Vì Sao Nhân Viên Làm Việc Kém Và Cách Khắc Phục

Views: 15,858

Đây là việc ít được ưa thích nhất của sếp: một nhân viên làm việc kém hiệu quả và sếp cần phải giúp nhân viên giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt. Nhưng trước khi quyết định sẽ làm gì để khắc phục, sếp phải biết tìm ra nguyên nhân.

Kết quả công việc là sự kết hợp giữa khả năng và động lực làm việc. Một nhân viên cần có khả năng đảm trách công việc và có động cơ thúc đẩy họ làm việc thật tốt. Những vấn đề nảy sinh với hai yếu tố chính này như sau: 

 

A. THIẾU KHẢ NĂNG

Có 4 nguyên nhân dưới đây:

1. Nguồn lực

Nếu nhân viên không có thời gian, tiền bạc, nhân sự hỗ trợ, hoặc nguồn vật chất hỗ trợ cho công việc, họ không thể nào hoàn thành được dù trong lòng rất muốn. Đây là một trong những nguyên nhân mà bạn có thể dễ dàng giải quyết nhất, nhưng bạn phải giải thích cho nhân viên hiểu được rằng nếu họ cần hỗ trợ thì họ phải lên tiếng với bạn trước khi sự việc xảy ra.

2. Chướng ngại vật

Những chướng ngại vật có thể là việc không chốt được hợp đồng với khách hàng, khó khăn trong quá trình làm việc với các phòng ban khác, hoặc những yếu tố không thuộc quyền kiểm soát của nhân viên. Là sếp, bạn phải lưu ý và hỗ trợ nhân viên vượt qua những chướng ngại vật này để họ hoàn thành công việc tốt nhất.

3. Kỹ năng

Đôi khi năng lực yếu kém là do nhân viên thiếu kỹ năng: có thể họ được thăng chức mà chưa sẵn sàng tiếp nhận vị trí mới, hoặc bạn giao nhiều việc ngoài khả năng chuyên môn của nhân viên. Do đó, bạn cần lưu ý việc đào tạo hoặc hướng dẫn thêm để có thể giải quyết vấn đề này.

4. Kỳ vọng

Nếu như bạn không đặt ra những tiêu chí đánh giá rõ ràng cho các dự án công việc, và nếu nhân viên hiểu sai, việc họ không thể thực hiện tốt là hiển nhiên. Bạn hãy ngồi lại và làm rõ những mục tiêu cần đạt được với nhân viên.

 

(Nguồn: Internet)  

 

B. THIẾU ĐỘNG LỰC

Nhóm nguyên nhân thứ hai này nghiêng về các yếu tố cá nhân và cảm xúc của nhân viên nhiều hơn.

1. Không được khích lệ

Bạn có khen ngợi hoặc thưởng cho nhân viên khi họ hoàn thành công việc tốt? Nhiều nhân viên sẽ nản chí nếu như thành quả của họ không được công nhận, và sau đó làm việc sa sút.

2. Không có kỷ luật

Trái lại với việc không khen thưởng nhân viên là không có kỷ luật. Nếu như nhân viên biết rằng không có hình phạt hay hình thức kỷ luật nào khi họ làm việc kém thì họ sẽ vẫn cứ tiếp tục như đi trễ hoặc làm qua loa. Tuy vậy, bạn đừng nên phạt nhân viên bất thình lình mà hãy trao đổi từng bước một về những hậu quả có thể xảy ra nếu như nhân viên không hoàn thành tốt công việc trước khi bạn bắt đầu “lệnh trừng phạt”. 

3. Nhân viên làm việc quá sức

Nếu như nhân viên chán nản hoặc làm việc đến kiệt sức thì sếp phải nạp năng lượng lại cho họ. Việc nhân viên làm quá sức là cảnh báo cho sếp rằng tài năng của nhân viên đang được sử dụng không đúng chỗ. Bạn cần lưu ý khi trao đổi với những nhân viên này về việc họ chưa đạt được hiệu quả mong muốn vì họ có thể sẽ giận dữ hoặc buồn bực sau khi đã bỏ rất nhiều tâm huyết cho công việc.

 

Bạn có thể thấy rằng không có một giải pháp hoàn hảo cho việc xử trí năng lực kém của nhân viên. Trừng phạt nhân viên vì họ không có đủ nguồn lực làm việc hoặc không có kỹ năng cần thiết là không đúng, cũng như cứ khăng khăng gửi nhân viên đi đào tạo thêm trong khi họ chỉ cần khen ngợi là đã có thể làm tốt. Bạn hãy xác định nguyên nhân chính xác trước khi đưa ra giải pháp cho các vấn đề này.

 

Source : Nguồn: LinkedIn

Similar posts "Leadership"

View more

Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn

Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn

Feedback