Tiếp nhận hàng hóa: - Kiểm tra số lượng, chất lượng, và chủng loại hàng hóa khi nhận từ nhà cung cấp hoặc đơn vị vận chuyển. - Đảm bảo các chứng từ liên quan đến lô hàng như phiếu nhập kho, hóa đơn, hợp đồng đều đầy đủ và chính xác. Kiểm tra chất lượng: - Đối với hàng hóa nhập cần kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho. - Phối hợp với bộ phận kiểm tra chất lượng nếu cần thiết. Lưu trữ thông tin nhập kho: - Cập nhật các thông tin nhập kho lên hệ thống quản lý kho (WMS) hoặc phần mềm ERP. - Đảm bảo dữ liệu chính xác để dễ dàng tra cứu và quản lý. - Sắp xếp hàng hóa vào trong kho lưu trữ sau khi đã nhận đủ hàng dựa trên phiếu nhận hàng.
Chuẩn bị hàng hóa: - Dựa trên yêu cầu của đơn hàng, chuẩn bị hàng hóa chính xác về chủng loại, số lượng, và chất lượng. - Đảm bảo hàng hóa được chuẩn bị sẵn sàng trước khi giao cho khách hàng hoặc đơn vị vận chuyển. Lập chứng từ xuất kho: - Lập phiếu xuất kho, hóa đơn, và các chứng từ cần thiết liên quan đến việc xuất kho. - Đảm bảo chứng từ tuân thủ quy định của công ty. Giao nhận hàng hóa: - Giám sát quá trình bốc dỡ hàng hóa khi xuất kho, đảm bảo không bị thiếu hụt hoặc hư hỏng.
Theo dõi tồn kho: - Theo dõi số lượng hàng tồn kho hàng ngày để đảm bảo mức tồn kho phù hợp. Kiểm kê định kỳ: - Tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để đối chiếu số liệu tồn kho thực tế với sổ sách. - Xử lý các chênh lệch tồn kho (nếu có) và điều chỉnh dữ liệu trên hệ thống. Báo cáo tồn kho: - Lập báo cáo tồn kho định kỳ (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) và gửi lên cấp trên. - Đưa ra các đề xuất về điều chỉnh mức tồn kho dựa trên xu hướng tiêu thụ và yêu cầu sản xuất/kinh doanh. - Báo cáo lượng hàng tồn trong kho so với diện tích lưu trữ của kho, đảm bảo hàng hóa có đủ đủ diện tích lưu trữ
Lưu trữ chứng từ: - Quản lý và lưu trữ các chứng từ liên quan đến nhập, xuất, và tồn kho theo đúng quy định của Công Ty - Đảm bảo rằng chứng từ dễ dàng truy xuất khi cần thiết cho kiểm tra, báo cáo, hoặc kiểm toán. Cập nhật hệ thống quản lý: - Đảm bảo dữ liệu về nhập, xuất, tồn kho được cập nhật kịp thời và chính xác trên hệ thống quản lý kho (WMS) hoặc ERP. - Xử lý và sửa chữa các lỗi dữ liệu nếu có.
Bảo quản hàng hóa: - Đảm bảo điều kiện lưu trữ hàng hóa phù hợp, tránh tác động của môi trường như độ ẩm, nhiệt độ làm ảnh hưởng đến chất lượng thép. - Áp dụng các biện pháp phòng chống gỉ sét, hư hỏng cho hàng hóa trong kho. Tuân thủ quy định an toàn: - Đảm bảo các quy trình an toàn trong kho, đặc biệt khi xử lý hàng hóa nặng như thép. - Thực hiện và giám sát các biện pháp phòng chống cháy nổ trong kho.
Job Requirement
- Nam, nữ tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên các chuyên ngành kinh tế, kế toán tổng hợp, kế toán doanh nghiệp.
1. Kiến thức về ngành tôn thép: Hiểu biết về các loại sản phẩm tôn thép, cấu trúc của ngành công nghiệp, quy trình sản xuất và đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm là cần thiết để hiểu rõ về tính chất và yêu cầu của hàng hóa. 2. Kỹ năng quản lý tồn kho: Có khả năng quản lý và tổ chức kho hàng một cách hiệu quả, bao gồm sắp xếp, lưu trữ, và định vị hàng hóa để dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận. 3. Kỹ năng quản lý thời gian: Có khả năng quản lý thời gian và ưu tiên công việc trong một môi trường có áp lực và yêu cầu cao về hiệu suất là rất quan trọng. 4. Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp hiệu quả với các đối tác, nhà cung cấp và bộ phận khác trong công ty để đảm bảo thông tin được truyền đạt một cách chính xác và kịp thời. 5. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Hiểu biết về các hệ thống quản lý kho và sử dụng các phần mềm máy tính để theo dõi và quản lý tồn kho là rất quan trọng. 6. Kỹ năng kiểm soát và giải quyết vấn đề: Có khả năng nhận diện và giải quyết các vấn đề liên quan đến tồn kho và vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả. 7. Kỹ năng làm việc nhóm: Có khả năng làm việc cùng với đồng nghiệp trong kho để đảm bảo các hoạt động diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn. 8. Kỹ năng quản lý dữ liệu: Khả năng phân tích và xử lý dữ liệu tồn kho, đưa ra các báo cáo chính xác và kịp thời cho Ban lãnh đạo. Kỹ năng sử dụng các công cụ và phần mềm để quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và chính xác.