Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Views: 8,604
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:
Bậc thang dẫn đến thành công của tổ chức là hiệu suất của từng nhân viên. Công việc tối quan trọng đối với nhà quản lý là giao nhiệm vụ cho nhân viên và tạo điều kiện cho họ phát huy tốt nhất có thể. Và thúc đẩy hiệu suất của nhân viên là cả một quá trình chiến lược.
Tập thể nhân sự có năng lực và kỹ năng cao đóng góp phần lớn vào sự phát triển và thành công của tổ chức. Điều này có nghĩa doanh nghiệp cũng cần có các chương trình đào tạo và phát triển để trau dồi kỹ năng cho nhân viên nếu cần thiết.
Nhưng ngay cả vậy, vẫn có những nhân viên có xu hướng làm việc kém hiệu quả. Lý do thì đa dạng nhưng không thể ngó lơ vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Do đó, hãy thử một số phương pháp thúc đẩy hiệu suất mà CareerBuilder “hiến kế”:
1. Quản lý thời gian
Thời gian là nguồn lực không thể cho thuê và đi thuê, hay tích lũy. Trước hết, chính nhà lãnh đạo quản lý cần kiểm soát được thời gian của chính họ, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của doanh nghiệp. Có 3 bước để quản lý thời gian:
- Ghi lại thời gian của bạn: Ghi lại thời gian biểu và hoàn thành các đầu việc theo khung thời gian đó.
- Kiểm soát thời gian: Cắt giảm các nhiệm vụ không hiệu quả hoặc ưu tiên cho đầu việc phù hợp.
- Tối ưu hóa thời gian: làm việc theo nguyên tắc 80/20 - dùng phần lớn thời gian cho công việc quan trọng nhất của bạn.
Do đó, để tăng hiệu suất, điều quan trọng là sử dụng thời gian hiệu quả. Điều đó không có nghĩa là để tận dụng tối đa, bạn cần phải làm việc 70 giờ một tuần. Làm thêm giờ không làm tăng hiệu quả công việc. Quản lý thời gian không chỉ giúp bạn cắt giảm thời gian làm việc mà còn tăng hiệu quả trong những việc bạn làm.
2. Ủy quyền hiệu quả
Nếu bạn là một nhà quản lý, công việc của bạn xoay quanh việc ủy quyền nhiệm vụ cho nhân viên để đạt được mục tiêu và mục đích của công ty. Nhưng tình hình không đơn giản như vậy. Hãy thử một số bước dưới đây trước khi giao nhiệm vụ:
Đưa ra hướng dẫn rõ ràng: Hãy rõ ràng, rành mạch về nhiệm vụ bạn giao cho nhân viên. Nếu chính bạn cũng không biết những gì bạn muốn nhân viên làm, thì rất khó kỳ vọng kết quả như ý từ họ.
Hiểu thế mạnh kỹ năng của nhân viên: Mỗi nhân viên đều đóng góp cho công ty với thế mạnh riêng. Bạn hãy đánh giá khả năng họ có thể hoàn thành công việc ở đâu và như thế nào dựa trên các thế mạnh đó.
Theo dõi tiến độ: Theo dõi tiến độ công việc đã giao giúp bạn kiểm soát được hiệu suất của nhân viên. Nhất là khi bạn cụ thể hóa được thời gian phân bổ cho các nhiệm vụ.
Minh bạch: Minh bạch hoặc trao đổi cởi mở với nhân viên về các mục tiêu và mục đích trước khi ủy quyền đảm bảo sự tin tưởng và thúc đẩy lòng trung thành của nhân viên. Cho nhân viên của bạn quyền tự do thảo luận về những điều họ còn nghi vấn và các ý tưởng mà họ nảy sinh.
Các nhà quản lý chủ động đều biết rằng để nhân viên làm việc năng suất và hiệu quả hơn, thì không thể chỉ đổ công việc lên người họ. Giao tiếp chân thành và giúp nhân viên nhận thức được các mục tiêu của tổ chức là yếu tố quan trọng. Ngoài ra, sẽ càng tốt nếu bạn trao quyền cho họ chủ động vận hành công việc.
3. Tập trung vào nỗ lực của nhóm
Làm việc là nỗ lực của cả nhóm. Vai trò của người quản lý là xây dựng tinh thần làm việc nhóm, cải thiện hiệu suất tập thể của họ và củng cố các mục tiêu của cả nhóm. Bằng cách xác định các quy tắc cho các thành viên trong nhóm và để họ hiểu sức mạnh của nỗ lực chung là rất quan trọng. Trong một đội, các thành viên phụ thuộc lẫn nhau. Người quản lý phải làm cho họ nhận ra khía cạnh này và thúc đẩy họ làm việc theo nhóm.
Một trong những cách dễ nhất để làm điều đó là xây dựng một nhóm gắn kết. Đưa nhóm của bạn đi ăn trưa hoặc có một chuyến đi chơi ngắn ngày cùng nhau có thể giúp phá băng giữa các thành viên và giúp phát triển mối quan hệ tự phát giữa họ. Hoặc bạn có thể có một trò chơi nhỏ, trong đó mỗi thành viên kể về các thành viên khác và sự hiện diện của thành viên đó giúp nhóm hoạt động như thế nào.
4. Tạo động lực và thu hút nhân viên
Những nhân viên gắn bó sẽ có động lực và làm việc nghiêm túc hơn. Động lực là thứ mang lại cho những nhân viên này hiệu quả và sự hài lòng trong công việc.
Nhưng bạn không thể chỉ trông chờ vào những người có động lực và gắn bó. Một thống kê tại Mỹ cho thấy, có khoảng 66% nhân sự mà việc họ nghỉ khiến các công ty thiệt hại 500 tỷ đô la/năm do mất năng suất. Để cải thiện lợi nhuận của công ty và nâng cao tổng năng suất, bạn không thể ngó lơ những nhân viên đang mất động lực, mà hãy tìm cách tạo động lực và sự gắn bó cho họ. Ví dụ:
Xây dựng mối quan hệ cá nhân: Hiểu nhân viên của bạn. Nói chuyện với họ và xây dựng mối quan hệ một cách tự nhiên. Đi cùng một đoạn đường hoặc đi uống cà phê và cố gắng tìm hiểu họ ở mức độ cá nhân. Làm cho họ nhận ra rằng bạn thực sự quan tâm đến họ.
Hãy lắng nghe họ: Có thể họ gặp khủng hoảng cá nhân trong gia đình, hoặc xung đột ở nơi làm việc giết chết động lực của họ. Dù hoàn cảnh ra sao, một chút đồng cảm luôn có thể vực dậy tâm trạng của họ. Điều này sẽ giúp họ có cái nhìn khác và trung thành hơn với công việc của mình.
Phản hồi: Không, hoặc chậm phản hồi ý kiến cho nhân viên thường dẫn đến thái độ xa rời của nhân viên. Xây dựng một nền văn hóa ưu tiên phản hồi của nhân viên. Đây là cách tuyệt vời để thúc đẩy động lực và sự tương tác hai chiều.
Năng suất của nhân viên đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp và tổ chức, để giữ được năng suất đó luôn ở mức tích cực, đổi lại người quản lý cũng cần sự quan tâm ngược lại. Nếu chưa thể đáp ứng về mặt vật chất tương xứng với họ, chí ít hãy dành thời gian cho những chiến lược trên. Đồng thời, đừng bỏ qua những phương án lên dây cót tinh thần cho nhân viên, nhất là trong thời điểm dịch bệnh gây ra các biến động khó lường.
Source : CareerViet
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn