Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 38,144
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Những thói quen giao tiếp cẩu thả nơi công sở đôi khi gây cho bạn những hậu quả hết sức nặng nề, thậm chí nó chặn cả con đường tiến thân của bạn. Hãy thử xem mình có mắc phải những thói quen xấu sau không. Nếu có, tất nhiên nên bỏ càng sớm càng tốt.
Có thể bạn đã từng làm như vậy. Bạn chỉ liên lạc với anh A. khi cần nhờ anh ấy xin việc hộ. Bạn chỉ hỏi thăm chị B. khi muốn nhờ chị tìm giúp tài liệu hiếm,… Giữa những “giai đoạn cần” đó, bạn thường không có liên lạc gì, thậm chí không thèm trả lời thư từ hay điện thọai hỏi thăm họ.
Chắc chắn những người trước đây đã nhiệt tình giúp bạn, giờ sẽ cảm thấy đang bị lợi dụng. Họ dần trở nên khép mình, cảnh giác với bạn. Họ cũng chẳng hơi đâu nhiệt tình giúp đỡ những người vô ơn. Và bạn sẽ bị loại khỏi bộ nhớ của họ không thương tiếc.
Thói xấu này ngày càng trở nên phổ biến, nhất là khi cuộc sống ngày càng bận rộn. Bạn đang vi phạm quy luật của cuộc sống văn minh đấy. Thói quen giao tiếp cẩu thả này đôi khi sẽ lấy đi của bạn những cơ hội lớn trong đời. Giả dụ có một đối tác lớn rất quan tâm đến doanh nghiệp của bạn, nhưng bạn thờ ơ không đáp lễ. Tất nhiên, họ sẽ quên ngay bạn, thị trường rộng lớn mà.
Những người có thói xấu này thường xuyên quên nói “cảm ơn” hoặc “làm ơn” khi nhận hoặc yêu cầu điều gì. Những phép giao tiếp căn bản này thường bị lãng quên bởi rất nhiều lý do: con người ta quá bận rộn, không được dạy dỗ căn bản hoặc có tư tưởng là mình xứng đáng được yêu cầu người khác.
Đã có nhiều trường hợp phải trả giá đắt cho sự không biết lắng nghe này. Một trong những hậu quả của việc không biết lắng nghe là không biết đặt câu hỏi, cứ nín thinh không thể hiện việc mình có đồng ý với ý kiến của khách hàng hay không. Khi giao tiếp, không biết lắng nghe sẽ dẫn đến việc thông tin sai lệch, mất đi nhiều cơ hội và làm giảm năng suất vì còn phải vừa làm vừa sửa sai. Không những thế, trong giao tiếp với cấp trên, nếu bạn tỏ ra không biết lắng nghe, sếp sẽ đánh giá bạn là thiếu năng lực, hoặc không có ý thức cầu tiến.
Có những người còn cố tình nói dối, còn những người khác thì chỉ “nói dối chút chút”. Dù nói dối ít hay nhiều thì hậu quả của nó đều không hay, hoặc làm hại người khác, hoặc làm hại mình.
Việc nói dối chỉ có thể thông cảm được trong trường hợp bất khả kháng, hoặc khi nó không gây hại cho ai.
Tuy nhiên, trong giao tiếp với đồng nghiệp, hay hơn cả vẫn là nói thật, nhưng nói thật một cách khéo léo, nhạy cảm, không làm tổn thương người khác.
Có những người thường xuyên thốt ra những lời chê bai tiêu cực về mọi thứ: chê công việc, chê không khí công sở, chê sếp, chê đồng nghiệp,… Hãy thử tưởng tượng, bạn có hứng thú làm việc không nếu người ngồi cạnh bạn cứ luôn miệng chê bai mọi thứ.
Buổi sáng mà cứ phải nghe những câu kiểu như “tôi ghét…”, “thằng điên ấy…”, “chán nhỉ”, “sếp làm sao í nhỉ…”, chắc ngày làm việc sẽ trở thành địa ngục.
Nguồn: (Theo Dân Trí)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này