Bạn quyết dấn thân vào con đường du mục kỹ thuật số: văn phòng thay đổi liên tục - nay có thể là văn phòng tại gia, nhưng mai là quán cà phê quen, ngày kia là một co-working space, hoặc thậm chí từ một khu nghỉ dưỡng ở nước ngoài. Nghe có vẻ thú vị, nhưng bạn đã chuẩn bị gì chưa?
Không sếp nào muốn giải quyết mớ hỗn độn của một nhân viên vô tổ chức: quá hạn deadline, các dự án đình trệ, thông tin sai lệch... Họ thà nhận một nhân viên thiếu kinh nghiệm còn hơn. Vậy bạn cần chứng minh được kỹ năng tổ chức, hệ thống hóa công việc ngay trong buổi phỏng vấn.
Xu hướng hiện tại là người phỏng vấn đặt ra các câu hỏi mở. Qua đó, họ có thể đánh giá sâu hơn về kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện của bạn. Đọc để cùng chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tiếp theo nhé.
Không có cách nào để biết chắc chắn kết quả ngay sau khi phỏng vấn, nhưng chúng ta vẫn có thể tự đánh giá tình hình thông qua một số dấu hiệu tích cực. Thử xem bạn có phải là một ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng không nhé!
Phỏng vấn là cơ hội để thể hiện bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí ứng tuyển. Nhưng để làm được điều đó, bản thân bạn cần nắm rõ những điểm mạnh cá nhân. CareerViet sẽ giúp bạn xác định điểm mạnh cũng như cách thể hiện chúng hiệu quả khi trả lời phỏng vấn.
Hóa ra dịch COVID-19 cũng mang lại tin tốt hiếm hoi: bạn không phải lặn lội đến công ty mà có thể trả lời phỏng vấn ngay tại nhà. Tuy vậy, tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm nếu không quen với kiểu gặp gỡ online như thế này. Để không bị công nghệ làm cho bối rối, hãy lưu ý những chi tiết khiến một cuộc phỏng vấn xin việc "có nguy cơ không thành công" nhé.
Chọn loại công việc mà bạn sẽ làm là một trong những quyết định quan trọng nhất trong đời. Việc đưa quyết định có thể mất vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm trong khi vừa tìm kiếm vừa học hỏi, rà soát, tự vấn bản thân. Có tư duy rõ ràng, bạn sẽ rút ngắn được thời gian.
“Chính sách thị trường lao động và nâng cao kỹ năng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới của hội nhập quốc tế sâu rộng hơn…”, thông điệp được đưa ra tại hội thảo “Về chính sách thị trường lao động và sự cần thiết nâng cao kỹ năng trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đồng tổ chức ngày 26/11 tại Hà Nội.
Từng có rất nhiều chia sẻ hữu ích về các sai lầm không thể bỏ qua trong khi viết CV, nhưng có lẽ đến nay danh sách này vẫn chưa kết thúc. Bài viết này sẽ gợi ý thêm về 9 thông tin mà mọi người tìm việc đều nên cân nhắc loại bỏ khỏi CV. Hãy cùng CareerViet.vn xem nhé!
Khi quyết định trở lại, điều khó khăn đối với hầu hết ứng viên là chọn cho mình một chức danh, mô tả công việc trong quá khứ cho hợp lý. Vai trò làm cha mẹ, nội trợ... không phải dễ dàng để truyền tải đến nhà tuyển dụng cho hữu hiệu.