Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.
Views: 5,926
Với việc ra đời Nghị định 146/2018/NĐ-CP, nhiều quyền lợi của chủ thẻ BHYT đã được quy định cụ thể và đảm bảo hơn.
Theo Bảo hiểm xã hội VN, người có thẻ BHYT đến khám chữa bệnh từ ngày 01/12/2018, điều trị ngoại trú hoặc nội trú trước ngày 01/12/2018 nhưng kết thúc đợt điều trị ngoại trú hoặc ra viện từ ngày 01/12/2018 thì được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi quyền lợi hưởng BHYT quy định tại Điều 21 Luật BHYT và mức hưởng theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 và 6, Điều 22 Luật BHYT và Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khác thì quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại Khoản 3, Điều 22 Luật BHYT, trừ các trường hợp sau: Cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh.
Về mức hưởng trong trường hợp sử dụng giấy hẹn khám lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mà trước đó đã được chuyển đúng tuyến theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 22 Luật BHYT. Ngoài các trường hợp nêu trên, mức hưởng thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 22 Luật BHYT.
Đối với các trường hợp khám chữa bệnh tại các tỉnh giáp ranh: Cơ quan BHXH chỉ thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT trong trường hợp người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh, khi đến khám chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh, quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT.
Với trường hợp khám chữa bệnh theo yêu cầu: Quỹ BHYT không thanh toán các chi phí khám chữa bệnh mà người bệnh yêu cầu cơ sở thực hiện.
Trường hợp người có thẻ BHYT đang điều trị nội trú tại cơ sở nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng, quỹ BHYT sẽ thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện. Tuy nhiên, mức hưởng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày thẻ BHYT hết hạn sử dụng.
Theo BHXH VN, trường hợp người có thẻ BHYT đang điều trị ngoại trú (chưa kết thúc đợt điều trị) hoặc đang điều trị nội trú tại cơ sở nhưng có thay đổi mức hưởng BHYT, mức hưởng BHYT mới được tính từ thời điểm thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng.
Với trường hợp chuyển bệnh phẩm hoặc người bệnh đến cơ sở khác để thực hiện dịch vụ kỹ thuật: Thực hiện khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Việc quy định thanh toán chi phí tại cơ sở tuyến xã đối với trường hợp người bệnh được cơ sở tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế (lưu ý các trường hợp này người bệnh vẫn phải cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh theo quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP).
Về thanh toán chi phí vận chuyển: Quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Không thanh toán chi phí vận chuyển trong các trường hợp sau: chuyển từ tuyến xã lên tuyến huyện; chuyển từ tuyến xã lên tuyến tỉnh; chuyển từ tuyến xã lên tuyến Trung ương; chuyển từ tuyến tỉnh lên tuyến Trung ương; chuyển ngang tuyến; chuyển từ tuyến trên về tuyến dưới.
Source : Theo dantri.com.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn