Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 41,724
Vào cuối những năm 70, tổng thống Mỹ Richard Nixon trong cuộc gặp mặt với các nhà kinh doanh Mỹ đã hỏi một người đại diện của hãng McDonald: “Bây giờ con số doanh thu của Mc Donald là bao nhiều rồi, tám hay chín tỷ?” Không để tổng thống chờ đợi lâu, nhà doanh nhân này trả lời ngay: “Thưa ngài tổng thống, là mười hai tỷ USD”. Và người có câu trả lời khiến tổng thống hết sức ngạc nhiên đó là Ray Kroc, Chủ tịch hãng Mc Donald bấy giờ.
Xuất thân là một nhà buôn máy chế biến sữa, Ray Kroc dường như đã làm thay đổi hẳn bộ mặt ngành công nghiệp đồ ăn nhanh của Mỹ. Ý tưởng sản xuất thức ăn nhanh xuất hiện vào năm 1954, khi Ray Kroc nhìn thấy hình ảnh một cây xúc xích hambuger ở San Bernardio, thuộc bang California. Lúc đó, hoạt động kinh doanh của ông mới chỉ vừa bắt đầu có lợi nhuận nên chưa thể thực hiện ý tưởng.
Cuối năm 1954, Ray Kroc đã ghé thăm trụ sở của hãng Mc Donald tại California và cố gắng thuyết phục anh em nhà Donald nhượng quyền kinh doanh lại cho mình. Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng anh em nhà Donald đã quyết định bán McDonald cho ray Kroc với giá 2,7 triệu USD tiền mặt.
Ngay lập tức, Ray Kroc đã quyết định dùng tài sản thành lập công ty Franchise Realty, một công ty trực thuộc Mc Donald, lấy việc mua những dải đất rộng đem cho thuê nhằm một mục đích phát triển mô hình franchising (nhượng quyền kinh doanh). Bằng việc thực hiện kế hoạch này, Mc Donald đã bắt đầu gây dựng được cho mình những nguồn thu nhập đáng khích lệ và công ty Franchise Realty của Ray Kroc cũng đã bắt đầu cất cánh. Đến năm 1960, đã có hơn 200 điểm bán hàng của Mc Donald trên khắp nước Mỹ. Năm 1961, trên 100 triệu chiếc hambuger đã được bán.
Tiếp đó, Ray Kroc dành một khoản tiền đáng kể cho chương trình quảng cáo có tầm cỡ quốc gia nhằm hỗ trợ cho việc kinh doanh của những cửa hàng franchise đang mọc nhanh như nấm trên khắp đất Mỹ. Năm 1970, khi tình hình kinh doanh của công ty mẹ tại Mỹ bị suy giảm, Ray Kroc lại bắt đầu một chiến dịch mới đầy quyết tâm và đã thành công trong việc thúc đẩy sự có mặt của thương hiệu Mc Donald trên toàn thế giới.
Trong những năm được coi là thời kỳ hoàng kim của mình, Ray Kroc, người đặt nền móng và cũng là người phát triển tập đoàn McDonald thành một người khổng lồ trong ngành công nghiệp Mỹ đã chứng minh được ông chính là người đi tiên phong trong một lĩnh vực công nghiệp mới, không thua kém gì Henry Ford.
Sự thành công của Mc Donald là một mẫu điển hình cho các doanh nhân ngày nay nhằm đạt đuợc những hiệu quả kinh doanh lớn hơn. Bằng việc đưa những cây xúc xích hambuger tầm thường lên dây chuyền máy móc, Ray Kroc đã chỉ cho thế giới biết cách áp dụng quy trình quản lý tinh xảo vào những công việc tưởng như tầm thường nhất. Món hambuger một thời bị coi thường thì giờ đây đã có mặt trên máy bay, tầu hoả, ôtô và trở thành một nét văn hóa Mỹ.
Vào năm 1972, khi hơn 2000 cửa hàng của McDonald đạt tới doanh thu 1 tỷ USD, Ray Kroc đã nhận được giải thưởng Horatio Alger từ Norman Vicent Peale. Ray Kroc hào hứng nói: “Phải cần có một kiểu tư duy đặc biệt để nhìn ra nét đẹp trong những chiếc bánh kẹp xúc xích hambuger. Tuy vậy, cũng cần phải làm cho việc nhìn ra những nét duyên dáng đáng yêu của mặt bánh phẳng mịn và những đường cong mềm mại của một chiéc bánh bao nhân nhỏ trở nên bình thường như việc mô tả sự dễ thương của những chiếc lông vũ của một con vật yêu thích”.
Sự thành công bao giờ cũng là mảnh đất tốt cho những kẻ xúc xiểm. Mimi Sheraton, Tạp chí New York, đã tuyên bố rằng: “Đồ ăn của McDonlad cực kỳ khủng khiếp chứ chẳng có gì thú vị!” Các nhà dinh dưỡng học cũng không sẵn lòng chấp nhận những sản phẩm của Mc Donald. Theo lời tiến sỹ Jean Mayer, một giáo sư của trường Đại học Havard thì: “Các bữa ăn đặc biệt theo kiểu McDonald – xúc xích hambuger, các đồ rán kiểu Pháp không mang lại nhiều chất dinh dưỡng. Nó đặc trưng cho loại đồ ăn làm tăng lượng cholestoron, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch”. Các chính trị gia cũng nhòm ngó vào chuyện này. Năm 1974, khi giá trị thị trường của công ty vượt trội mức phát triển ì ạch của thị trường thép của Mỹ, thượng nghị sỹ Lloyd Bentsen đã phàn nàn rằng: “Nền kinh tế của chúng ta có điều gì đó không ổn, khi mà thị trường chứng khoán luôn nghiêng về xúc xích hambuger và rất tồi tệ với mặt hàng sắt thép”.
Thế nhưng thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng, xúc xích hambuger đã trở thành một sản phẩm công nghiệp quan trọng không thua kém gì thép cục, vì liên hiệp công nghiệp Mc Donald là một khách hàng tiêu thụ nguyên liệu thô khổng lồ. Nó sử dụng khoảng 1% lượng thịt bò bán buôn của toàn nước Mỹ và một khối lượng khoai tây cực lớn. Cứ 15 thanh niên thì có 1 người làm cho Mc Donald. Để quảng bá sự bùng nổ về công suất của ngành, Ray Kroc đã thực hiện kế hoạch dán logo công bố doanh số bán hàng mới nhất lên biểu tượng Golden Arches.
Nhiều nhà phân tích đã chứng kiến sự phát triển lan tràn, mạnh mẽ không thể lý giải nổi của McDonald. Tuy nhiên, Ray Kroc cho rằng, Mc Donald vẫn cần phải tiếp tục mở rộng đề tồn tại. “Tôi không tin vào sự bão hoà. Chúng ta tư duy và xem xét vấn đề mang tính toàn cầu”. Ray Kroc hình dung một thế giới với 12.000 cửa hàng mang logo của Mc Donald như là những tiền đồ của một đế chế thương mại hùng mạnh. Vào năm 1972, cứ 90.000 người Mỹ thì có một nhà hàng McDonald. Nhưng vào thời điểm đó, khoảng 3 tỷ người dân bên ngoài nước Mỹ chưa từng được nếm món bánh Big Mac bao giờ. Và cũng giống như Henry Ford tìm thị trường nước ngoài cho xe ôtô Model T của mình, Ray Kroc cũng bắt đầu xâm nhập thị trường của những cường quốc như Đức và Nhật Bản vào những năm của thập niên 80. Vào năm 1971, Mc Donald bắt đầu bán những chiếc bánh sandwich ăn nhanh ngay tại London Anh với 3000 cửa hàng được mở ra tại London. Tạp chí Forbes nhận xét: “Với tất cả nhiệt tình của những người tha hương trở về, Mc Donald đã cho châu Âu biết thế nào là hương vị món bánh hambuger chính hiệu của Mỹ”.
Việc “đổ bộ” vào thủ đô của các nước châu Âu mới chỉ là bước dạo đầu của Mc Donald. Trong thời gian sau đó, hàng ngàn nhà hàng được mở ra trên thế giới đã đem lại cho Mc Donald thêm 27% doanh thu mỗi năm. Các nhà hàng với biểu tượng Golden Arches được mở ra trên nhiều châu lục châu Á, châu Âu, Nam Mỹ. Hệ thống nhà hàng McDonald nổi tiếng trên toàn cầu tới mức được coi như là biểu tượng của doanh nghiệp Mỹ và khiến cho nó trở thành mục tiêu đánh bom của du kích San Salvador năm 1979 nhằm giáng một đòn vào đế quốc Mỹ.
Mặc dù từ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị vào năm 1978 để nhường bước cho Fred Turner, Ray Kroc vẫn được coi một biểu tượng vĩ đại trong lịch sử Mc Donald và có ảnh hưởng lâu dài tới hoạt động hàng ngày của McDonald. Từ văn phòng ở California, Ray Kroc vẫn rà soát lại kết quả kinh doanh trong ngày đầu tiên của các nhà hàng mới mở, vẫn tiếp tục theo dõi hoạt động của các nhà hàng thuộc sở hữu của Mc Donald. Mặc dù rất thành đạt với tài sản cá nhân lên đến 340 triệu USD, Ray Kroc luôn quan tâm tới công việc. Mỗi khi Ray Kroc ra đường, ông bắt tài xế đưa tới ít nhất 6 nhà hàng Mc Donald để bất ngờ kiểm tra.
Ray Kroc qua đời vào tháng 1 năm 1984, ở tuổi 81, đúng mười tháng trước khi McDonnald bán chiếc hambuger thứ 50 tỷ.
Có thể nói, Ray Kroc đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành công nghiệp đồ ăn uống của Mỹ bằng việc sản xuất hambuger, các đồ rán kiểu Pháp và các chế phẩm từ sữa. Ông đã khiến Mc Donald trở thành thương hiệu hàng hoá có một không hai cho đồ ăn nhanh nước Mỹ
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: (Theo VNN)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này