Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Views: 5,705
Đại dịch COVID-19 đã gây ra mức độ và tần suất căng thẳng chưa từng có trong các công sở. Sự bất an về doanh số, thu nhập giảm cũng như nguy cơ việc làm bấp bênh đã gây ra nỗi lo lắng cho nhiều người. Nhìn lại giai đoạn này, có thể thấy: kiểm soát căng thẳng nhất định là điều bạn phải ưu tiên.
Chúng ta biết rằng ở Việt Nam, sau làn sóng COVID-19 thứ ba, cuộc sống và tình hình sản xuất hầu như đã trở lại bình thường. Nhưng dịch COVID-19 cũng chỉ ra những nguy cơ khủng hoảng tinh thần trong lực lượng lao động bởi: giờ giấc làm việc, sức ép tinh thần, tài chính... Đặc biệt khi trong chính sách công ty vẫn còn lỗ hổng về phúc lợi tinh thần.
Trước khi bắt đầu, điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến là công ty đã có chính sách đối với sức khỏe tinh thần của nhân viên chưa?
Chính bản thân bạn đã biết cách nào để nhân viên có thể chia sẻ về vấn đề của họ một cách tin tưởng và cảm thấy an toàn chưa?
Những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định góc nhìn đúng trước khi nâng cấp chính sách hỗ trợ tinh thần cho nhân viên.
1. Xem lại chính sách và lợi ích của công ty
Thực tế là tuy nhân viên không còn làm việc tại nhà, nhưng cùng với việc trường học đóng cửa, và giãn cách giữa các địa phương có thể khiến người giúp việc không thể hỗ trợ, nhiều nhân viên vẫn phải đồng thời chăm sóc các thành viên trong gia đình dù đi làm hay làm việc tại nhà. Nếu họ làm việc tại nhà, nỗi sợ “không kiểm soát được chất lượng công việc” thậm chí còn khiến nhiều lãnh đạo giao khối lượng công việc lớn hơn so với khi làm việc tại công sở. Điều này đã đặt thêm sức nặng trên vai nhân viên.
Khả năng “sống sót” qua đại dịch của xã hội và tập thể phụ thuộc vào khả năng cân bằng của từng cá nhân. Vì vậy, để đảm bảo khả năng chịu đựng lâu dài của nhân sự, bạn hãy tính đến một kế hoạch về giờ làm việc linh hoạt. Hãy cho nhân viên cơ hội sắp xếp lịch trình theo ý muốn và cho phép họ nghỉ ngơi một chút trong ngày để “giải nén”.
Về phúc lợi, nếu bạn không có căn cứ để đánh giá hiệu quả của những phúc lợi tinh thần, hãy thực hiện khảo sát nhanh để xem cái gì là nhu cầu sát sườn đối với nhân viên. Trong những ngày đại dịch bất thường, nhu cầu cũng khác những ngày thường, nên thẻ thành viên phòng gym hoặc bữa xế miễn phí sẽ không hiệu quả bằng gói thành viên của ứng dụng dạy yoga online hoặc thẻ quà tặng để đặt hàng hoặc đồ ăn online.
Và cũng đã đến lúc, những lãnh đạo sáng suốt có thể tính đến một phúc lợi vô cùng quan trọng của công ty: Kết nối với các dịch vụ tư vấn sức khỏe tâm lý và tạo điều kiện cho nhân viên sử dụng thử.
2. Cung cấp các kỹ năng giải tỏa căng thẳng
Để nhân viên thấy rằng sức khỏe của họ quan trọng đối với doanh nghiệp, bạn có thể chia sẻ các mẹo và kỹ năng để giúp họ tự tạo một ngày làm việc hiệu quả. Ví dụ: bộ phận nhân sự, marketing nội bộ có thể gửi các mẹo WFH hoặc gói sử dụng miễn phí các ứng dụng thiền chánh niệm, gói Cao cấp của ứng dụng âm nhạc. v...v…
(Hãy hiểu rằng: nếu tình trạng giãn cách xã hội đã đến mức WFH, thì nhân viên của bạn thậm chí còn không có cơ hội ra khỏi nhà đi dạo hoặc đến quán cafe để giải tỏa sau một tuần chôn chân làm việc trong nhà. Thậm chí đến gần đây, các quán cafe mới được mở cửa trở lại.)
Ngoài ra, một workshop online với chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm lý để hỗ trợ nhân viên về các kỹ năng giải tỏa căng thẳng cơ bản.
Bằng cách tổ chức các hoạt động này, bạn cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng hành động để hỗ trợ nhân viên. Đó không chỉ là một đặc quyền, mà còn là một ưu tiên giúp vận hành kinh doanh hiệu quả và an toàn.
3. Cổ vũ văn hóa chia sẻ an toàn
Không phải nhân viên nào cũng sẵn sàng chia sẻ vấn đề căng thẳng của mình với đồng nghiệp hoặc quản lý. Vì mặc dù hầu hết mọi người đều từng trải qua khủng hoảng tâm lý một vài lần trong đời, nhưng vẫn có nhiều người kỳ thị những người có vấn đề về sức khỏe tâm lý. Và những người đang trong giai đoạn khó khăn càng khó chia sẻ vì sợ bị đánh giá.
Nhưng khi những người bị căng thẳng đè nén cảm xúc, họ có thể bị suy sụp tinh thần hoặc các vấn đề về thể chất. Là quản lý, bạn hiểu rất rõ các nguy cơ nếu các nhân viên mắc sai lầm hoặc đơn giản là nghỉ việc. Để ngăn chặn điều này, hãy xây dựng một văn hóa doanh nghiệp hòa nhập, tôn vinh cá tính độc đáo của mỗi người bằng sự công bằng và tử tế.
Và đặc biệt ngăn chặn các hành vi kỳ thị đối với những người có quê hương, hoặc nơi cư trú xuất hiện ổ dịch. Hãy viết chính sách công ty về phòng tránh dịch bệnh và các cách hỗ trợ một cách thấu cảm, nhấn mạnh vào sự an toàn của nhân viên. Nếu trong công ty có bệnh nhân COVID-19, hoặc một dịch nào đó khác, và buộc chúng ta phải có các biện pháp cách ly hay điều trị vì liên đới, chúng ta không nên đối xử với họ như kẻ thù - vì trong đại dịch, ai trong chúng ta cũng có nguy cơ vô tình trở thành F0.
4. Sắp xếp thời gian vui chơi và giao tiếp
Giai đoạn WFH hoặc làm việc nhưng “hạn chế hoạt động đội nhóm đông người” khiến nhân viên phải dựa giao tiếp ảo để kết nối với đồng nghiệp và các hoạt động nhóm. Việc hạn chế giao tiếp có tác động tiêu cực đối với nhiều người.
Đó là lý do tại sao bạn nên khuyến khích nhân viên của mình tham gia các cuộc cafe online không liên quan đến công việc, mà chính xác là để tán gẫu như khi họ ở văn phòng. Bạn cũng có thể tổ chức các hoạt động nhóm ảo, chẳng hạn như câu đố trong ngày, để giải phóng năng lượng tiêu cực của chúng ta.
(Xem thêm các tư vấn của CareerBuilder về Mẹo giữ “lửa” cho nhân viên thời dịch.)
Phải sống được trước khi làm việc được
Thực tế, giữ cho tinh thần của chính bạn phấn chấn trong một bối cảnh bất bình thường với các nguy cơ lởn vởn xung quanh là một công việc khó khăn. Với các nhân viên cũng thế.
Nhưng có khắc phục được nhược điểm mới xây dựng được khả năng phục hồi. Hậu COVID-19, chúng ta hiểu rằng: cho dù tình hình sắp tới mông lung đến đâu, thì chúng ta cũng chỉ có thể đón nhận tương lai nếu giữ được động lực từ hôm nay.
Source : CareerViet
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn
Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn