Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,135
(NLĐO) - Tuổi nghỉ hưu tăng, thời gian đóng BHXH để đạt mức hưởng hưu tối đa dài hơn nhưng lương hưu của người lao động hiện rất thấp.
Nghiên cứu và góp ý cho dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), nhiều ý kiến nhìn nhận người lao động luôn quan tâm đến những thay đổi trong chính sách BHXH. Đây là chính sách an sinh trụ cột tuy nhiên các giải pháp đưa ra vẫn chưa đủ thu hút người lao động ở lại hệ thống lâu dài, ngược lại, nhiều góp ý cho rằng việc kéo dài độ tuổi lao động, đồng nghĩa với tăng thời gian tham gia BHXH bắt buộc nhưng mức hưởng lương hưu cải thiện không đáng kể.
Cụ thể Luật BHXH 2014 quy định mức hưởng lương hưu tối đa là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ năm 2018, Luật này cũng tăng điều kiện hưởng lương hưu. Để có thể hưởng lương hưu với tỉ lệ tối đa 75%, lao động nam phải đóng 35 năm BHXH, trong khi thời gian này với nữ giới là 30 năm (Tỉ lệ tương ứng trước đó là 30 năm với nam và 25 năm với nữ).
Như vậy, tỉ lệ hưởng hưu tối đa vẫn không thay đổi nhưng để đạt được người lao động phải kéo dài thời gian đóng BHXH thêm 5 năm.
Về vấn đề này, đại diện của Công ty Tài chính TNHH MTV Quốc Tế Việt Nam JACCS (quận 3, TP HCM) cho rằng tuổi nghỉ hưu của người lao động ngày càng cao, mức đóng góp của họ vào Quỹ hưu trí và tử tuất nhiều hơn khi tham gia xuyên suốt quá trình lao động nhưng thực tế lương hưu còn khá thấp, vẫn chưa đảm bảo cuộc sống khi về hưu. Do vậy, doanh nghiệp này đã đề nghị tăng % hưởng lương hưu để người lao động bớt vất vả khi về già.
Người lao động mong lương hưu được cải thiện
Bà Lê Thị Thủy, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH May thêu Hà Giang (quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết tại công ty, nhiều công nhân chọn làm việc tới lúc nghỉ hưu nhưng lương hưu chỉ xấp xỉ 2 -3 triệu đồng/người/tháng, không đủ trang trải các chi tiêu tối thiểu trong cuộc sống. Vì vậy, sau khi nghỉ hưu, các chị vẫn quay lại nhà máy làm việc.
Theo bà Thủy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này như mức đóng BHXH thời gian đầu quá thấp; mức trượt giá chưa theo kịp thực tế và do cách tính lương hưu sau khi thời điểm tăng tuổi nghỉ hưu.
Do đó, bà Thủy đề xuất ban soạn thảo nghiên cứu tăng mức lương hưu được hưởng hằng tháng để thu hút người lao động tham gia ở lại hệ thống an sinh. Cụ thể là thay đổi cách tính lương hưu để tăng mức hưởng hưu tối đa (cao hơn 75% như quy định hiện hành) hoặc thêm quyền lợi cho những người đóng BHXH xuyên suốt quá trình lao động (có thời gian đóng từ đủ 30 năm với nữ hoặc 35 năm với nam) .
Sắp đến tuổi nghỉ hưu, bà Trần Thị Đoan Trang (công nhân một công ty may mặc tại quận Phú Nhuận, TP HCM) rất lo lương hưu không đủ sống. Theo bà Trang, nếu như cách tính trước đây đóng 29 năm, bà đã đạt mức hưởng hưu tối đa và đóng vượt khung được 4 năm nhưng theo quy định hiện hành thì 29 năm chỉ tương ứng tỉ lệ lương hưu 73%.
"Điều tôi lo lắng là mức đóng BHXH của tôi rất thấp, thực tế không chỉ riêng tôi mà hầu hết công nhân đều chỉ đóng BHXH dựa trên mức lương tối thiểu vùng nên tôi chỉ mong cách tính lương hưu sẽ thay đổi để tỉ lệ hưởng hưu tối đa được nâng lên, giúp chúng tôi được nghỉ hưu đúng nghĩa ở tuổi già" - bà Trang bày tỏ.
Nguồn: Người lao động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này