Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.

5 chiến lược giúp nhân viên trở thành nhà quản lý

Lượt xem: 13,661

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:

Sếp tôi đã có lần nói với tôi rằng mỗi người trưởng phòng mọi người đều có kế hoạch tìm nhân viên thay thế mình, bởi vì nếu họ được thăng chức cao hơn thì phải có người thay vào vị trí của họ.  Vì thế nếu hiện nay bạn đang đảm nhiệm vai trò của một trưởng phòng thì bạn nên hướng dẫn nhân viên của mình những kỹ năng lãnh đạo cơ bản để chuẩn bị họ cho vai trò mới.

Là một trưởng phòng, bạn không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn phải khơi gợi những kỹ năng lãnh đạo dành cho nhân viên của mình để họ phát triển sự nghiệp. Khi được trang bị những kỹ năng quản lý cần thiết, nhân viên có thể đưa ra được những quyết định tốt hơn, hỗ trợ đồng nghiệp và sẵn sàng cho bất cứ cơ hội nghề nghiệp nào đến với họ.

 

Nguồn: Internet

 

Tuy nhiên, việc phát triển nhân viên không phải là một việc một sớm một chiều mà cần có thời gian phù hợp. 5 chiến lược dưới đây sẽ có thể hữu ích cho nhân viên của bạn.

1. Hướng dẫn nhân viên cách mở rộng quan hệ trong công việc

Khi tôi bắt đầu chương trình quản trị viên tập sự, sếp hay dắt tôi đi đến nhiều sự kiện đến nỗi tôi lúc nào cũng ngán ngẩm. Tuy nhiên dần dần tôi đã học được cách bắt chuyện với người lạ, tự tin bắt đầu câu chuyện và yêu cầu những điều tôi mong muốn – khi thương lượng với các đối tác mới.

Và tôi nghĩ rằng đây là kỹ năng cần thiết cho tất cả các cấp lãnh đạo – vì thế bạn cần hướng dẫn nhân viên mở rộng mối quan hệ càng sớm càng tốt. Bạn có thể bắt đầu từ trong công ty, khuyến khích nhân viên họp mặt ăn uống sau giờ làm việc và kết thân hơn với những đồng nghiệp họ đã quen biết.

Khi nhân viên đã quen với các sự kiện nhỏ, bạn có thể hướng họ đến những sự kiện lớn hơn hoặc cử họ làm đại diện cho công ty ở các hội thảo/hội nghị. Họ sẽ tích lũy đủ những mối quan hệ cần thiết và hữu ích cho công việc sau này.

 

2. Tạo cơ hội để nhân viên tích lũy kinh nghiệm phù hợp

Khi bạn giao việc, hãy nghĩ đến những nhiệm vụ dành riêng cho từng nhân viên khi bạn đóng vai trò là trưởng phòng. Những kỹ năng này có thể xa lạ đối với nhân viên, nhưng cần thiết cho họ trong việc đảm nhiệm những vị trí cao hơn trong công ty. Sau đó, bạn hãy tìm cách để nhân viên bắt đầu tích lũy kinh nghiệm cho những kỹ năng này.

Ví dụ mỗi tháng tôi đều thuyết trình trước những nhân viên mới của công ty, giới thiệu với họ về công việc của bộ phận tôi đang làm. Đây là một công việc khá bình thường, nhưng hầu như nhân viên của tôi không ai làm cả. Để giúp họ có thêm kỹ năng nói trước công chúng, tôi đã yêu cầu họ thuyết trình lại phần tôi đã nói trước những bạn nhân viên mới sau đó.

Việc này cũng có thể được áp dụng cho những kỹ năng mà nhân viên của bạn chưa có kinh nghiệm nhiều như điều phối cuộc họp và quản lý dự án. Và vì công việc này liên quan đến việc quản lý những nhân viên khác, nhân viên được giao trọng trách quản lý sẽ phải đảm bảo mọi người thực hiện đúng việc, đạt đúng mục tiêu  và phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân có liên quan.

 

Nguồn: Internet

 

3. Cho phép nhân viên tự quản lý công việc dù họ còn non kém

Khi nhân viên cần sự hỗ trợ của bạn, họ sẽ tìm đến bạn, và bạn có thể làm thay họ hoặc hỗ trợ thông tin cần thiết để giúp họ hoàn thành công việc. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể làm thay nhưng để nhân viên phát triển tốt hơn thì bạn nên để họ tự vạch ra hướng đi cho mình khi gặp khó khăn.

Ví dụ khi nhân viên cần bạn giúp hoàn thành một file liên quan đến lĩnh vực tài chính, hãy giới thiệu nhân viên đến gặp trưởng bộ phận tài chính và họ sẽ tự trao đổi để hoàn thành công việc.

Tất nhiên điều này không có nghĩa là bạn sẽ bỏ mặc nhân viên và không làm gì cả. Hãy hướng dẫn họ tập thói quen chịu trách nhiệm cho công việc khi bạn không thể ở bên cạnh để hỗ trợ.

 

4. Hãy là người hướng dẫn

Nếu như bạn muốn giúp nhân viên tích lũy kỹ năng lãnh đạo, bạn nên xây dựng mối quan hệ trong đó bạn là người hướng dẫn và nhân viên là người được hướng dẫn. Và đây sẽ là công cụ hữu dụng để bạn  rèn giũa kỹ năng cho nhân viên.

Lúc tôi mới đi làm, sếp tôi yêu cầu nhân viên phải đọc một chương về lãnh đạo và quản lý, sau đó gặp nhau trong một buổi ăn trưa để thảo luận sâu hơn. Nhờ đó mà tôi đã tích lũy được nhiều ý tưởng cho hình mẫu lãnh đạo lý tưởng của mình, rồi thử nghiệm những kỹ năng này dù lúc đó tôi vẫn chưa ở cấp độ trưởng phòng.

Bạn không nhất thiết phải yêu cầu nhân viên đọc sách mà có thể trực tiếp gặp và trao đổi về mục tiêu nghề nghiệp, ý tưởng họ muốn tiến hành, hoặc những khó khăn họ đang đối mặt khi họ được giao quyền quản lý. Bạn có thể đưa ra nhiều lời khuyên và sự động viên kịp thời và cần thiết.

 

Nguồn: Internet

 

5. Khuyến khích tinh thần làm chủ công việc của nhân viên

Quan trọng hơn cả là dù bạn đã hướng dẫn nhân viên qua một quá trình dài nhưng họ sẽ không dùng được kỹ năng nào cả nếu như họ không được tin tưởng, được đánh giá cao và được xem là nhân tố coa tầm ảnh hưởng trong công ty. Hãy nghĩ xem nếu bạn yêu cầu nhân viên đưa ra những quyết định nhanh trí và đúng đắn nhưng bạn vẫn yêu cầu họ phải thông qua bạn trước khi làm bất cứ việc gì thì họ sẽ cảm thấy thế nào?

Việc trao quyền cho nhân viên phải bắt đầu từ việc bạn tin tưởng nhân viên và cho họ quyền tự quyết trong những trường hợp nhất định. Khi sếp đi công tác và tôi không thể liên lạc được với sếp trong tình huống khẩn cấp, tôi bắt buộc phải đưa ra quyết định dù chưa chắc chắn 100% trong lúc đó. Kết quả là tôi đã dần tự tin hơn sau đó, dù tôi cũng phải nếm trải một ít bài học qua nhiều việc xảy ra.

Điều này cũng có nghĩa là bạn nên lắng nghe và thực hiện ý tưởng của nhân viên hoặc cho họ thêm ít thời gian riêng tư để tiến hành một dự án thử nghiệm của riêng họ mà họ nghĩ rằng có thể tăng doanh số cho công ty. Khi nhân viên cảm thấy gắn bó với công ty, họ sẽ thể hiện tốt để trở thành nhà quản lý.

Nguồn : Nguồn: The Muse

Bài viết cùng chuyên mục "Nghệ thuật quản lý"

Xem thêm

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Feedback