Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.

Mẹo năm mới: Cách đàm phán lương hiệu quả

Lượt xem: 5,870

Đàm phán lương không nên là chiến thắng một chiều, mà nên mang lại kết quả cân bằng "win - win" cho cả hai bên. Việc đạt được thỏa thuận về mức lương giúp cả bạn và ứng viên đều cảm thấy được trân trọng và đền bù xứng đáng. Để làm được điều đó, cần lập kế hoạch cẩn thận và có chiến lược.

Điều đầu tiên cần ghi nhớ: các cuộc thảo luận về lương cần bắt đầu từ góc nhìn tôn trọng. Với tư cách là người tuyển dụng, đàm phán lương một cách chiến lược là điều quan trọng đối với sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Nhưng suy cho cùng, việc của bạn là tuyển dụng được nhân sự phù hợp. Vì vậy, thương lượng được mức lương hợp lý để ứng viên tiềm năng hài lòng sẽ đảm bảo công việc của bạn thành công.

1. Thiết lập mức lương

Đối với mỗi vị trí đang tuyển dụng, hãy đảm bảo có sàn và trần lương để định hướng phương pháp đàm phán lương. Mức thấp nhất vẫn phải phù hợp với tiêu chuẩn ngành và đủ hấp dẫn đối với ứng viên của bạn. Nhớ rằng ứng viên của bạn sẽ đối chiếu lương của các công ty đối thủ bằng các nguồn thông tin khác nhau để xác định mức lương nền và mức lương có thể thương lượng.

2. Hãy rành mạch nhưng không gây phương hại

Các ứng viên muốn rõ ràng về mức lương để biết được đánh giá của bạn đối với giá trị mà họ mang lại, mức lương mà bạn thấy chấp nhận được, và hơn cả, là mức lương đó có khiến họ thấy chấp nhận được hay không. Làm thế nào để đáp ứng mong mỏi của họ mà không vượt quá khả năng tài chính của công ty? Hãy hỏi trước xem các ứng viên đang tìm kiếm hay mong đợi những lợi ích gì, với khoảng thu nhập là bao nhiêu. Hầu hết mọi người đều trả lời cởi mở về điều họ thực sự muốn. Đó sẽ là căn cứ để bạn đánh giá được mức thu nhập mà mình có thể trả lời ứng viên.

3. Đặt con người lên hàng đầu, con số thứ hai

Làm thế nào để vị trí đang tuyển trở nên hấp dẫn ứng viên trước cả khi bắt đầu thương lượng lương? Hãy hiểu điều gì quan trọng đối với ứng viên của bạn - lương thưởng, kỳ nghỉ, bảo hiểm sức khỏe, hay tính linh hoạt trong môi trường làm việc? Hãy tạo ra một gói quyền lợi mà cả bạn và ứng viên đều cảm thấy ổn. Thậm chí, có những vị trí có thể cho phép làm việc tại nhà, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty.

Một số công ty sử dụng các gói chăm sóc sức khỏe cao cấp như một lợi ích thêm vào với những nhân sự quản lý cấp cao hoặc có đóng góp quan trọng.

Một số công ty khác, sẽ sử dụng các gói du lịch cao cấp trong nước và nước ngoài như một phần thưởng đối với các nhân viên có thành tích tốt.

4. Lợi ích thêm về tiền thưởng

Trong trường hợp ứng viên thật sự hấp dẫn và bạn không được phép phá vỡ rank lương của công ty, hãy xem xét về một lời đề nghị hấp dẫn mà không dính dáng đến lương cơ bản. Đó là tiền thưởng hiệu suất hoặc cổ phiếu của công ty cho những mốc thành tựu quan trọng. Tất nhiên bạn phải tính đến những lựa chọn này trước khi thương lượng lương, để lãnh đạo có thể phê duyệt. Và bản thân bạn cũng mường tượng được tổng thể giá trị của gói lợi ích.

Một lưu ý nhỏ là nên để ứng viên có thời gian xem xét, cân nhắc những đề xuất của bạn. Hãy sẵn sàng trả lời câu hỏi và xem xét lại lời đề nghị trong thời gian chờ.

Cho mọi người thời gian để xử lý đề nghị và đừng quá thúc giục ứng viên. Hãy để ứng viên cảm nhận được thành ý: “Tôi biết bạn đã nhận rất nhiều thông tin cùng lúc trong cuộc phỏng vấn. Vì thế tôi sẽ hỗ trợ bạn trong suốt quá trình, nếu bạn có thắc mắc hay cần làm rõ vấn đề gì. Nếu bạn cần suy nghĩ thêm về mức lương và đề nghị này, hãy suy nghĩ và liên hệ lại với chúng tôi trong vài ngày tới”.

Nguồn : CareerViet

Bài viết cùng chuyên mục "Cẩm nang tuyển dụng"

Xem thêm

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Feedback