Search Result For : Căn cước công dân

Hiện nay, có hơn 4.000 cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chấp nhận người dân sử dụng thẻ căn cước công dân hoặc ứng dụng VSSID trong khám chữa bệnh.
Sau khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (cơ sở dữ liệu dân cư) chính thức đi vào vận hành và kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam. Với việc vận hành dữ liệu kết nối này, thời gian tới ngành Bảo hiểm sẽ cắt giảm thêm một số thủ tục hành chính cho người dân, trong đó có tiến tới tích hợp thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT) vào Căn cước công dân có gắn chíp để thay cho thẻ giấy.
BHXH Việt Nam hướng dẫn triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chíp khi khám chữa bệnh khám chữa bệnh BHYT. Trước đó, cơ quan này phối hợp với Bộ Công an đồng bộ dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bạn đọc hỏi: Hiện nay, tôi đã được cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Vậy, tôi có cần cập nhật số CCCD trong hồ sơ bảo hiểm xã hội không, hay cơ quan bảo hiểm xã hội cập nhật tự động từ cơ sở dữ liệu của Bộ Công an.
"Tôi đang làm việc có tham gia BHXH và đã được cấp sổ BHXH. Mới đây, do CMND hết hạn nên tôi làm lại và được cấp căn cước công dân. Như vậy, tôi có cần làm thủ tục thay đổi số CMND với cơ quan BHXH để điều chỉnh lại sổ BHXH không?".
Đối với hồ sơ tăng mới, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế người tham gia phải kê khai số định danh cá nhân hoặc căn cước công dân.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị chuẩn bị kế hoạch và nguồn lực để tổ chức khám chữa bệnh cho người bệnh có căn cước công dân gắn chip tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID
Feedback