Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.
Views: 12,735
Tóm lược
- Bản thân thư giới thiệu ít có ý nghĩa.
- Người tìm việc thường viết những lá thư này.
- Sử dụng chúng để khởi sự kiểm tra ý kiến tham khảo/người giới thiệu (references).
Sau hơn 20 năm làm công việc kiểm tra kiểm tra thông tin tham khảo, tôi vẫn còn lấy làm lạ sao nhiều nhà tuyển dụng vẫn yêu cầu ứng viên nộp thư giới thiệu từ người sử dụng lao động trước, kèm theo hồ sơ xin việc. Tôi thật không thể tưởng tượng ra được một phương pháp đánh giá ứng viên nào lâu đời hơn.
Dù vậy thói quen cũ khó mà phá vỡ và điều này lý giải nguyên nhân một số nhà tuyển dụng tiếp tục đòi hỏi thư giới thiệu. Tuy nhiên sự thật là những lá thư kiểu này ít khi thể hiện được khả năng ứng viên thích ứng với công việc.
Nếu bạn là người sử dụng lao động, dù ở quy mô lớn hay nhỏ, tôi đoán là ít nhất một lần trong đời, một trong số nhân viên của bạn yêu cầu bạn viết thư giới thiệu cho anh ta. Và tôi cũng đóan thế nào phần lớn các bạn cũng sẽ nói những câu đại loại như, “Ừ, thì anh cứ tự viết đi rồi tôi sẽ đọc lại và ký tên cho anh.”
Giờ hãy đặt mình vào vị trí của người sử dụng lao động tiềm năng. Những lá thư kiểu đó có đánh giá chính xác khả năng nhân viên phù hợp với công việc hay không?Sau đây là một số vấn đề rắc rối liên quan với những lá thư, cho dù bạn gọi đó là gì.
Đầu tiên, đó là hình thức giao tiếp một chiều: Không còn cách nào để khai triển và lấy thêm thông tin chỉ từ một mảnh giấy. Giả dụ như một lá thư giới thiệu nói rằng, "Mary luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả và đúng hạn." Loại hình công việc nào mà chúng ta đang bàn đến? Chúng có dễ dàng hoặc hết sức khó khăn? Liệu Mary có xoay sở nhiều nhiệm vụ cùng lúc hay không, hay cô ta chỉ làm một công việc trước khi làm tiếp việc khác? Nếu công việc của bạn đòi hỏi đảm nhận nhiều chức năng, bạn cần phải biết. Không có cách nào để lấy thêm bất kỳ câu trả lời nào từ một lá thư đơn thuần kiểu này.
Vấn đề kế tiếp là tính xác thực: Nếu bạn là người sử dụng lao động tiềm năng, làm sao bạn biết được tác giả thực sự của lá thư này là ai? Làm sao bạn biết được ứng viên tự viết lá thư này trên giấy viết thư của công ty và giả mạo chữ ký, với hy vọng sẽ không bị phát hiện?
Tuy nhiên, một lá thư giới thiệu vẫn là một công cụ hữu dụng để tiếp cận tác giả nhằm có cuộc trao đổi trực tiếp về khả năng làm việc chung của ứng viên. Một cuộc gọi có thể giải quyết nhiều vấn đề. Đầu tiên, nó đảm bảo tính xác thực của lá thư giới thiệu, dù cho nội dung của nó có là gì đi nữa. Thứ hai, nó sẽ cho phép bạn đề cập thẳng những vấn đề nảy sinh trong lá thư. Thứ ba, nó sẽ cho phép bạn hỏi những câu hỏi liên quan đến biểu hiện trong công việc mà lá thư không nêu ra. Thứ tư, nó sẽ giúp bạn phát hiện ra liệu đây có phải là một trong những lá thư mà tự ứng viên thổi phồng. Ví dụ, nếu bạn xin phép ứng viên liên hệ với tác giả của bức thư và vấp phải sự phản đối, tôi xem như đèn đỏ đã bật lên đối với cơ hội của họ.
Do vậy, hãy tiếp tục đọc thư giới thiệu nhưng nhớ lưu ý kỹ các chi tiết. Và hãy đảm bảo rằng bạn luôn bắt kịp thời đại bằng cách sử dụng những lá thư này như một công cụ đánh giá ứng viên một cách sâu sắc.
Source : Monster
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn