Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 21,908
Nếu bạn là người đang tìm kiếm cho mình một công việc mới thì có lẽ điều làm cho bạn sợ đầu tiên sẽ là cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Còn nếu hiện tại bạn đã có công ăn việc làm rồi thì có lẽ điều làm cho bạn sợ là những giờ làm việc dài đăng đẳng nhưng không hiệu quả.
Tuy nhiên điều làm cho các nhân viên sợ hãi có liên quan đến các mối quan hệ trong môi trường làm việc của họ. Theo kết quả của một số cuộc nghiên cứu thì hầu hết các nhà quản trị thường mất 1/5 thời gian hoặc hơn nữa là khỏang 7 giờ trong một tuần để giải quyết các vấn đề xung đột trong nội bộ doanh nghiệp.
Các nhà quản trị có thể hạn chế tối thiểu các bất hòa trong môi trường doanh nghiệp nếu họ hiểu rõ bản tính của từng nhân viên, họ có thể ngăn chặn các trường hợp này ngay khi nó còn là mầm móng.
Một vài ví dụ điển hình như: một số ít nhân viên trong công ty mà chúng ta vẫn hay thường gọi là “Ma cũ”, thì những con “ma cũ” này thường bắt nạt các “Ma mới” khi những người này chập chững vào nghề trong những khỏang thời gian đầu. Những con “ma cũ” này luôn làm cho các đồng nghiệp của mình cảm thấy rất căng thẳng trong môi trường doanh nghiệp mới.
Nhưng đừng vội đánh giá họ quá sớm vì đôi khi thái độ của những “nhân” này xuất phát nhằm mục đích tự bảo vệ chính mình như một lớp vỏ bọc hoặc họ có những nỗi bi quan khi phải đối đầu với những ông sếp quá kinh hòang mà họ đã từng trải.
Đây là một trong số những vấn đề khá nhạy cảm trong hầu hết các môi trường doanh nghiệp, nhưng nếu chúng ta cùng đưa các vấn đề này ra để mổ xẻ thì đây thực sự không phải là một ý kiến hay cho cả những nhà quản trị và nhân viên của mình. Việc phân tích tìm hiểu nguyên nhân có thể sẽ trở nên vô ích nếu chẳng ai chịu nhận mình là sai!
Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu thì các nhà khoa học nghiên cứu về hành vi cho rằng hầu hết chúng ta đều tồn tại “một số quan điểm thiên vị” chỉ biết dựa vào cảm tính cá nhân mà không phân tích rõ ràng sự việc từ hai phía. Một số người thì cho rằng sự việc xảy ra là do sự tác động của bên ngòai còn một số khác thì cho là do tác động của bên trong.
Ví dụ: Trong khi một ông sếp nghĩ rằng nhân viên của mình báo cáo trễ nguyên nhân là do anh ta lười biếng hoặc quản lý thời gian không tốt thì nhân viên này lại cho rằng mình thực hiện báo cáo trễ là vì không có sự hướng dẫn rõ ràng và không nhận được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp cho một vấn đề khó khăn.
Phê bình nhân viên là điều mà xảy ra ở hầu hết các doanh nghiệp. Khi một nhân viên bị phê bình, có thể anh ta sẽ lắng nghe và sau đó là làm mọi thứ như những gì mà sếp anh ta muốn nhưng liệu anh ta có vui hay không hay anh ta chỉ làm việc cho vừa lòng sếp và cuối cùng thì kết quả chẳng đi tới đâu cả.? Điều này thật sự không cần thiết, phê bình có thể làm cho nhân viên cảm thấy bị mất mặt, và đến một lúc nào đó khi cơ hội đến là họ sẽ “biến” khỏi công ty ngay, điều này đôi khi sẽ là một thiệt hại cho doanh nghiệp.
Vậy họ cần gì? Hầu hết các nhân viên đều muốn có được sự bình đẳng trong môi trường làm việc, do đó là một nhà quản lý bạn cần có một chút kiến thức về quản lý nhân sự để có thể hiểu rõ và điều hành nhân viên của mình một cách tốt nhất. Hầu hết các nhân viên đều mong muốn bình đẳng trong công việc, họ muốn được tưởng thưởng cho những thành tích mà họ đạt được.
Theo Louis V. Imundo, tác giả của cuốn The Effective Supervisor''s Handbook, ông cho rằng nhân viên thường quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề sau:
• Mất đi sự tự do trong công việc
• Mất đi cơ hội để thực hiện một việc gì đó.
• Bị căng thẳng
• Công việc quá đơn điệu
• Các chính sách của công ty
• Giờ làm việc thì quá dài.
Và bên cạnh đó thì có một số “phần thưởng” mà họ mong nhận được là:
• Tiền lương
• Hoa hồng
• An tòan lao động
• Cơ hội học hỏi
• Các thử thách trong công việc
• Lịch làm việc linh động
• Tổ chức công việc thật tốt và hòan hảo.
Miễn là các nhân viên hiểu rằng các phần thưởng mà họ nhận được hòan tòan xứng đáng với những giá trị mà họ mang lại thì họ sẽ tiếp tục hăng say họat động và nâng cao năng suất.
Để tiếp tục duy trì nhân viên gắn bó với tổ chức, một số công ty còn tăng lương, tạo ra nhiều cơ hội và thử thách trong công việc làm cho người nhân viên luôn cảm thấy thật hứng thú và thỏai mái khi làm việc. Khi mức độ phê bình giảm xuống thì hầu hết mọi người đều cảm thấy rất vui vẻ và phấn khởi trong công việc.
Hầu hết các nhân viên bị phê bình thì thường có một số biểu hịên chống đối sau:
• Đến trễ - Về sớm
• Ăn trưa thì lâu hơn bình thường
• Nghỉ việc liên tục
• Viện cớ bị bệnh để nghỉ làm
• Gọi phone cá nhân thường xuyên hơn
• Và điều dễ thấy nhất là họ không nhiệt tình trong công việc.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mà ta vẫn thường quen gọi với một mỹ từ như “mắng yêu”, ví dụ như có một số nhân viên luôn làm việc rất muộn và sẳn sàng đi xa hàng mấy mươi cây số để đến sở làm để rồi chỉ mong được nghe sếp “phê bình” là “sao em làm việc muộn quá vậy, về nghỉ ngơi đi” hay là “ đi làm mà xa thế kia cũng chịu được à!”
Và có một số trường hợp bạn phải phê bình một cách đúng nghĩa của nó đối với những kẻ không bao giờ nhận ra mình làm sai nếu chẳng ai nói với họ điều đó.
Và bí quyết nằm ở chỗ là bạn phải thực sự công chính liêm minh, nghĩa là bạn phải thật lịch sự khi muốn phê bình một ai đó, nếu người nào đó thật sự có lỗi thì hãy nhắc nhở họ thật khéo léo, và ngược lại, hãy để cho họ biết rằng họ đang làm việc rất tốt bằng cách cám ơn vì những gì mà họ đã làm và chúc mừng khi họ thành công trong công việc.
Hãy học tập và tạo cho mình những mối quan hệ thật tốt trong công việc bạn nhé, chúc bạn thành công!
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Tìm việc làm Thái Bình | Tìm việc gia sư | Tuyển dụng nhân viên bảo vệ | việc làm 43 | tìm việc làm ở đà nẵng không cần bằng cấp | isuzu tuyển dụng | việc làm giờ hành chính tại dĩ an bình dương | tuyển dụng lg display | công ty chingluh bình minh tuyển dụng
Nguồn: HRVietnam - Theo Fabjob
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này