trong một doanh nghiệp. Cụ thể:
● Giám đốc điều hành (CEO): Chịu trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh tổng thể của một doanh nghiệp và tiến hành báo cáo các hoạt động cho hội đồng quản trị.
● Giám đốc tài chính (CFO): Chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động liên quan đến tài chính của một doanh nghiệp và thực hiện báo cáo cho CEO.
● Giám đốc vận hành (COO): Chịu trách nhiệm trong việc giám sát các chức năng hành chính và hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp và cũng thực hiện báo cáo với CEO.
Tại các doanh nghiệp, COO được xem là một vị trí hỗ trợ đắc lực cho CEO. Do đó, họ sẽ đảm nhận rất nhiều vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Cụ thể như:
● Thực thi các chỉ đạo, chỉ thị của CEO và các lãnh đạo cấp cao. Đồng thời quản lý nguồn lực nhằm đảm bảo hiệu quả triển khai các mục tiêu, xây dựng giá trị cho các bên liên quan của doanh nghiệp.
● Xây dựng, phát triển và phân bổ các chiến lược, nhiệm vụ cho các cấp nhân sự. Cùng với đó là kết hợp với giám đốc nhân sự để xây dựng kế hoạch huấn luyện, điều chỉnh nhân sự phù hợp với các mục tiêu của công ty.
● Xây dựng kế hoạch thực hiện tiến độ vận hành doanh nghiệp theo mức độ ưu tiên dựa trên các yếu tố về nhu cầu tổ chức, khách hàng và nhân sự trong công ty.
● Duy trì, giám sát nhân sự trong quá trình vận hành, xây dựng động lực để thực hiện tốt mọi yêu cầu của tổ chức.
● Đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn được triển khai hiệu quả. Các công tác quản lý tài nguyên, phân phối hàng hóa và dịch vụ đảm bảo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp cũng như nhu cầu của khách hàng.
Vai trò của COO trong doanh nghiệp
Nhiệm vụ chính của giám đốc vận hành đó là thực hiện các công việc để đưa hoạt động của doanh nghiệp cũng như chức năng của từng bộ phận đi vào đúng “quỹ đạo”. Tại các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn cả về số lượng lẫn chất lượng, vai trò của COO lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của công ty. Theo đó, những công việc chính của giám đốc vận hành cụ thể như sau:
Như đã đề cập, giám đốc vận hành là người trực tiếp tiếp nhận thông tin nhiệm vụ, công việc từ phía giám đốc điều hành (CEO). Từ đó tiến hành triển khai các kế hoạch và mục tiêu chiến lược với bộ phận. Đồng thời giám sát, thực hiện từng công việc đã phân công cho các bộ phận.
Theo đó, nhiệm vụ chính của COO là phân chia việc làm cho bộ phận cấp dưới, xây dựng các kế hoạch đào tạo, huấn luyện, điều chỉnh nhân sự phù hợp với từng vị trí cũng như mục tiêu phát triển chung của công ty.
Giám đốc vận hành là người có nhiều kinh nghiệm thực chiến. Do đó, họ thường đảm nhận vai trò tham mưu, hỗ trợ cho các chiến lược đạt hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, COO cũng chịu trách nhiệm trực tiếp cho kết quả thực hiện những chiến lược trên. Sau khi kết thúc quá trình triển khai thực tiễn, COO sẽ có nhiệm vụ thống kê, báo cáo công việc và kết quả thực hiện lên cấp trên (CEO).
Với vai trò là một giám đốc vận hành, bạn có nhiệm vụ thúc đẩy, tạo động lực các nhân viên trong từng bộ cũng như phòng ban. Từ đó giúp họ thực hiện đúng các nhiệm vụ được giao, góp phần cải thiện năng suất lao động, gia tăng doanh thu và tạo động lực chung cho sự phát triển của toàn bộ công ty.
Công việc của giám đốc vận hành là gì?
COO sẽ là người trực tiếp nhận báo cáo, đánh giá từ các bộ phận trong doanh nghiệp. Dựa vào đó, họ sẽ đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm khắc phục những vấn đề, sự cố phát sinh liên quan đến sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Bên cạnh các hoạt động xây dựng, vận hành quy mô doanh nghiệp, giám đốc vận hành còn trực tiếp tham gia xây dựng các mối quan hệ nhằm tạo lợi nhuận cho tổ chức. Chẳng hạn như: liên kết, thúc đẩy mối quan hệ với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành; tham gia đầu tư các dự án mới; đấu giá, mua cổ phần doanh nghiệp; duy trì các mối quan hệ hợp tác bền vững giữa các nhà đầu tư, đơn vị cung cấp với doanh nghiệp, công ty, tổ chức.
Ngoài những nhiệm vụ chính kể trên, COO còn thực hiện một số công việc liên quan khác như:
● Mua sắm các loại nguyên vật liệu, vật tư, trang thiết bị, vận hành giám sát hiệu quả kho hàng của công ty.
● Thực hiện kiểm tra các dữ liệu liên quan đến tài chính, cải thiện ngân sách cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp.
● Thực hiện kiểm tra chất lượng của hoạt động sản xuất, hoạt động của bộ phận tuyển dụng, đào tạo nhân viên.
● Xây dựng kế hoạch gia tăng chất lượng của các loại sản phẩm/dịch vụ kinh doanh để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Những nhiệm vụ quan trọng của COO
Để ứng tuyển vào vị trí COO, bạn phải là một người tài năng với trình độ chuyên môn cao, có thâm niên làm việc trong nghề và trang bị nhiều kỹ năng mềm cần thiết. Hầu hết các đơn vị tuyển dụng giám đốc vận hành hiện nay đều đặt ra những yêu cầu như sau:
● Ứng viên tối thiểu phải tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị doanh nghiệp hoặc các lĩnh vực liên quan khác.
● Có 3 - 5 kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực quản lý hoạt động doanh nghiệp và tối thiểu 3 năm làm việc ở vị trí lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp có cùng quy mô.
● Có kiến thức và sự hiểu biết chuyên sâu về quản lý nhân sự, thiết lập quy trình cũng như áp dụng đánh giá quy trình.
Tiêu chí tuyển dụng COO tại các doanh nghiệp
Bên cạnh trình độ chuyên môn và thâm niên nghề nghiệp, ứng viên cần trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết để có thể làm tốt nhiệm vụ của một COO. Cụ thể:
Tất nhiên kỹ năng không thể thiếu của một COO đó là lập kế hoạch, phân tích chuyên môn cũng như giao nhiệm vụ cho bộ phận cấp dưới. Việc xây dựng kế hoạch một cách khoa học và phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận, phòng ban sẽ góp phần nâng cao hiệu suất của nhân viên trong quá trình làm việc.
Giao tiếp được xem là kỹ năng bắt buộc đối với các vị trí lãnh đạo cấp cao và chắc chắn không thể thiếu giám đốc vận hành. Kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ hỗ trợ cho việc trao đổi, tương tác, thuyết phục nhân viên mà còn giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với đối tác.
COO không phải là người “ôm” tất cả mọi công việc mà cần phải có kỹ năng sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để đảm bảo mỗi bộ phận, phòng ban đều có nhiệm vụ cũng như quyền hạn riêng. Thông qua quá trình triển khai công việc của các phòng ban, COO có thể nhìn ra được điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đưa ra đánh giá khách quan hơn.
Những kỹ năng quan trọng đối với một COO
COO chắc chắn phải có kỹ năng làm việc theo quy trình và độc lập, có khả năng xử lý công việc ở bất kỳ hoàn cảnh, trường hợp nào để đảm bảo hiệu quả cũng như tiến độ công việc.
COO phải luôn nhạy bén và linh hoạt để đưa ra hướng xử lý phù hợp trong mọi trường hợp có vấn đề phát sinh. Bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân xảy ra vấn đề, từ đó mới có cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.
Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là yếu tố luôn được đề cao đối với giám đốc vận hành. Bởi khối lượng công việc của COO rất lớn và họ luôn phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định quan trọng liên quan đến cả tổ chức. Do đó, tinh thần trách nhiệm cao sẽ góp phần thúc đẩy bản thân họ luôn nỗ lực để đảm bảo chất lượng công việc cũng như sự phát triển chung của công ty.
Nếu bạn đang mong muốn tìm được một việc làm lương cao thì giám đốc vận hành chính là một vị trí vô cùng lý tưởng. Bởi mức lương của giám đốc vận hành được xếp vào cấp bậc cao trên thị trường việc làm. Tùy vào thâm niên nghề nghiệp và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà thu nhập của COO sẽ có sự chênh lệch nhưng nhìn chung đều được đánh giá rất cao.
Mức thu nhập trung bình của COO hiện nay
Theo khảo sát của VietNamSalary và dựa trên dữ liệu mức lương được tổng hợp từ 21 mẫu việc làm đăng tuyển tại CareerViet, lương trung bình của COO hiện nay rơi vào mức 45.3 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất đối với COO có nhiều năm kinh nghiệm có thể lên đến 138 triệu đồng/tháng. Có thể nói đây là mức thu nhập khủng mà bất kỳ ai cũng mong muốn sở hữu.
Hiện nay, CareerViet.vn là một trong những website cung cấp thông tin tuyển dụng uy tín nhất trên thị trường việc làm. Khi truy cập vào đây, bạn có thể sử dụng công cụ lọc trên trang để tìm kiếm việc làm giám đốc vận hành theo lĩnh vực, ngành nghề và tỉnh thành tương ứng. Những thông tin được đăng tải trên CareerViet hoàn toàn đáng tin cậy và được xác nhận kỹ lượng. Do đó, các ứng viên có thể yên tâm tìm kiếm việc làm nói chung và việc làm COO nói riêng.
Ngoài ra, website CareerViet còn hỗ trợ khởi tạo CV theo ý thích. Bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế một chiếc CV “xịn sò” dựa vào các mẫu gợi ý sẵn có hoặc tự tạo tùy theo sở thích. Còn chần chừ gì nữa mà không nhanh tay truy cập CareerViet.vn ngay hôm nay để nhanh chóng “apply” vào công việc mà bạn yêu thích nhé!
Bài viết trên đây của CareerViet đã cung cấp toàn bộ những thông tin về công việc của giám đốc vận hành cũng như các kỹ năng, yêu cầu cần thiết khi ứng tuyển. Mong rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về vị trí cũng như ngành nghề này để có những định hướng phát triển nghề nghiệp cụ thể hơn trong tương lai.
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function