Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,204
Những vấn đề mà cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần lưu ý trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 là gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT, giá vé máy bay dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 30/4 và 1/5 tuyến đường bay nội địa trên 1000km có mức tối đa trên mỗi vé (một chiều) được quy định như sau:
- Đường bay nội địa từ 1000km đến dưới 1.280km: giá vé không được vượt quá 3.200.000 đồng/vé một chiều.
- Đường bay nội địa từ 1.280km trở lên: giá vé không được vượt quá 3.750.000 đồng/vé một chiều.
Theo đó, người lao động, cán bộ công chức viên chức lưu ý để tránh trường hợp mua hớ giá vé máy bay vào dịp lễ 30/4 và 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương.
Nghỉ lễ 30/4, 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 Những vấn đề mà cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần lưu ý?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện sử dụng lao động làm thêm giờ như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
...
Theo đó, người lao động không bắt buộc phải đi làm ngày lễ 30/4, 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương.
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp chỉ được sử dụng lao động làm thêm giờ khi người lao động đó đồng ý.
Đồng thời, khi người lao động bị ép buộc phải đi làm trong dịp lễ 30/4, 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương được xác định là hành vi vi phạm pháp luật lao động. Do đó, theo Điều 39 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể tố cáo vi phạm của doanh nghiệp đến Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc tố cáo có thể thực hiện bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ theo lịch sau:
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Nghỉ 01 ngày vào ngày 10/3 Âm lịch.
- Ngày Chiến thắng: Nghỉ 01 ngày vào ngày 30/4 Dương lịch.
- Ngày Quốc tế lao động: Nghỉ 01 ngày vào ngày 01/5 Dương lịch.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, nếu những ngày nghỉ kể trên trùng với ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người này sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp.
Tuy nhiên, trong năm 2023, ngày Giổ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch rơi vào thứ Bảy ngày 29/4/2023 và ngày Chiến thắng (30/4/2023) và ngày Quốc tế lao động (01/5/2023) diễn ra vào ngày Chủ nhật và thứ Hai tiếp theo.
Theo đó, 02 ngày lễ rơi vào thứ bảy và Chủ nhật thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có chế độ nghỉ thứ bảy, Chủ nhật sẽ áp dụng lịch nghỉ Giỗ Tổ và 30/4 - 1/5 năm 2023 kéo dài 05 ngày liên tục từ ngày 29/4/2023 đến hết ngày 03/5/2023.
Đối với đơn vị nghỉ hàng tuần vào chủ nhật, người lao động được nghỉ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 trong 04 ngày liên tục, từ ngày 29/4 đến hết 02/5/2023.
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì:
- Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương là 01 ngày
- Ngày Chiến thắng 30/4 được nghỉ 01 ngày
- Ngày Quốc tế lao động 01/5/2023 được nghỉ 01 ngày
Đồng thời, khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Do đó, trường hợp doanh nghiệp cho người lao động nghỉ ít hơn số ngày nghỉ quy định thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì phạt gấp đôi.
Do đó, doanh nghiệp cho người lao động nghỉ ít hơn ngày nghỉ lễ quy định thì có thể bị phạt tiền từ 20 - đến 40 triệu đồng.
Tuy nhiên, trừ trường hợp giữa người lao động và công ty có sự thỏa thuận hợp lý về tiền lương đi làm ngày lễ, tết.
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định vào các Ngày 30/4, 1/5 và Giỗ Tổ Hùng Vương người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương tổng cộng 03 ngày.
Tuy nhiên, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) và 30/4 năm 2023 rơi vào ngày thứ 7 và chủ nhật, do đó:
- Người lao động (có lịch nghỉ hàng tuần vào thứ 7, chủ nhật), công chức, viên chức được nghỉ bù vào ngày 2/5 và 3/5 và hưởng nguyên lương 5 ngày.
- Đối với người lao động có ngày nghỉ hàng tuần là ngày chủ nhật thì được nghỉ bù vào ngày 2/5 và hưởng nguyên lương 4 ngày (bao gồm ngày nghỉ hàng tuần).
Căn cứ tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương được trả mức lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Nguồn: Thư Viện Pháp Luật
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này