Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.

Bạn có là nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc?

Views: 11,369

Các sếp hay phàn nàn về việc nhân viên nghỉ việc – đặc biệt là tốn kém chi phí và công việc gián đoạn – và đổ lỗi rằng tỉ lệ nhân viên nghỉ việc cao là do những lý do hiển nhiên, mà quên đi rằng nhân viên không bỏ việc, mà bỏ sếp.

 

 

Do đó, các nhà quản lý cần hiểu 9 lỗi họ hay mắc phải dẫn đến việc nhân viên xin nghỉ.

1. Họ bắt nhân viên làm việc quá mức

Nhân viên sẽ kiệt sức nếu làm việc quá mức, nhưng nhiều sếp giao quá nhiều việc cho nhân viên, đặc biệt là những người giỏi. Họ sẽ cảm thấy như họ đang bị phạt vì làm việc quá tốt. Và tất nhiên việc làm việc quá sức cũng phản tác dụng. Nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cho thấy nếu bạn làm hơn 50 giờ mỗi tuần thì năng suất lao động sẽ bị giảm và chẳng làm thêm được gì.

Nếu như bạn tin tưởng và giao nhiều trọng trách cho nhân viên giỏi thì công việc phải đi kèm cùng chế độ lương bổng và đãi ngộ tốt. Nếu bạn chỉ tăng khối lượng công việc, nhân viên sẽ tìm việc mới xứng đáng với sức lao động của họ hơn.

 

2. Họ không công nhận thành quả của nhân viên

Động viên nhân viên giỏi là việc luôn cần phải làm. Sếp phải luôn lưu tâm về sở thích của nhân viên để thưởng cho họ khi đạt thành quả tốt.

 

3. Họ không quan tâm đến nhân viên

Hơn một nửa nhân viên nghỉ việc đều là vì sếp. Những công ty thông minh thường luôn giúp nhân viên cân bằng cuộc sống cá nhân và công việc. Sếp giỏi phải là người chúc mừng cho thành công của nhân viên, thông cảm với họ trong những giai đoạn khó khăn, và thử thách họ, dù đôi khi họ có thể bị tổn thương. Nếu sếp không quan tâm đến nhân viên thì tỉ lệ nhân viên nghỉ việc sẽ cao. Bạn cũng sẽ không thể nào làm việc cho một người suốt 8 tiếng mà họ không quan tâm gì đến bạn ngoài kết quả công việc.

 

 

4. Họ không làm đúng cam kết.

Lời hứa của sếp đối với nhân viên là con dao hai lưỡi: hoặc là bạn làm nhân viên hài lòng, hoặc là họ sẽ nghỉ việc. Khi bạn đưa ra một cam kết đối với nhân viên thì điều này đồng nghĩa với việc bạn đang chứng minh cho họ thấy bạn rất đáng tin cậy và đáng được tôn trọng. Nếu bạn không thể thực hiện được lời nói của mình thì bạn sẽ trở thành người vô tâm và nhân viên sẽ không tôn trọng bạn nữa. Bạn không thể giữ lời hứa thì làm sao có thể yêu cầu nhân viên thực hiên cam kết của họ trong công việc?

 

5. Họ tuyển và thăng chức sai người

Những nhân viên giỏi đều muốn làm việc cùng những người giống mình. Khi sếp không thể tuyển được những người có năng lực tương tự nhau thì những nhân viên giỏi hơn thường cảm thấy có động lực làm việc nữa. Thêm vào đó, nếu sếp thăng chức sai người thì càng tệ hơn và là một sự xúc phạm đối với nhân viên giỏi. Họ có nghỉ việc thì cũng là điều dễ hiểu.

 

6. Họ không để nhân viên theo đuổi đam mê của mình.

Nhân viên giỏi đều có niềm đam mê riêng của họ. Hãy tạo điều kiện để họ theo đuổi đam mê, từ đó nâng cao năng suất làm việc và sự hài lòng trong công việc. Nhưng nhiều sếp chỉ muốn nhân viên co cụm trong phạm vi công việc và lo rằng nhân viên sẽ mất tập trung trong công việc. Lo lắng này là không có căn cứ vì các nghiên cứu đều chỉ ra rằng những nhân viên với niềm đam mê riêng làm việc hiệu quả hơn gấp 5 lần so với nhân viên bình thường.

 

7. Họ thất bại trong việc phát triển kỹ năng cho nhân viên.

Nhiều sếp khi được hỏi về việc họ lơ là nhân viên, họ dùng nhiều lý do như “niềm tin”, “sự tự chủ” và “sự trao quyền”. Một người sếp giỏi phải phát triển được kỹ năng cho nhân viên, cho dù nhân viên có giỏi đi chăng nữa. Họ luôn chú ý và lắng nghe cũng như đưa ra phản hồi cho nhân viên.

Việc quản lý nhân viên đều có khỏi đầu nhưng hầu như không có kết thúc. Khi bạn có những nhân viên tài giỏi, bạn phải tìm ra những mảng công việc để nhân viên có thể phát triển kỹ năng của mình. Nhân viên giỏi muốn được nghe phản hồi từ sếp hơn các nhân viên khác, và do đó bạn phải luôn lưu ý điều này, nếu không nhân viên sẽ dễ chán và tự mãn.

 

8. Họ không khơi gợi được tính sáng tạo của nhân viên.

 

 

Nhân viên giỏi luôn muốn cải thiện những công việc họ được giao phó. Nếu như bạn không để cho nhân viên thay đổi và cải thiện mọi thứ bởi vì bạn hài lòng với những điều hiện tại, bạn đang làm cho nhân viên ghét công việc của mình. Khi bạn giới hạn sự sáng tao của nhân viên, bạn cũng đang tự giới hạn chính mình.

 

9. Họ không thử thách nhân viên.

Sếp giỏi thường đưa ra những thử thách cho nhân viên, thoạt tiên thường là những nhiệm vụ nhìn có vẻ “bất khả thi”. Đây là việc phải làm để giúp nhân viên ra khỏi vùng an toàn của họ và tránh tình trạng bị ì trong công việc. Ngược lại nếu nhân viên chỉ thấy mình đang làm những việc quá dễ dàng hoặc buồn chán, họ sẽ tìm công việc khác nhiều thử thách hơn cho bản thân.

Nếu như bạn muốn giữ chân nhân viên giỏi, bạn phải suy nghĩ cẩn thận về việc bạn đối đãi với nhân viên thế nào. Nhân viên giỏi thường là những “con ngựa bất kham”, nhưng tài năng của họ sẽ cho bạn nhiều điều thú vị trong quá trình quản lý. Bạn phải làm cho họ có mong muốn làm việc cho bạn.

*Nguồn ảnh: Internet

Source : Nguồn: Entrepreneur

Similar posts "Leadership"

View more

Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn

Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn

Feedback