Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 37,587
F&B chắc hẳn là ngành khá lạ lẫm đối với nhiều người. Các bạn có khả năng sẽ hay bắt gặp thuật ngữ này tại các nhà hàng kinh doanh về đồ ăn và thức uống. Nhiều người cho rằng kinh doanh sẽ dễ dàng thu về lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không có sự hiểu biết về F&B thì quả là một sự thiếu sót với những ai có định hướng theo ngành này. Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ đã và đang đi theo xu hướng kinh doanh đồ ăn, thức uống. Chính vì thế, các bạn nên tìm hiểu kỹ về F&B hơn nhé! Vậy ngành F&B là gì? Những điều cần biết và xu hướng ngành F&B ra sao? Liệu các bạn có đang đi đúng hướng hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ngành F&B hiện nay đang vô cùng phổ biến (Nguồn: Internet)
F&B có nghĩa là Food and Beverage. Cụm từ này xuất hiện rất nhiều tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các điểm vui chơi có phục vụ đồ ăn và thức uống. Nó được hiểu đơn giản là dịch vụ ăn uống, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về ẩm thực cho khách hàng ngay khi cần. Ngay cả khi bạn cần tổ chức một bữa tiệc thì doanh nghiệp kinh doanh ngành F&B sẽ luôn làm bạn hài lòng.
Tại các khách sạn có quy mô lớn thì ngành F&B đặc biệt không thể thiếu. Khách hàng ghé thăm đông đúc và nhu cầu ăn uống của họ thường rất cao. Hiện nay, các khách sạn nhỏ cũng đang dần mở rộng thêm kinh doanh F&B với mong muốn phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hơn nữa.
Xem thêm các ngành khác:
Ngành F&B (Food & Beverage) hay ngành Thực phẩm và Đồ uống là một ngành kinh doanh phổ biến liên quan đến sản xuất, chế biến, phân phối, và cung cấp các sản phẩm thực phẩm và đồ uống cho người tiêu dùng. Ngành F&B bao gồm một loạt các hoạt động kinh doanh như nhà hàng, quán bar, quán cà phê, quán ăn nhanh, dịch vụ lưu trú và ăn uống, quán ăn tự chọn, quán ăn công nghiệp, quán ăn trên du thuyền, dịch vụ tiệc cưới và sự kiện, và nhiều hoạt động khác liên quan đến ẩm thực và đồ uống.
Nhưng khái niệm về F&B mới thực sự phát triển từ đầu thế kỉ 19, khi Nicholas Appert phát minh ra đồ hộp và Louis Pasteur phát minh ra “Pasteurisation” (kỹ thuật thanh trùng). Kể từ thời điểm này, thức ăn và đồ uống có thể được bảo quản, lưu giữ và sử dụng lâu dài hơn thì ngành F&B mới thật sự phát triển mạnh mẽ.
Xem thêm
F&B là gì? Nguồn gốc, vai trò và các bộ phận thuộc dịch vụ F&B (Nguồn: Internet)
Tùy mỗi trường, chuyên ngành quản lý nhà hàng khách sạn sẽ có các khoa và các ngành khác nhau như:
Xem thêm
Ngành Quản lý khách sạn nhà hàng cũng nằm trong số các ngành hot hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu tuyển sinh và bổ sung nguồn nhân lực cho ngành, hiện nay hành F&B mở rộng xét tuyển thí sinh ở các khối:
Các khối thi đại học phổ biến giúp bạn trở thành sinh viên ngành F&B (Nguồn: Internet)
Ngoài ra một số trường xét tuyển cả các khối:
Xem thêm:
Ngành F&B đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, có thể kể đến như:
Thu hút khách hàng
Thông thường, địa điểm kinh doanh của bạn sẽ gây được ấn tượng khi mọi dịch vụ đều tốt, làm hài lòng khách hàng. Ví dụ như vệ sinh sạch sẽ, nhân viên thân thiện hay phục vụ nhanh nhẹn, hoạt bát,... Điều đó sẽ tiếp tục tiếp diễn ra lâu dài hơn nếu các bạn có dịch vụ ăn uống đặc sắc và thu hút.
Không những thế, danh tiếng nhà hàng hay khách sạn của bạn sẽ được truyền ra xa, được nhiều người biết đến. Chắc chắc mọi người sẽ ghé thăm và trải nghiệm dịch vụ của bạn khi có dịp.
Được sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng doanh thu của công ty sẽ tăng nhanh. Khi kế hoạch cho ngành F&B của bạn thực sự có tâm huyết, dịch vụ của bạn dày công gây dựng nên thì bạn sẽ nhận lại được thành quả xứng đáng. Thu nhập doanh nghiệp của bạn sẽ đạt mức như mong muốn.
Vì vậy, nếu đã quyết định đi theo hướng kinh doanh F&B thì bạn hãy sẵn sàng chuẩn bị cho mình một bản kế hoạch thật cẩn thận và chi tiết, thực hiện nó một cách hoàn chỉnh.
Trong xã hội hiện nay, ẩm thực vô cùng đa dạng, ăn uống là một điều kiện thiết yếu. Khách hàng cần một nơi có thể để thể thưởng thức các món ăn ngon sau những ngày dài làm việc mệt mỏi hay gia tăng sự trải nghiệm cho chuyến du lịch. Các nhà hàng, khách sạn phải làm sao để đảm bảo được nhu cầu hưởng thụ của khách, đặc biệt là gây được ấn tượng tốt để họ quay lại địa điểm kinh doanh của các bạn thêm nhiều lần nữa trong tương lai.
Xem thêm
Thông thường, tại các nhà hàng hay khách sạn có quy mô lớn, rộng rãi thì sẽ có kinh doanh cùng lúc nhiều dịch vụ, có thể kể đến như: Thời trang, phụ kiện, mỹ phẩm, đồ lưu niệm,... Khách hàng tới ăn uống có thể ghé thăm các gian hàng khác với mong muốn sở hữu được một món đồ như ý. Chính vì thế, đây cũng là một chiến lược kinh doanh ngành F&B hoàn hảo, tạo điều kiện cho các dịch vụ khác đều thu hút khách hàng và phát triển.
Khi đã đảm bảo được nhu cầu ăn uống của khách thì đương nhiên thương hiệu của bạn sẽ luôn được khách hàng ghi nhớ tới. Mỗi lần nhắc tới các món ăn đó, mọi người sẽ nhớ ngay tới nhà hàng, khách sạn này tại địa điểm nào đó.
Vai trò ngành F&B (Nguồn: Internet)
Vì nhà hàng, khách sạn là những địa điểm được khách chọn lựa để tận hưởng không gian thoải mái, dễ chịu cũng như thưởng thức đồ ăn, nước uống nên việc bố trí đầy đủ các bộ phận đóng một vai trò vô cùng quan trọng:
Đây là bộ phận được dành riêng để quý khách hàng được phục vụ những món ăn ngon và thức uống hấp dẫn đến từ phía nhà hàng. Tại đây, không gian sẽ được thiết kế và bày trí ấn tượng mang đến cảm giác tận hưởng nhất có thể cho quý khách.
Để ngành F&B được kinh doanh có hiệu quả thì không thể nào thiếu đi một quầy đồ uống. Ngoài việc uống nước thì đây là nơi để khách hàng có được sự trải nghiệm với những đồ uống mới lạ và đầy hấp dẫn. Sẽ rất tuyệt nếu chúng ta đi cùng một người bạn, nhâm nhi ly nước và cùng trò chuyện.
Xem thêm
Rất nhiều khách đến với nhà hàng, khách sạn của bạn với mục đích tổ chức các bữa tiệc. Có thể là đám cưới, sinh nhật hay thôi nôi,... Có thể nói đây là bộ phận đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp.
Dịch vụ phòng là bộ phận cần thiết của ngành F&B. Bất kể là thời gian nào khách hàng cần đến đồ ăn, thức uống, nhân viên của bộ phận này sẽ sẵn sàng có mặt và đáp ứng đầy đủ.
Bộ phận bếp
Tất nhiên, để mọi bộ phận khác được hoạt động suôn sẻ thì bếp là bộ phận đảm nhiệm vai trò chủ đạo. Món ăn ngon hay không là đều nhờ vào bộ phận này quyết định. Là nhân viên thuộc bộ phận này, đòi hỏi họ phải là một người thực sự nhanh nhẹn và nhạy bén, có tâm huyết đặc biệt với nghề.
Bộ phận thuộc ngành F&B (Nguồn: Internet)
Để đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh ngành F&B được diễn ra thuận lợi thì không thể thiếu đi những vị trí quan trọng, đó là:
Đây là vị trí cao nhất trong tất cả các các bộ phận còn lại, chịu trách nhiệm đặc biệt. Các quy định lớn hay nhỏ trong nhà hàng đều do Giám Đốc lên kế hoạch và áp dụng. Từ việc lên thực đơn, giá cả món ăn, đào tạo nhân viên đến theo dõi tiến độ đều do Giám Đốc phối hợp với các bộ phận khác làm việc. Doanh nghiệp có phát triển đi lên hay không là nhờ phần lớn vào vị trí này. Mức lương cho vị trí này nằm trong khoảng từ 30,4 triệu đến 37,3 triệu đồng.
Quản lý cũng là một vị trí đóng vai trò chủ chốt cho các nhà hàng, khách sạn. Họ có nhiệm vụ quản lý nhân viên cấp dưới, quản lý khu vực, giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình tiếp khách và giải đáp các thắc mắc mà các bộ phận khác không thể trả lời,... Nếu không có quản lý, chắc hẳn Giám Đốc không thể nào quán xuyến hết mọi việc.
Trưởng nhóm trong nhà hàng, khách sạn kinh doanh ngành F&B được phân bố ra nhiều bộ phận. Đó chính là trưởng nhóm phục vụ, trưởng nhóm lao công,... Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trưởng nhóm sẽ có mức lương khác nhau.
Nhân viên bao gồm: Nhân viên phục vụ bàn, nhân viên học việc, nhân viên lễ tân, nhân viên pha chế,...
Nhân viên phục vụ (Nguồn: Internet)
Xem thêm: https://vietnamsalary.CareerViet.vn/
Để tham gia vào ngành F&B, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Những điều bạn cần biết khi muốn tham gia vào ngành F&B (Nguồn: Internet)
Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ lĩnh vực nào, bao gồm cả ngành F&B. Để thu hút sự chú ý của khách hàng, các doanh nghiệp cần định hình một chiến lược phát triển thương hiệu cụ thể, giúp đẩy mạnh sự nổi bật của mình trong tâm trí khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần thể hiện rõ bản sắc của mình, để khách hàng biết bạn là ai và ghi nhớ đến sản phẩm của bạn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bộ nhận diện thương hiệu cần phải phù hợp với triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, không nên cố gắng chèn ép hình ảnh vào mà phải tự nhiên nhất có thể. Doanh nghiệp có thể tìm đến các tiêu chuẩn quốc tế và tiến hành chứng nhận để tạo ấn tượng tốt đến khách hàng.
Xem thêm:
Hướng đến xây dựng thương hiệu doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Xu thế hiện nay đang dần trở nên chú trọng vào việc bảo vệ môi trường và ăn uống lành mạnh. Với các thay đổi này, ngành F&B đang đẩy mạnh sự chú trọng vào các giá trị có tính bền vững và lâu dài hơn. Quá trình tìm kiếm nguồn nguyên liệu và đóng gói sản phẩm được tiến hành cẩn thận, góp phần vào việc xây dựng thương hiệu. Đồng thời, các doanh nghiệp có thể áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cốc giấy cao cấp - Hướng đến bảo vệ môi trường, sống lành mạnh bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng (Nguồn: Internet)
Chiến lược hợp tác thương hiệu, thường được gọi là Co-Branding, là một phương pháp chiến lược nhằm đạt được sự tăng trưởng ổn định cho doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong môi trường cạnh tranh, đồng thời tạo ra sức mạnh tổng hợp bằng cách kết hợp các thương hiệu trong cùng ngành hoặc khác ngành.
Hợp tác cùng phát triển với những thương hiệu khác cùng ngành (Nguồn: Internet)
Nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc tổ chức cá nhân, được gọi là bên nhận quyền, được phép sử dụng thương hiệu của sản phẩm hoặc dịch vụ thuộc sở hữu của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi trao đổi đó là việc thu phí nhượng quyền.
Mô hình nhượng quyền thương hiệu đã trở nên phổ biến và ngày nay đã tích hợp các hoạt động từ marketing, kinh doanh, cho đến phân phối trong một hoạt động kinh doanh thống nhất.
Kinh doanh thông qua mô hình nhượng quyền thương mại - Chỉ có lời, không có lỗ (Nguồn: Internet)
Thanh toán số đã nhanh chóng trở thành xu thế, bởi vì sự tiện lợi vốn có của nó. Thêm vào đó, việc sử dụng thanh toán số, hay có tên gọi phổ biến hơn là ví điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tất toán, lập báo cáo kiểm soát hơn.
Thêm vào đó, việc không sử dụng tiền mặt sẽ giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường khi phải thiêu hủy tiền bị cũ, bị rách v.v.
Sử dụng thanh toán số - Xu hướng của thời đại (Nguồn: Internet)
Như các bạn đã biết, các nhà hàng và khách sạn có quy mô lớn xuất hiện ngày càng nhiều. Điều đó chứng tỏ nhu cầu ăn uống của con người đang ngày càng cao. Phát triển ngành F&B trong thời đại xã hội hiện nay, đặc biệt là vào năm 2022 chiếm một ưu thế lớn.
Khi đại dịch Covid-19 vừa kết thúc, sau khoảng thời gian khó khăn qua đi, con người trở nên quý trọng cuộc sống và biết cách tận hưởng nhiều hơn. Chính vì thế, thực phẩm lành mạnh là yếu tố mà khách hàng muốn hướng tới. Để nắm chắc được khách quen, nhà hàng cũng như khách sạn phải đảm bảo được nguồn gốc thực phẩm an toàn, ưu tiên nhiều món ăn tốt cho sức khỏe trong thực đơn, tạo nên những bữa ăn lành mạnh.
Đã là một doanh nghiệp ngành F&B có quy mô lớn thì tất nhiên thanh toán online trở thành phương thức chủ yếu. Vì những tiện ích mà thanh toán online mang lại là khá nhiều nên khách hàng lựa chọn nó thay vì chi trả bằng tiền mặt như trước đây.
Có thể nói ứng dụng công nghệ số trong thời đại 4.0 như hiện nay không còn gì lạ lẫm. Nó đem lại rất nhiều lợi ích về mọi mặt cho việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng như làm hài lòng khách hàng.
Thực phẩm lành mạnh (Nguồn: Internet)
Như vậy, qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ như thế nào là kinh doanh ngành F&B và xu hướng của nó. Nếu có khả năng, đừng ngần ngại ứng tuyển vào những vị trí mà bạn cho là phù hợp. Hãy tham khảo CVHay để tạo nên những mẫu CV ấn tượng. Cùng CareerViet tìm hiểu nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn.
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này