Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 50,851
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Quiet Quitting - “ m thầm bỏ cuộc” hoặc “Làm việc cầm chừng” là từ ngữ đang được cộng đồng người đi làm nhắc đến nhiều gần đây. “Quiet Quitting” là một hình thức nghỉ việc trong tâm trí của người lao động, họ không có động lực để trở nên vượt trội hay tỏa sáng hơn, mong muốn đơn giản của họ chỉ là lãnh lương hằng tháng. Những người này về cơ bản chỉ thực hiện các nhiệm vụ được yêu cầu, họ sẽ không làm thêm giờ, tắt hết thông báo trên ứng dụng làm việc và đặc biệt là không ôm việc về nhà.
Như vậy, Quiet Quitting không phải có nghĩa là nghỉ việc trong âm thầm như chúng ta nghĩ từ trước đến giờ, mà đây là cách nhân sự giới hạn lượng công việc. Người lao động chỉ làm lượng việc theo mô tả công việc đã thỏa thuận ban đầu để tránh việc kiệt sức stress kéo dài.
Xem thêm: CV là gì? Những điểm cần lưu ý khi viết CV xin việc thành công
Quiet Quitting là gì? (Nguồn: Internet)
Quiet Quitting đã tồn tại từ rất lâu chứ không phải đến năm nay mới xuất hiện. Theo ghi nhận của CNBC vào tháng 9 năm 2022, thuật ngữ này ngày càng trở nên phổ biến với 354 triệu lượt xem cho tất cả các video có hashtag #quietquitting. Có thể nói, Quiet Quitting là dấu hiệu cho doanh nghiệp biết được là nhân sự đang kiệt sức là thời điểm doanh nghiệp cần nhìn lại văn hóa làm việc. Một trong những lý do làm cho Quiet Quitting ngày càng lan rộng trên thế giới là do Covid-19. Đại dịch kết thúc đã để lại nhiều tác động tiêu cực với đối với công việc, cuộc sống và sức khỏe tinh thần của tất cả chúng ta là như nhau. Nếu ai đã từng đi làm một thời gian và trải qua những khó khăn nhất định trong công việc, chắc chắn họ sẽ cảm thấy cần có sự thay đổi để làm mới bản thân hơn hoặc cần thời gian cho bản thân nghỉ ngơi. Điều này khiến họ dễ dàng tiến gần hơn với xu hướng Quiet Quitting.
Quiet Quitting đang là xu hướng nổi bật trên thế giới (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Dấu hiệu cho thấy bạn quá cứng đầu
Nhiều thống kê ở Việt Nam đã tổng hợp được có đến 80% người lao động tại Việt Nam phải dành ra từ 2 đến 5 tiếng để làm việc ngoài giờ mỗi ngày để hoàn thành công việc đúng deadline. Điều này đã làm gia tăng tình trạng căng thẳng, rối loạn giấc ngủ ở người đi làm. Đặc biệt, hơn 50% lao động Gen Z bày tỏ muốn nghỉ việc trong vòng 2 năm sắp tới và nghỉ hưu càng sớm càng tốt. Cụ thể, Gen Z chính là bộ phận ủng hộ mạnh mẽ xu hướng này. Điều này không quá khó hiểu khi Gen Z được xem là lực lượng lao động giàu năng lượng, sáng tạo nhưng cũng rất táo bạo. Với tuổi đời còn trẻ và có thể dễ dàng chuyển đổi công việc, họ luôn sẵn sàng lên tiếng đấu tranh cho quyền lợi lao động của mình.
Bên cạnh việc phát triển sự nghiệp, Gen Z còn muốn dành thời gian để đi du lịch, trau dồi kiến thức, chăm sóc sức khỏe để không chỉ độc lập tài chính mà còn giỏi giang, xinh đẹp và có những trải nghiệm mới. Mục đích của những người trẻ khi đi làm sẽ bao gồm cân bằng giữa công việc, đời sống xã hội và cơ hội phát triển bản thân. Như vậy, rõ ràng không có gì để thuyết phục được họ phải hy sinh sức khỏe thể chất và tinh thần như các thế hệ trước.
Gen Z là lực lượng ủng hộ xu hướng này đông đảo nhất (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Bạn biết cách lắng nghe?
Theo nghiên cứu của Gallup (2022), chỉ có 21% người đi làm cảm thấy hài lòng với công việc của mình và 33% người chỉ cảm thấy thật sự đủ đầy với công việc của họ. Mặc khác, mức độ căng thẳng của người đi làm hiện nay lại đạt đến con số cao kỷ lục ở con số 44%, thậm chí họ còn cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều so với năm 2020.
Quiet Quitting hình thành do chênh lệch giữa mong đợi và thực tế trong công việc (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì? Marketing những điều cần biết
Bởi tốc độ chuyển đổi nhanh của doanh nghiệp mà nhiều người đi làm hiện nay cảm thấy họ chỉ đi làm vì lương, như một cỗ máy làm việc chứ họ không thật sự tìm được ý nghĩa trong công việc của mình. Nhiều người lấy động lực đi làm là cố gắng đến thứ 6 để có một thứ 7 nằm ngủ cả ngày ở nhà. Thậm chí, họ chỉ đến văn phòng chỉ để xem đồng hồ xem đến giờ tan sở.
Mất đi động lực làm việc (Nguồn: Internet)
Nhiều người đi làm cảm thấy tính cách của họ không phù hợp với “vi -bê” của công ty, hoặc họ gặp phải môi trường toxic với quá nhiều áp lực, đồng nghiệp đố kỵ, không có nhiều sự cảm thông từ sếp. Điều này càng khiến họ cảm thấy ngày càng chán nản với những gì mình đang làm hằng ngày.
Nhiều nhân viên cảm thấy môi trường làm việc không phù hợp (Nguồn: Internet)
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết nhân viên của bạn đang bật chế độ Quiet Quitting:
Dấu hiệu nhận biết nhân viên của bạn có đang bị Quiet Quitting (Nguồn: Internet)
Xem thêm : Bạn có phù hợp với môi trường công việc mới?
Một trong cách để đảm bảo nhân viên không bị rơi vào tình trạng Quiet Quitting là đảm bảo mang đến cho họ những trải nghiệm làm việc đúng “insight”. Lúc này, phòng nhân sự cần làm những bản khảo sát ẩn danh để nhân viên thoải mái những vấn đề mà họ gặp phải khi đi làm tại công ty.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xem xét về khối lượng công việc phân bổ cho nhân viên trong công ty. Cụ thể, Nhà tuyển dụng có thể hỏi nhân viên cảm nhận của họ về khối lượng công việc của công ty như thế nào. Lúc này nhà tuyển dụng cần phải trao quyền tự quyết định cho nhân viên về khối lượng công việc của mình.
Doanh nghiệp cần xem xét có nhiều kế hoạch để phát triển thêm các chính sách phúc lợi cho người lao động kể cả tinh thần lẫn vật chất. Đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm nhiều đến sức khỏe và cuộc sống riêng tư của nhân viên, cố tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, tích cực, đầu sự thấu hiểu để nhân viên cảm thấy mỗi giờ làm tại công ty đều có ý nghĩa.
Xem thêm: Những lí do khiến bạn làm việc trong ngành tài chính
Quiet Quitting - một xu hướng làm việc mới của thị trường lao động hiện tại. Có thể thấy rằng xu hướng này không phải là một ảnh hưởng xấu đến tình hình nghề nghiệp nói chung, mà là một dấu hiệu chỉ ra rằng mức độ hài lòng với công việc đang đi xuống, nhắc nhở doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến nhân viên. Đừng quên theo dõi CareerViet để có thể cập nhật thêm nhiều xu hướng mới nhất về việc làm nhé.
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này