Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 10,053
Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!
Cuộc phỏng vấn xin việc là cơ hội để bạn thể hiện bản thân - Nguồn: Freepik
Để có được một buổi phỏng vấn thành công, việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước cuộc phỏng vấn là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn chuẩn bị hoàn hảo cho buổi phỏng vấn sắp tới:
Nhiều ứng viên thường gặp những câu hỏi phỏng vấn phổ biến như "Hãy giới thiệu về bản thân" hay "Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?". Để có câu trả lời ấn tượng và tự tin, hãy dành thời gian viết ra câu trả lời của bạn, sau đó luyện tập và ghi âm lại. Việc này giúp bạn:
- Sắp xếp ý tưởng: Viết ra là một cách hiệu quả để sắp xếp ý tưởng, giúp bạn trình bày câu trả lời một cách logic, rõ ràng và dễ hiểu.
- Luyện tập trôi chảy: Luyện tập nhiều lần giúp bạn nói trôi chảy và tự tin hơn, giảm thiểu tình trạng vấp, lặp lại, từ đó tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng.
- Nhận phản hồi: Ghi âm lại và lắng nghe để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu khi trả lời những câu hỏi phỏng vấn đã chuẩn bị và điều chỉnh lại cho phù hợp.
>> Xem thêm:
10 điều "vàng" cho người chuẩn bị phỏng vấn
Những điều cần chuẩn bị khi đi xin việc
Luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn phổ biến để thể hiện sự tự tin và khả năng giao tiếp tốt - Nguồn: Freepik
Tìm kiếm việc làm đòi hỏi sự chủ động và kiên trì. Đừng ngại khám phá mọi con đường tiềm năng, từ những mối quan hệ cá nhân đến các kênh tuyển dụng trực tuyến. Bạn hãy:
- Mở rộng mạng lưới quan hệ: Tham gia các sự kiện ngành, kết nối với bạn bè, đồng nghiệp cũ và tận dụng các mối quan hệ để tìm kiếm cơ hội việc làm lý tưởng.
- Tìm kiếm việc làm trực tuyến: Bạn có thể tìm kiếm việc làm trên các trang web tuyển dụng uy tín, website công ty và trên các trang mạng xã hội.
- Thể hiện sự chủ động: Tìm kiếm thông tin liên lạc và liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng để thể hiện sự quan tâm và mong muốn ứng tuyển của bản thân.
>> Xem thêm:
Kỹ năng xây dựng quan hệ mới
Xây dựng mối quan hệ trong công sở
Dành thời gian nghiên cứu kỹ càng về công ty, vị trí ứng tuyển và nhà tuyển dụng trước mỗi buổi phỏng vấn là một bước vô cùng quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng tốt và tăng cơ hội thành công. Việc này mang lại nhiều lợi ích thiết thực như sau:
- Thể hiện sự quan tâm: Hiểu rõ về công ty và vị trí chứng tỏ bạn đã dành thời gian tìm hiểu và thực sự quan tâm tới công việc này.
- Chuẩn bị câu hỏi thông minh: Đặt câu hỏi thể hiện sự hiểu biết và mong muốn tìm hiểu thêm về công ty.
- Tạo ấn tượng tốt: Trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách tự tin và chuyên nghiệp là cách gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Chuẩn bị trang phục phù hợp: Trang phục chỉnh tề, gọn gàng thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc đối với công ty và vị trí bạn đang ứng tuyển, đồng thời tạo thiện cảm với người đối diện.
- Tham gia phỏng vấn đúng giờ: Đúng giờ là một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc cần thiết, thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng nhà tuyển dụng và trách nhiệm của bạn với cơ hội ứng tuyển.
- Tắt chuông điện thoại: Một trong những hành động đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết là tắt chuông điện thoại và các thiết bị điện tử khác trong suốt quá trình để tránh gây xao nhãng trong khi phỏng vấn.
- Thể hiện thái độ tích cực: Giữ thái độ tự tin, lạc quan và thể hiện sự đam mê với công việc và để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí này của công ty.
Sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn đã sẵn sàng cho buổi phỏng vấn quan trọng. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, hãy lưu ý những bí quyết sau đây trong buổi phỏng vấn:
Nhiều người cho rằng việc nhận được lời đề nghị chỉ đơn giản là kết quả của sự phù hợp giữa ứng viên và công việc. Tuy nhiên, bí quyết thành công nằm ở cách bạn tư duy và hành động trong suốt quá trình phỏng vấn.
Nhắm đến mục tiêu cao nhất
Thay vì chỉ tập trung vào việc "có được công việc", hãy đặt mục tiêu nhận được lời đề nghị cho bất kỳ vị trí nào bạn ứng tuyển. Ngay cả khi bạn cảm thấy đây không phải là "sự lựa chọn hoàn hảo" và không có ý định làm việc lâu dài thì cũng hãy nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu này.
Lợi ích của việc nhận được lời đề nghị
- Tăng giá trị bản thân: Việc nhận được lời đề nghị cho thấy bạn là ứng viên tiềm năng và sở hữu những phẩm chất phù hợp với yêu cầu của công việc.
- Tăng cường vị thế đàm phán: Khi có cho mình nhiều sự lựa chọn, bạn sẽ tự tin hơn trong việc thương lượng mức lương, phúc lợi và các điều kiện khác với nhà tuyển dụng.
- Mở ra cơ hội mới: Việc nhận được lời đề nghị từ nhiều công ty khác nhau sẽ tạo điều kiện cho bạn so sánh và lựa chọn vị trí phù hợp nhất với sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của mình.
>> Xem thêm: Để thành công trong buổi phỏng vấn
Thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp trong buổi phỏng vấn - Nguồn: Freepik
Ngay từ giây phút nhìn thấy bạn, nhà tuyển dụng sẽ so sánh bạn với những ứng viên khác. Điều này không nên khiến bạn sợ hãi, thay vì lo lắng về việc bị so sánh với người khác, hãy tập trung vào việc thể hiện những điểm mạnh và giá trị mà bạn có thể mang đến cho công ty, tự tin thể hiện bản thân và cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí này.
Ví dụ: Trong lĩnh vực tài chính, các nhà tuyển dụng thường sẽ đặt bạn vào thế khó, cố tình gây áp lực và đánh giá cách bạn phản ứng dưới áp lực. Nhiều người trong số họ đặt những câu hỏi hóc búa như "có bao nhiêu quả bóng bàn có thể chứa trong tòa nhà?" hoặc "cần bao nhiêu trạm xăng để phục vụ cho người dân ở thành phố Hồ Chí Minh?"
Nhà tuyển dụng không tìm kiếm câu trả lời đúng; họ đang quan sát và đánh giá cách bạn tiếp cận và giải quyết vấn đề. Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn có thể suy nghĩ logic, đưa ra lập luận hợp lý và giải thích ý tưởng của mình một cách rõ ràng hay không.
Câu trả lời ấn tượng là điều quan trọng, nhưng bạn cũng cần thể hiện sự tự tin và thoải mái trong suốt buổi phỏng vấn. Một ứng viên tự tin sẽ thu hút nhà tuyển dụng và tạo ấn tượng tốt đẹp hơn.
>> Xem thêm: Mẹo kiểm soát cảm xúc trong buổi phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng mong muốn được biết những thông tin cụ thể thay vì những lời mô tả chung chung. Thay vì chỉ nói rằng bạn "tham gia rất nhiều câu lạc bộ trong khi vẫn cân bằng được khối lượng học tập", hãy thể hiện điều đó bằng ví dụ cụ thể:
Ví dụ: "Năm 3 đại học, tôi được bầu làm Phó Chủ tịch Hội sinh viên, quản lý ngân sách 52 triệu VND cho nhà trường trong khi vẫn cân bằng được việc học và đạt được sinh viên 5 tốt".
Nhiều ứng viên thường liệt kê trách nhiệm công việc thay vì những thành tích nổi bật khi làm công việc đó. Tuy nhiên, điều mà nhà tuyển dụng thực sự quan tâm là những gì bạn đã đạt được, những giá trị mà bạn có thể mang đến cho công ty.
Ví dụ: Thay vì nói rằng bạn đã "trả lời yêu cầu của khách hàng", hãy giải thích cách bạn "giúp gia tăng doanh thu từ 50 triệu VND lên 100 triệu VND bằng cách phối hợp với quản lý khách hàng hai lần mỗi tuần."
Điều này cũng áp dụng cho hồ sơ xin việc của bạn. Nhiều người liệt kê trách nhiệm công việc của họ thay vì những gì nhà tuyển dụng thực sự chú ý là thành tích bạn đạt được khi làm việc.
>> Xem thêm: Thể hiện giá trị công việc trong buổi phỏng vấn
Nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi liên quan đến chuyên môn để đánh giá kiến thức, kỹ năng và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế của ứng viên.
Sau đây là một lời khuyên vô cùng giá trị: "Các câu hỏi kiến thức chuyên môn chỉ là bài kiểm tra. Trả lời đúng sẽ không đảm bảo giúp bạn được nhận việc, nhưng trả lời sai có thể khiến bạn bị loại."
Vì vậy, Để tự tin vượt qua phần phỏng vấn này, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Một trong những bước quan trọng là chuẩn bị các câu hỏi về kiến thức chuyên môn có thể xuất hiện.
- Dự đoán các câu hỏi: Nghiên cứu kỹ lưỡng mô tả công việc, yêu cầu kỹ năng liên quan đến kiến thức chuyên môn của vị trí bạn mong muốn ứng tuyển để chuẩn bị trước những câu hỏi có thể xuất hiện.
- Học hỏi từ kinh nghiệm: Tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước và ghi chép lại các câu hỏi phỏng vấn để trau dồi kiến thức.
- Giữ bình tĩnh và suy nghĩ logic: Nếu gặp câu hỏi khó, bạn cần giữ bình tĩnh, phân tích vấn đề và đưa ra các giải pháp khả thi, hiệu quả nhất cho vấn đề.
- Thể hiện thái độ tích cực: Ngay cả khi không biết câu trả lời, hãy thể hiện tinh thần ham học hỏi và tìm cách giải quyết câu hỏi.
>> Xem thêm:
Đâu là những câu hỏi khó bất ngờ trong buổi phỏng vấn?
10 câu hỏi giúp bạn làm chủ cuộc phỏng vấn
Bạn đã hoàn thành xuất sắc buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, hành trình chinh phục vị trí mơ ước vẫn chưa kết thúc. Để ghi điểm ấn tượng với nhà tuyển dụng và tăng khả năng thành công, hãy thực hiện những bước sau đây sau khi kết thúc buổi phỏng vấn:
Sau khi hoàn thành buổi phỏng vấn, đừng quên gửi email cảm ơn trong vòng 24 giờ sau buổi phỏng vấn để ghi điểm ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp, lịch sự và lòng biết ơn vì đã dành thời gian cho bạn. Bằng cách áp dụng những bí quyết này, bạn có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và tăng khả năng nhận được công việc mơ ước.
Ví dụ: Email gửi lời cảm ơn bằng tiếng anh sau buổi phỏng vấn
Dear [Tên giám đốc tuyển dụng],
I would like to express my sincere gratitude for taking the time to interview me for the [Tên vị trí] position yesterday.
After meeting with you and your team, I am even more confident that my skills in [Kỹ năng 1] and [Kỹ năng 2], along with my passion for [Ngành nghề], would make me a valuable asset to your team. I was truly fascinated by the projects we discussed regarding [Mục tiêu công ty], and I am eager to contribute to [Tên công ty]''s success.
I was particularly impressed by [Điều gì bạn ấn tượng trong buổi phỏng vấn], and I am confident that my [Kỹ năng của bạn] will allow me to quickly adapt to the company''s fast-paced environment. If you have any further questions, please do not hesitate to contact me.
Thank you again for your time and consideration.
Sincerely, [Tên bạn]
>> Xem thêm: 5 quy tắc tối quan trọng khi gửi email tìm việc
Chủ động theo dõi kết quả phỏng vấn bằng cách liên hệ lại sau 1-2 tuần nếu bạn chưa nhận được phản hồi. Luôn giữ thái độ lịch sự, chuyên nghiệp và cầu tiến với nhà tuyển dụng, thể hiện sự quan tâm và mong muốn được làm việc trong công ty.
Luôn giữ cho mình thái độ tích cực và lạc quan - Nguồn: Freepik
Giữ tinh thần lạc quan sau phỏng vấn là vô cùng quan trọng, tin tưởng vào năng lực và khả năng của bản thân. Quá trình tuyển dụng có thể mất thời gian, vì vậy bạn hãy tận dụng thời gian này để tiếp tục học hỏi, trau dồi kỹ năng và kiến thức để chuẩn bị cho những cơ hội tiếp theo nhé.
Hãy luôn sẵn sàng chuẩn và nắm bắt những cơ hội để thể hiện kiến thức, kinh nghiệm cũng như sự phù hợp của mình để ghi điểm với nhà tuyển dụng. CareerViet cũng chúc bạn luôn giữ được lửa nghề và thăng hoa với niềm đam mê trong công việc.
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này