Kỹ sư cơ khí là gì? Những điều cần biết khi theo nghề

Lượt xem: 37,658

Kỹ sư cơ khí là một trong những ngành nghề đầy triển vọng, góp phần to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế và toàn xã hội. Tất cả máy móc, thiết bị sản xuất đều là những thành quả nghiên cứu và phát triển của các kỹ sư cơ khí. Vậy đây là ngành nghề gì? Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp của công việc này ra sao? Để theo đuổi ngành nghề này cần trang bị những yếu tố nào? Cùng CareerViet tìm hiểu qua bài viết này nhé!


Kỹ sư cơ khí là gì?

1. Kỹ sư cơ khí là ai?

Kỹ sư cơ khí là những người làm việc trong ngành nghiên cứu, chế tạo máy móc và thiết bị hữu ích nhằm phục vụ cho mọi lĩnh vực: hàng không, ô tô, robot, máy móc sản xuất, vũ khí, đồ dùng gia đình,...

Đây được xem là công việc có cơ hội và triển vọng nghề nghiệp cao tại thị trường Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Bởi cơ khí có thể được ví như “xương sống” của các ngành công nghiệp. Tóm lại, kỹ sư cơ khí là lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững.

Hiện nay, kỹ sư cơ khí được đào tạo tại các trường đại học/cao đẳng thuộc các khối ngành Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ tự động, Cơ khí chế tạo,...

2. Kỹ sư cơ khí làm gì? Mô tả công việc chi tiết

Nhìn chung, khi nhắc đến công việc kỹ sư cơ khí, nhiều người có lẽ chỉ mới hình dung đây là công việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các ứng dụng cho một số lĩnh vực. Còn cụ thể công việc của ngành nghề này ra sao? Cùng xem qua mô tả chi tiết các công việc dưới đây:

2.1 Thiết kế, thi công và lắp đặt thử nghiệm các sản phẩm cơ khí

Công việc của kỹ sư cơ khí có thể xem là cả một quá trình từ lên ý tưởng, thiết kế đến hoàn thiện sản phẩm và đưa vào sử dụng thực tế.

- Kỹ sư cơ khí là người trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế và phân tích bản vẽ kỹ thuật máy móc, thiết bị. Từ đó, các giải pháp hoàn thiện sẽ phục vụ hiệu quả nhất cho đời sống và sản xuất.

- Tiếp đó, các kỹ sư cũng cần tham gia vào quá trình gia công và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện nhằm phát hiện và kịp thời khắc phục các lỗi.

- Sản phẩm sau khi được gia công hoàn thiện, người kỹ sư sẽ tiếp tục đảm nhiệm việc lắp đặt, kiểm thử và nghiệm thu, đánh giá hiệu quả của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.


Kỹ sư cơ khí tham gia trực tiếp vào thiết kế, gia công và kiểm thử

2.2 Lắp đặt và vận hành máy móc, thiết bị cơ khí

Kỹ sư cơ khí là người chịu trách nhiệm thực hiện việc lắp đặt máy móc, thiết bị cho các nhà xưởng sản xuất hay công trình. Các kỹ sư cũng cần theo dõi và quản lý xuyên suốt quá trình vận hành của dây chuyền sản xuất. Bởi bất kỳ một sai sót nhỏ nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

2.3 Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí

Các máy móc, thiết bị cơ khí thường phải hoạt động liên tục với công suất lớn nhằm phục vụ hoạt động sản xuất. Chính vì thế, việc máy móc, thiết bị hư hỏng là điều rất khó tránh khỏi. Do đó, các kỹ sư cần chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động của máy móc, hệ thống điện, điện cơ của máy cơ khí,... nhằm kịp thời phát hiện và sửa lỗi.

Ngoài ra, kỹ sư cơ khí cần định kỳ thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì các máy móc, thiết bị của nhà xưởng và công trình. Công việc được thực hiện định kỳ theo kế hoạch nhằm nâng cao tuổi thọ và khả năng hoạt động của máy móc, thiết bị liên quan đến nhà xưởng, công trình.


Sửa chữa, bảo trì máy móc là một trong những công việc chính của kỹ sư ngành cơ khí

2.4 Đề xuất những giải pháp cải tiến máy móc, thiết bị

Kỹ sư cơ khí là người trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu, chế tạo các máy móc, thiết bị với tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, công việc của kỹ sư còn cần đến sự chủ động trong nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải tiến. Mục đích cuối cùng là đưa ra các cải tiến tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất.

2.5 Một số công việc liên quan khác

Ngoài các công việc cụ thể như trên, kỹ sư cơ khí cần thực hiện thêm một số công việc liên quan khác như:

- Chủ động đề xuất những sáng kiến, ý tưởng mới liên quan đến lĩnh vực cơ khí, công nghệ.

- Chịu trách nhiệm đào tạo, nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ kỹ thuật cho đội ngũ nhân viên.

- Báo cáo tiến độ công việc định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.

- Thực hiện các công việc khác khi được phân công.

3. Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp của kỹ sư cơ khí

Dựa trên các số liệu báo cáo từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực cũng như thông tin thị trường lao động, hiện nay nhu cầu của ngành cơ khí chiếm đến 25%. Theo đó có thể thấy, ngành cơ khí đang đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào và có cơ hội, triển vọng nghề nghiệp lớn.

Trở thành kỹ sư cơ khí, bạn sẽ nắm bắt được cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn với các vị trí công tác như:

 

3.1 Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy

Làm việc tại vị trí này, bạn sẽ là người giảng dạy, truyền đạt lại những kiến thức chuyên ngành cho sinh viên ngành cơ khí. Bên cạnh đó, bạn còn thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao kết quả ứng dụng vào thực tế. Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, Viện nghiên cứu,...


Sinh viên được các kỹ sư hướng dẫn lắp đặt dây chuyền tự động

3.2 Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ

Vị trí này thực hiện các công việc bao gồm: tư vấn, chuyển giao thiết bị, máy móc, công nghệ với chất lượng tốt nhất cho các nhà xưởng, xí nghiệp, công ty,... Địa điểm làm việc của cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ thường là tại các Viện nghiên cứu hoặc Văn phòng cung cấp dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ.

3.3 Kỹ sư thiết kế

Kỹ sư thiết kế là vị trí công việc sẽ tham gia vào khâu nghiên cứu, lên ý tưởng và thiết kế bản vẽ kỹ thuật cho máy móc, thiết bị. Đây là bước làm tiền đề cho quá trình gia công máy móc, do đó vị trí này cũng đòi hỏi cao ở người kỹ sư khả năng sáng tạo, chủ động đề xuất ý tưởng, cải tiến mới. Các doanh nghiệp sản xuất hoặc đơn vị dịch vụ chuyên thiết kế thường sẽ tuyển dụng kỹ sư cơ khí cho vị trí này.

3.4 Kỹ sư điều hành công nghệ

Kỹ sư điều hành công nghệ làm việc trực tiếp với dây chuyền máy móc, thiết bị cơ khí tại các khu công nghiệp, nhà xưởng, xí nghiệp sản xuất,... Vị trí này chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, kiểm tra và phát hiện sự cố. Từ đó đưa ra các phương án xử lý kịp thời nhằm đảm bảo khả năng vận hành cho dây chuyền sản xuất.


Kỹ sư điều hành công nghệ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và khắc phục sự cố

3.5 Kỹ sư giám sát

Kỹ sư giám sát là người chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, giám sát quá trình gia công, sản xuất máy móc cơ khí. Từ đó, đảm bảo sản phẩm được gia công đúng tiêu chuẩn, đúng điều kiện kỹ thuật của ngành. Đây là vị trí công việc khá linh hoạt và có thể làm việc tại bất cứ đâu có ứng dụng máy móc cơ khí như nhà máy, xưởng sản xuất, công ty cơ khí, Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng,...

Thực tế hiện nay, cơ hội việc làm kỹ sư cơ khí đang rất rộng mở tại Việt Nam. Ngoài ra, các ứng viên cũng có thể lựa chọn cơ hội làm việc tại nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... với mức lương hấp dẫn cùng nhiều chế độ đãi ngộ tốt.

4. Những yếu tố cần thiết để trở thành một kỹ sư cơ khí giỏi

Kỹ sư cơ khí có khối lượng công việc khá lớn và không hề đơn giản. Các doanh nghiệp khi tuyển dụng kỹ sư cơ khí thường đặt ra nhiều tiêu chí khác nhau nhằm đảm bảo ứng viên đáp ứng được yêu cầu công việc. Dưới đây là một vài yếu tố cơ bản để trở thành kỹ sư giỏi được nhiều doanh nghiệp “săn đón”.

4.1 Yêu cầu về học vấn và bằng cấp

Yêu cầu đầu tiên được đặt ra liên quan đến học vấn và bằng cấp của ứng viên. Các kỹ sư cơ khí cần phải là cử nhân đại học trở lên, thuộc các chuyên ngành về cơ khí như: Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ tự động, Cơ khí chế tạo,...

Về học vấn, ứng viên cần có sự hiểu biết chuyên sâu về các kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực cơ khí. Ngoài ra, những kỹ năng cơ bản như tin học văn phòng, thành thạo cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế kỹ thuật là điều mà ứng viên cần đáp ứng. Nếu có khả năng truyền đạt thông tin, kiến thức thì đây sẽ là một điểm cộng cho vị trí này.

Ngoài ra, đa phần các thông tin tuyển dụng kỹ sư cơ khí cũng sẽ yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm từ 1 - 2 năm trở lên.

4.2 Yêu cầu về kỹ năng

Kiến thức chuyên môn là điều kiện cần đối với một kỹ sư cơ khí. Tuy nhiên nếu chỉ có kiến thức, bằng cấp là chưa đủ, mà ứng viên cần đáp ứng thêm các yêu cầu về kỹ năng như sau:

Yêu nghề, có niềm đam mê với máy móc và kỹ thuật

Đối với bất kỳ một công việc nào nói chung và nghề kỹ sư cơ khí nói riêng, để có thể gắn bó lâu dài với công việc cần phải thật sự yêu nghề. Ngành cơ khí lại đặc biệt đòi hỏi tính chuyên môn và kỹ thuật cao cũng như khối lượng công việc khá nặng, chính vì thế nếu không có niềm đam mê với máy móc, kỹ thuật, công nghệ,... thì rất dễ nản lòng trong quá trình học hỏi và làm việc.

Cẩn thận, kỷ luật, kiên trì

Nghề kỹ sư cơ khí đòi hỏi cao ở tính kiên trì, kỷ luật và cẩn thận. Bởi bất kỳ một sự bất cẩn hay sai sót nào của người kỹ sư cũng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng máy móc, thiết bị cơ khí. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành của toàn bộ dây chuyền sản xuất. Từ đó có thể làm mất uy tín của công ty đối với các khách hàng.

Luôn tìm tòi, nghiên cứu và khám phá thực tiễn

Công việc kỹ sư cơ khí không phải chỉ lặp đi lặp lại mà đòi hỏi ở người kỹ sư sự tìm tòi, học hỏi và cải tiến hơn mỗi ngày. Không chỉ cần kiên trì, tận tâm với công việc mà còn phải khám phá, đề xuất những cái mới giúp mang đến sản phẩm ngày càng chất lượng và phục vụ hiệu quả cho đời sống, sản xuất. Muốn làm được điều này, ứng viên cần có khả năng quan sát, nhìn nhận, đánh giá vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau và có khả năng tư duy sáng tạo.


Nghề kỹ sư luôn phải tìm tòi, khám phá những cái mới

5. Mức lương của kỹ sư cơ khí

Thực tế hiện nay, mức lương cho sinh viên ngành cơ khí mới ra trường là không cao. Tuy nhiên, cơ hội và triển vọng phát triển của ngành cơ khí lại rất lớn. Tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cũng như từng khu vực mà mức lương của kỹ sư cơ khí cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định.

- Lương khởi điểm cho sinh viên ngành cơ khí mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thường từ 5 – 6 triệu đồng/tháng.

- Với ứng viên có kinh nghiệm làm việc 1 – 2 năm, chuyên môn cao và kỹ năng tốt thì mức lương thường dao động: 8 – 12 triệu đồng/tháng.

- Kỹ sư cơ khí với kinh nghiệm từ 3 – 5 năm, chuyên môn cao kết hợp cùng khả năng ngoại ngữ, khả năng quản lý thì mức lương có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng.

Với nhu cầu tuyển dụng kỹ sư cơ khí tại các công ty trong nước cũng như công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mức lương kỹ sư cơ khí được đánh giá là khá cao và ổn định.

6. Tìm việc làm kỹ sư cơ khí ở đâu?

Kỹ sư cơ khí là vị trí việc làm có khối lượng công việc khá nặng và đòi hỏi cao cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ. Tuy nhiên nếu có niềm đam mê, yêu nghề và khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc thì ứng viên hoàn toàn có thể gắn bó lâu dài với công việc kỹ sư cơ khí.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về nghề kỹ sư cơ khí. Tại CareerViet , chúng tôi liên tục cập nhật các yêu cầu tuyển dụng mới trong mọi lĩnh vực, trong đó có cơ khí. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm kỹ sư cơ khí, hãy ghé ngay trang tuyển dụng CareerViet.vn để nhận được hàng trăm cơ hội việc làm hấp dẫn nhé!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

bách hóa xanh tuyển dụng | uniqlo tuyển dụng | an khang tuyển dụng | vinmart tuyển dụng | bamboo airways tuyển dụng |  Việc làm thêm TPHCM | Việc làm tạp vụ TPHCM | Tuyển shipper cho shop TPHCM

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

TECOTEC Technology
TECOTEC Technology

Lương : Trên 8 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ phần KTN Mèo Đen
Công ty Cổ phần KTN Mèo Đen

Lương : 12 Tr - 20 Tr VND

Bà Rịa - Vũng Tàu

Tập Đoàn Kim Tín
Tập Đoàn Kim Tín

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Thực phẩm Nissin Việt Nam
Công ty TNHH Thực phẩm Nissin Việt Nam

Lương : 10 Tr - 13 Tr VND

Bình Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ HÀNG KHÔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ HÀNG KHÔNG

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai | Hồ Chí Minh

HAPPIA HOLDINGS
HAPPIA HOLDINGS

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH KCC (VIỆT NAM NHƠN TRẠCH)
CÔNG TY TNHH KCC (VIỆT NAM NHƠN TRẠCH)

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Đồng Nai

Công ty TNHH SX-TM Thép Tây Nam
Công ty TNHH SX-TM Thép Tây Nam

Lương : 8 Tr - 10 Tr VND

Long An

PTSC Offshore Services (POS)
PTSC Offshore Services (POS)

Lương : Cạnh Tranh

Bà Rịa - Vũng Tàu

Tập đoàn cơ khí công nghệ cao Siba
Tập đoàn cơ khí công nghệ cao Siba

Lương : 15 Tr - 22 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ CỬU LONG
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ CỬU LONG

Lương : 13 Tr - 20 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH SX TM CN NHỰA Á CHÂU
CÔNG TY TNHH SX TM CN NHỰA Á CHÂU

Lương : 10 Tr - 15 Tr VND

Bình Dương

Công ty TNHH Kim Nghĩa
Công ty TNHH Kim Nghĩa

Lương : 7 Tr - 12 Tr VND

Long An

CÔNG TY CP HÀ YẾN
CÔNG TY CP HÀ YẾN

Lương : 9 Tr - 12 Tr VND

Hà Nội

Công Ty VMEP - SYM
Công Ty VMEP - SYM

Lương : 8 Tr - 10 Tr VND

Đồng Nai

Tập Đoàn Tân Á Đại Thành
Tập Đoàn Tân Á Đại Thành

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH NAM GIA PHÁT SG
CÔNG TY TNHH NAM GIA PHÁT SG

Lương : 15 Tr - 20 Tr VND

Bà Rịa - Vũng Tàu | Dak Nông | Hồ Chí Minh

CÔNG TY CP SAIGON AUTO SUPPORTING INDUSTRY
CÔNG TY CP SAIGON AUTO SUPPORTING INDUSTRY

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty CP In và Bao bì Mỹ Châu
Công ty CP In và Bao bì Mỹ Châu

Lương : 7,8 Tr - 13 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Vietstar
Công Ty Cổ Phần Vietstar

Lương : 8 Tr - 12 Tr VND

Hồ Chí Minh

TẬP ĐOÀN BRG – CÔNG TY CP
TẬP ĐOÀN BRG – CÔNG TY CP

Lương : 7 Tr - 9 Tr VND

Thừa Thiên- Huế

Công ty TNHH SX-TM-DV Qui Phúc
Công ty TNHH SX-TM-DV Qui Phúc

Lương : 9 Tr - 10 Tr VND

Hồ Chí Minh

Tập Đoàn Kim Tín
Tập Đoàn Kim Tín

Lương : Cạnh Tranh

Bình Phước

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH framas Korea Vina
Công ty TNHH framas Korea Vina

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

East West Industries Vietnam LLC.
East West Industries Vietnam LLC.

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương | Hồ Chí Minh | Đồng Nai

Công Ty TNHH Tự Động Hóa Chân Không Việt Nam
Công Ty TNHH Tự Động Hóa Chân Không Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

Công ty TNHH BK Vina
Công ty TNHH BK Vina

Lương : 7 Tr - 12 Tr VND

Bình Dương

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Ngành công nghệ thực phẩm là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thu nhập
Tìm hiểu ngành công nghệ thực phẩm là gì, những kỹ năng cần thiết, cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn trong ngành. Liệu đây có phải con đường phù hợp với bạn?
Engineering là gì? Tìm hiểu ngành kỹ thuật và cơ hội nghề nghiệp
Tìm hiểu "engineering là gì," các loại hình kỹ thuật, vai trò của kỹ sư và cơ hội nghề nghiệp. Cùng CareerViet khám phá kỹ năng và kiến thức cần thiết của ngành
Ngành tiếp viên hàng không - Điều kiện tuyển dụng và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu tất cả thông tin về ngành tiếp viên hàng không: điều kiện tuyển dụng, kỹ năng cần thiết, chế độ đãi ngộ và lộ trình sự nghiệp. Xem ngay!
CIO là gì? Yêu cầu công việc - kỹ năng và mức lương của một CIO
CIO là gì vai trò của CIO là những thắc mắc phổ biến của nhiều ứng viên quan tâm đến vị trí CIO. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu rõ về CIO trong bài viết này nhé!
Tổ chức sự kiện là gì? Đặc điểm của tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Tổ chức sự kiện là gì? Tìm hiểu quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Đặc điểm, mức lương ngành tổ chức sự kiện chi tiết, cập nhật mới nhất từ A - Z!
Chat GPT tiếng Việt: Cách tạo tài khoản và sử dụng MIỄN PHÍ
Chat GPT tiếng Việt đem lại rất nhiều hữu ích cho người Việt Nam. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được cách sử dụng chat GPT ở việt nam hiệu quả nhé!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback