Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 28,400
Một lớp học cử nhân tài năng tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM. |
Điều kiện học tập tốt hơn nhưng phương pháp đào tạo vẫn cũ, chương trình học quá nặng, thiếu thực tế khiến nhiều sinh viên thiếu hẳn sự sáng tạo, khó đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng
“Trong những năm qua, một số sinh viên (SV) chương trình kỹ sư tài năng của Trường ĐH Bách khoa TPHCM đến thực tập, làm luận án tốt nghiệp tại Petech đã thể hiện năng lực bình thường so với các SV hệ đại trà”. Ông Phan Trí Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Petech, đã nhận xét như vậy về “đầu ra” của chương trình đào tạo kỹ sư tài năng.
Học nhiều nhưng không thực tế
Có lẽ vì vậy mà nhiều SV dù mang mác “tài năng” nhưng khá vất vả trên đường tìm việc. Nhiều tháng sau khi tốt nghiệp cử nhân tài năng ngành vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, Nguyễn Linh phải nhiều lần rao tin nhận làm gia sư trên mạng vì không tìm được việc làm. “Rất ít bạn tốt nghiệp cùng khóa với em làm đúng chuyên ngành, đa phần chuyển sang lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh hoặc buôn bán”- Linh cho biết. Còn riêng Linh, sau nhiều tháng vất vả tìm việc, em đã được nhận làm... chuyên viên giám sát tại sân bay Tân Sơn Nhất, một việc không liên quan gì đến ngành học.
Linh cho biết chương trình quá nặng về lý thuyết, SV rất ít thực hành, khi ra trường rất khó đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng. Còn Lê Trung, kỹ sư tài năng ngành công nghệ thông tin, bộc bạch: “Chương trình học rất nặng nhưng lại lan man. Em được học rất nhiều thứ từ lập trình, công nghệ tri thức, mạng, ADSL..., nhưng lại không học sâu nên khi ra trường bị thất thế so với các bạn học lớp thường”.
Cơ hội nghề nghiệp càng khó khăn gấp bội đối với cử nhân tài năng ngành khoa học xã hội. Phương Hà, một cử nhân tài năng ngành lịch sử, cho biết: “Em phải học nhiều hơn các SV lớp thường gần 100 đơn vị học trình nên rất vất vả, không có thời gian học thêm ngoại ngữ. Ra trường, công ty nào cũng đòi hỏi phải thành thạo tiếng Anh nên em không đáp ứng được”.
Nhiều ngành khó tìm việc
Lý giải tình trạng trên, TS Lê Hữu Phước, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, cho rằng: “Ngành ngữ văn Anh và Đông Phương học còn có thể lấy khả năng ngoại ngữ làm tiêu chí đánh giá, nhưng ngành lịch sử quả thực rất khó vì không thể lấy điểm học thuộc bài để chứng tỏ khả năng. Riêng ngành văn học cũng chỉ có thể đánh giá tương đối. Do vậy, cử nhân tài năng văn học, lịch sử rất khó xin việc”. Còn TS Nguyễn Kim Quang, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho biết qua 3 khóa tốt nghiệp, gần 1/2 SV đã nhận được học bổng du học nước ngoài, nhiều em học tiếp sau ĐH, một số được giữ lại trường... Tuy nhiên, TS Quang cũng thừa nhận, một số chuyên ngành như vật lý, SV ra trường vẫn khó tìm việc phù hợp, hầu hết phải học thêm chuyên ngành khác mới có cơ hội tìm được việc làm.
Chương trình cử nhân tài năng vì thế ngày càng kém thu hút SV. TS Trương Chí Hiền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho biết dù số thí sinh đạt điểm 21 trở lên tại ĐH Bách khoa khá cao nhưng vẫn không đủ SV giỏi cho chương trình kỹ sư tài năng. Theo TS Nguyễn Kim Quang, một số SV còn ngại tham gia vào lớp cử nhân tài năng vì chương trình đòi hỏi SV có sự đầu tư cao, chuyên cần. Thực tế, nhiều SV đã chuyển sang lớp đại trà vì chương trình học quá nặng. Đơn cử ngành lịch sử, đầu vào khóa 2004- 2008 có 20 SV, tốt nghiệp chỉ còn 6 SV.
Vẫn tăng chỉ tiêu, mở thêm ngành học
Dù còn nhiều hạn chế nhưng hằng năm, các trường vẫn tăng chỉ tiêu tuyển sinh và mở thêm ngành học. Năm 2006, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM tuyển 90 SV cho 3 ngành, đến năm 2008 tuyển 110 SV cho 4 ngành. Tương tự, Trường ĐH Bách khoa TPHCM từ 160 SV cho 4 ngành, năm đã tăng lên 194 SV cho 5 ngành, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM từ 80 SV tăng lên 94 SV... Sắp tới, một số trường cho biết sẽ mở thêm nhiều ngành nữa. Trong khi đó, mức đầu tư cho SV tài năng gấp 3 lần so với SV đại trà (15 triệu đồng/SV/năm). Dự kiến, năm 2009, chi phí đầu tư của ĐH Quốc gia TPHCM cho chương trình này lên tới 16 tỉ đồng.
Có nên duy trì, mở rộng? Theo ông Phan Trí Dũng, dù điều kiện học tập của cử nhân tài năng tốt hơn nhưng phương pháp đào tạo vẫn như cũ, chương trình học quá nặng, thiếu thực tế đã tạo nên hiệu ứng ngược, nhiều SV ra trường thiếu sự đam mê tri thức và thiếu vắng sự sáng tạo. “Theo tôi, không nên duy trì chương trình đào tạo cử nhân – kỹ sư tài năng. Chương trình dạng chọn lọc này, nếu có, nên tổ chức ở các bậc sau ĐH hoặc giới hạn ở một vài ngành đặc thù”- ông Dũng đề nghị. |
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Nhân viên hành chính văn phòng | Tuyển dụng Bảo Lộc | Kỹ sư công nghệ thông tin | việc làm tại nhà thủ công tphcm | bệnh viện thu cúc tuyển dụng | bhx tuyển dụng | việc làm cho người lớn tuổi tại biên hòa
Nguồn: Theo NLĐ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này