Filter
Hiện nay, telesales là một trong những ngành nghề phổ biến được tìm kiếm rộng rãi. Các nhà tuyển dụng cũng ngày càng mở rộng tuyển dụng telesale. Phần nhiều bởi tính chất công việc không yêu cầu bằng cấp, phù hợp với đại đa số người lao động.
Nhân viên bán hàng qua điện thoại - tiếng Anh là Telesales Representative. Trong từ “telesale”, tiền tố “tele-” có nghĩa là viễn thông và “sale” là hoạt động bán hàng. Hiểu một cách bao quát thì telesale là hình thức bán hàng, quảng cáo sản phẩm đến khách hàng thông qua điện thoại.
Nhân viên telesale là bộ phận tìm kiếm thông tin khách hàng, sau đó liên hệ để giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của công ty để kích thích nhu cầu mua hàng và cố gắng thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Trưởng nhóm telesale hoặc telesale leader sẽ chịu trách nhiệm như một nhân viên telesale. Song song đó là lãnh đạo, chỉ đạo nhóm telesales. Điều này có nghĩa là một người leader của telesale vẫn sẽ thực hiện các công việc tư vấn và hỗ trợ khách hàng qua điện thoại.
Về cơ bản, cả telesale hay telesales đều được gọi là hình thức bán hàng qua điện thoại. Đối với công việc này, nhân viên sẽ tích cực liên hệ, giao tiếp với khách hàng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Trong lúc trò chuyện với khách hàng, nhân viên có thể sử dụng kịch bản đã tạo trước đó để giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng. Do đó, telesale hay telesales về cơ bản đều là những cách viết đúng. Bạn có thể sử dụng cả hai từ trên đối với công việc telesale.
Nếu sales bao gồm nhiều hình thức bán hàng khác nhau như bán hàng qua mạng, bán hàng trực tiếp,... Thì telesales chỉ tập trung vào bán hàng qua điện thoại. Cụ thể, nhân viên telesale sẽ gọi điện cho khách hàng để tư vấn, giới thiệu sản phẩm và hoàn thành đơn hàng.
Vậy có nên làm telesale không? Nếu bạn không thích sự tù túng và buồn chán thì công việc này không dành cho bạn. Nhưng công việc telesale sẽ giúp bạn mạnh mẽ, kiên nhẫn và biết lắng nghe hơn.
Đến hiện tại, nhiều người vẫn đặt câu hỏi telesale là làm gì và vẫn lầm tưởng rằng công việc telesales chỉ xoay quanh việc gọi điện thoại cho khách hàng. Điều này là không sai nhưng lại là cách hiểu thiếu sót về nghề telesales. Nếu bạn muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi việc làm telesales là gì thì sau đây sẽ là mô tả những công việc cụ thể về telesales:
Hằng năm, khi các công ty dịch vụ telesale tuyển dụng hay các doanh nghiệp chiêu mộ nhân viên cho bộ phận kinh doanh đều đặt ra những KPI hằng tháng để tăng doanh thu cho doanh nghiệp và đồng thời cũng động viên tinh thần làm việc cho nhân viên. Dưới đây là KPI công việc telesale bạn nên tham khảo:
Mặc dù nghề telesales có vẻ là một công việc văn phòng thoải mái, nhưng để trở thành một người telesales giỏi thì cần rất nhiều kỹ năng như:
Nhiều người vẫn còn băn khoăn “có nên làm telesale không?”. Nhưng thực tế telesales là vị trí đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp. Nghề telesale có thể hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực như kinh doanh, giáo dục, dịch vụ,... Do đó, nhu cầu tuyển dụng telesales tại các doanh nghiệp là rất cao.
Hiện nay, các doanh nghiệp mở ra rất nhiều đợt tuyển dụng vị trí telesales, đặc biệt là thị trường tuyển dụng telesales TPHCM và Hà Nội. Bởi đa số ai cũng nhận thấy được tầm quan trọng của công việc này đối với công ty. Dưới đây là một số việc làm telesales đang có nhu cầu tuyển dụng:
Một nhân viên telesales tài chính sẽ gọi điện và khai thác nguồn khách hàng theo danh sách của công ty phân bổ. Sau đó, họ tư vấn và hỗ trợ đăng ký thông tin khách hàng có sẵn nhu cầu vay các dòng sản phẩm tài chính của công ty. Nếu bạn đang có mong muốn làm telesale và đồng thời cũng đam mê lĩnh vực tài chính thì nhân viên telesale tài chính là một vị trí lý tưởng cho bạn. Tham khảo mức lương của nhân viên telesales tài chính tại VietnamSalary.vn.
Telesales ngân hàng là một hình thức để ngân hàng tiếp cận được với khách hàng qua các cuộc gọi trên điện thoại. Đây là một trong những vị trí có nhiều cơ hội để làm việc với mức lương tương đối hấp dẫn. Tham khảo mức lương của nhân viên telesales ngân hàng tại VietnamSalary.vn.
Công việc của một telesales bảo hiểm là gọi điện thoại theo dữ liệu khách hàng có sẵn của công ty, hẹn lịch với khách hàng và chuyển thông tin lịch hẹn đến nhân viên kinh doanh. Tham khảo mức lương của nhân viên telesales bảo hiểm tại VietnamSalary.vn.
Nhân viên telesales chăm sóc khách hàng sẽ nhận thông tin khách hàng từ các phòng ban khác, sau đó hỗ trợ khách hàng giải đáp những thắc mắc trong quá trình sử dụng dịch vụ của công ty. Mức lương của nhân viên telesales chăm sóc khách hàng sẽ dao động từ 8.500.000 - 9.800.000 VNĐ, mức cao nhất có thể lên đến 26.000.000 VNĐ tùy vào năng lực và hiệu quả công việc.
Telesales bất động sản sẽ gọi điện cho khách hàng tư vấn, giới thiệu sản phẩm, đặt lịch gặp khách hàng và mời khách hàng đi dự event. Tham khảo mức lương của nhân viên telesales bất động sản tại VietnamSalary.vn.
Cộng tác viên telesales là công việc hấp dẫn nhất dành cho các bạn sinh viên năm cuối hoặc đang làm công việc bán thời gian muốn kiếm thêm thu nhập. Cộng tác viên telesales sẽ chủ động tìm nguồn khách hàng tiềm năng, sau đó cung cấp thông tin sản phẩm và tư vấn giá thành cho khách hàng. Tham khảo mức lương của cộng tác viên telesales tại VietnamSalary.vn.
Công việc telesales chứng khoán nói chung ở hầu hết các doanh nghiệp là sẽ thực hiện nhiệm vụ tư vấn kích thích sự tò mò của khách hàng, tin tưởng và mong muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán và cụ thể là chứng khoán của công ty của bạn. Tham khảo mức lương của telesales chứng khoán tại VietnamSalary.vn.
Telesales manager còn được gọi là trưởng phòng kinh doanh hay trưởng phòng bán hàng. Đây được xem là đầu mối quan trọng trong doanh nghiệp, “cầm trịch” khâu triển khai kế hoạch kinh doanh, phát triển thị trường, đón đầu các xu thế kinh doanh HOT giúp nâng cao sự hài lòng của người dùng. Mức lương của telesales manager sẽ dao động từ 23.400.000 - 26.900.000 VNĐ, mức cao nhất có thể lên đến 60.000.000 VNĐ tùy vào năng lực và hiệu quả công việc.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet:
Mức lương trung bình của nhân viên telesales sẽ dao động từ 8.500.000 - 10.300.000 VNĐ, tùy vào kinh nghiệm làm việc mà mức thu nhập cao nhất có thể lên đến 30.000.000 VNĐ.
Nhìn chung, tuyển dụng việc làm telesales đang trên đà phát triển với đa dạng các vị trí khác nhau. Bạn có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp với môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp tại CareerViet, đồng thời có thể tham khảo mức lương cụ thể ngay tại VietnamSalary.vn.
Với vị trí nhân viên telesales, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi để ứng viên giải đáp, dựa vào đó đánh giá ứng viên có thực sự phù hợp với công việc này hay không.
Chăm sóc khách hàng là tìm hiểu nhu cầu của khách, lắng nghe câu hỏi của họ và trả lời những câu hỏi đó. Nhân viên telesales sẽ gọi điện trực tiếp cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm và tư vấn. Trong quá trình trao đổi, nhân viên telesales sẽ giải đáp cho khách hàng những câu hỏi nếu có thắc mắc.
Câu hỏi này cung cấp cho nhà tuyển dụng về mức độ hiểu biết của ứng viên về công việc. Đây cũng là một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong phỏng vấn việc làm nhân viên telesales.
Để tránh ứng viên không có kiến thức thực sự về công việc, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến những gì bạn thể hiện trước câu hỏi này, hãy trả lời câu hỏi dựa theo độ hiểu biết thực sự của bạn.
Bất kể công việc nào, các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ở ứng viên những kỹ năng nhất định. Một nhân viên telesales giỏi sẽ cần rất nhiều kỹ năng chuyên môn. Một số kỹ năng quan trọng cần được chú ý đặc biệt, chẳng hạn như:
Đối với nhiều ứng viên, đây là câu hỏi telesales khó nhất. Nhưng nếu đơn giản hóa câu hỏi, thì nó thực sự không khó chút nào cả. Để trả lời câu hỏi này, bạn phải chứng minh được lợi ích đáng kể của sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn. Ngoài ra, bạn nên chỉ ra đối tượng tiềm năng cho dòng sản phẩm bạn đang giới thiệu. Với cách trả lời như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự linh hoạt và tháo vát của ứng viên. Điều này sẽ tạo ấn tượng mạnh hơn và tăng cơ hội nhận được việc làm.
Kịch bản telesale sẽ thay đổi khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Sau đây là một số mẫu kịch bản telesale hay và hấp dẫn nhất mà bạn có thể tham khảo:
– Telesale: Dạ em chào anh, đây có phải là số điện thoại của anh A không ạ?
– A: Vâng, đúng rồi
– Telesale: Em chào anh. Em là B, gọi cho anh từ công ty O. Hiện tại, công ty em có một số cổ phiếu X, đây là cơ hội đầu tư tốt mà anh không nên bỏ qua. Anh có thể dành cho em ít phút được không ạ?
– A: Anh không có nhu cầu em ơi.
– Telesale: Cơ hội đầu tư này rất ít, bên em chỉ dành cho một lượng khách hàn nhất định. Nên là anh có thể sắp xếp thời gian để em hẹn anh chiều nay được không ạ?
– A: Chiều anh bận lắm rồi.
– Telesale: Em biết với vị trí là Giám đốc điều hành của một doanh nghiệp lớn thì anh sẽ rất bận nên em gọi điện để thu xếp một cuộc hẹn thuận tiện nhất với anh. Vậy 4h chiều mai hay 11 giờ trưa thứ 5 tuần này sẽ tiện hơn cho anh ạ? Sẵn em mời anh ăn trưa luôn nhé?
– A: Thế chiều mai đi em, liên lạc với anh trước khi tới.
– Telesale: Dạ em cảm ơn anh. Vậy hẹn gặp anh vào 4h chiều mai tại phòng làm việc của anh nhé. Em chúc anh một ngày làm việc thật hiệu quả. Em chào anh.
- Telesale: Em chào anh, có phải anh M đang nghe máy không ạ?
– M: Vâng, ai vậy?
– Telesale: Em chào anh. Em là T, em liên hệ với anh từ công ty O. Hiện tại, công ty em có một số cổ phiếu X, đây là cơ hội đầu tư tốt mà anh không nên bỏ qua. Anh có thể dành cho em ít phút được không ạ?
– M: Anh không có nhu cầu cổ phiếu nữa em ạ.
– Telesale: Dạ đây là cơ hội đầu tư hiếm, bên em chỉ dành cho một lượng khách hàng nhất định. Anh có thể sắp xếp thời gian để em hẹn anh chiều nay được không ạ?
– M: Anh bận lắm, chắc không gặp em được.
– Telesale: Em biết với vị trí là Giám đốc điều hành của một doanh nghiệp lớn thì anh sẽ rất bận nên em gọi điện để thu xếp một cuộc hẹn thuận tiện nhất với anh. Vậy 4h chiều mai hay 11 giờ trưa thứ 5 tuần này sẽ tiện hơn cho anh ạ?
– M: Anh nói là anh bận lắm.
- Telesale: Dạ, em hiểu rồi ạ. Xin lỗi vì đã làm phiền anh lúc này. Vậy em sẽ gọi điện lại cho anh vào lúc khác nhé. Chúc anh một ngày làm việc hiệu quả và nhiều năng lượng. Em chào anh.
Về cơ bản, thông tin cá nhân là phần dễ nhất của hồ sơ xin việc, cũng như đối với bất kỳ công việc nào. Vì vậy, có cần chú ý ở phần này đối với CV của một nhân viên telesales? Ngoài đầy đủ họ tên, độ tuổi, địa chỉ, vị trí ứng tuyển, số điện thoại và email. Bạn cũng nên chú ý rà soát lỗi sai thông tin, thiếu thông tin khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp về sự cẩn thận của bạn. Không cần đưa link Facebook hay Instagram nhưng hãy đầu tư một bức ảnh trong CV thật bắt mắt.
Trong hầu hết các mẫu CV xin việc online hiện nay, phần mục tiêu nghề nghiệp luôn được chú trọng để ứng viên giới thiệu ngắn gọn về mục tiêu của bản thân. Lời khuyên ở đây là bạn hãy viết thật ngắn gọn nhưng phải khéo léo, thể hiện rằng bạn đã có kinh nghiệm, có quyết tâm và có thể đóng góp phát triển cho công ty.
Đối với vị trí nhân viên telesales, chắc chắn rằng nhà tuyển dụng sẽ muốn tìm ứng viên có kinh nghiệm. Vì những ứng viên này đã có sẵn kinh nghiệm giao tiếp và xử lý tình huống. Bạn sẽ có một điểm cộng nếu đã có kinh nghiệm cho vị trí này. Hãy liệt kê đầy đủ nhưng ngắn gọn kinh nghiệm của bạn như nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn, nhân viên bán hàng,... Đừng quên bao gồm số liệu, thành tích trong phần này.
Có thể nhiều nhà tuyển dụng không yêu cầu bắt buộc ứng viên vị trí nhân viên telesales phải có kinh nghiệm. Nhưng nhìn chung, bạn vẫn sẽ phải chỉn chu khi viết CV và trả lời những câu hỏi phỏng vấn. Không nhà tuyển dụng nào muốn nhận một CV xin việc nhân viên telesales mà một trong những phần quan trọng nhất lại bị bỏ trống.
Như đã đề cập ở trên, các nhà tuyển dụng có thể sẽ không yêu cầu quá cao với trình độ hay bằng cấp của ứng viên ở vị trí nhân viên telesales. Bạn có thể là sinh viên đại học, cao đẳng hay tốt nghiệp trung cấp,... Bạn có thể học về dịch vụ hay làm trái ngành. Chính vì vậy, bạn không phải quá lo lắng về phần trình độ học vấn trong CV xin việc, hãy trung thực.
Dù sở thích là phần không quá quan trọng hay mang tính chất quyết định nhưng rõ ràng, đây là một phần khá thú vị trong CV xin việc nhân viên telesales và trong nhiều trường hợp khác. Bạn có thể vượt qua vòng lọc hồ sơ với điểm cộng từ sở thích. Hãy viết về các sở thích của bạn và bạn cho rằng chúng có liên quan đến các kỹ năng trong công việc telesales.
Có thể hiểu ngắn gọn rằng sales bao gồm nhiều hình thức bán hàng khác nhau như bán hàng qua mạng, bán hàng trực tiếp,... Thì telesales chỉ tập trung vào bán hàng qua điện thoại. Để xem thêm JD công việc cụ thể mời bạn tham khảo trên bài viết.
Telesales sẽ là người trực tiếp gọi điện thoại cho khách hàng và giới thiệu sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Đồng thời sẽ tư vấn, tìm hiểu nhu cầu khách hàng là gì và tìm ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, nếu có những tình huống phát sinh, thì telesale sẽ là người trực tiếp giải quyết những tình huống đó. Cũng như giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của khách hàng.
Tìm việc làm telesales không khó nếu bạn nắm rõ những yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Nhanh tay truy cập CareerViet để xem thêm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn như việc làm Biên Hòa, việc làm Hải Phòng, việc làm Bắc Giang, việc làm Bắc Ninh, tuyển dụng việc làm Đà Nẵng, tìm việc làm tại Hà Nội việc làm Gia Lai, việc làm tại nhà, việc làm part time, internship, recruiter, lazada tuyển dụng, việc làm Phú Quốc, tìm việc làm tại Hà Nội, việc làm Thành phố Hồ Chí Minh, việc làm Bình Dương, việc làm Bình Định, tìm việc làm mới, việc làm Phú Yên, nhân viên chăm sóc khách hàng, việc làm quận 7,... Đồng thời, hãy chuẩn bị cho mình một bản CV thật chuyên nghiệp tại CV Hay để sẵn sàng chinh phục mọi nhà tuyển dụng!