Search Result For : phỏng vấn thành công

Khi đi phỏng vấn, ứng viên đều cần chuẩn bị chu đáo với suy nghĩ mọi thứ sẽ diễn ra trong bầu không khí chuyên nghiệp nhất. Thế nhưng, bạn đừng quá ngạc nhiên khi có những lúc mọi thứ lại không diễn ra như mong đợi bởi vì phỏng vấn viên mà bạn tiếp xúc có kỹ năng phỏng vấn khá yếu kém dẫn đến việc buổi nói chuyện có thể sa đà vào những câu hỏi lan man.
Sao họ phải chọn phỏng vấn bạn trong lúc có trong tay danh sách dài những ứng viên khác đã hội đủ điều kiện? Cớ gì phải mất thời gian và dành cơ hội cho một ứng viên đang “đứng mấp mé” ở ranh giới của yêu cầu tuyển dụng như bạn?
“Bạn nghĩ sao về mức lương cho vị trí này?” Đây là câu hỏi đơn giản, thường được đưa ra vào cuối buổi phỏng vấn, nhưng đôi khi cực kỳ khó trả lời. Dù cho bạn tự tin đến mức nào khi phản hồi thì vẫn luôn có khả năng phỏng vấn viên nói rằng mức lương bạn kỳ vọng nhiều hơn ngân sách họ có thể chi trả. Vậy làm gì để cải thiện tình hình khi bạn thực sự thích công việc này?
Ứng viên tìm việc luôn có rất nhiều vấn đề để lo lắng. Chừng như các buổi phỏng vấn việc làm chưa đủ khiến bạn căng thẳng vì phải nhớ bằng hết những điều nên và không nên làm thì bạn lại còn phải bận tâm thêm về vấn đề trang phục nữa.
Không ít sinh viên mới tốt nghiệp chia sẻ rằng họ phải đối mặt với câu hỏi hóc búa: “Tôi cần có kinh nghiệm để tìm được việc làm, nhưng tôi lại cần có công việc thì mới tích luỹ được kinh nghiệm”
Trả lời: “Tôi không biết” cho tất cả các câu hỏi bạn không có đáp án thật sự không phải là một ý kiến hay! Điều này có thể gây cho người hỏi cảm giác khó chịu và tạo nên hình ảnh thiếu chuyên nghiệp, vụng về trong cách giải quyết vấn đề cho bản thân người được hỏi.
Hãy tin điều này: Nắm bắt mọi chi tiết dù nhỏ nhất – như ai là người bạn cần gặp, gửi xe ở đâu, cần đem theo giấy tờ gì – có thể tạo nên sự khác biệt lớn và tự tin cho bạn trong ngày phỏng vấn. Vì vậy trước khi đối diện với cuộc phỏng vấn việc làm tiếp theo của mình, hãy chắc rằng bạn đã trả lời được 6 câu hỏi quan trọng sau.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát gần đây của CareerViet với sự tham gia của hơn 2099 giám đốc tuyển dụng và chuyên viên nhân sự thì trang phục màu xanh da trời và màu đen là tốt nhất và màu cam là màu gây cảm giác tệ nhất.
Kỹ năng mềm chính là những khả năng liên quan đến sự lãnh đạo, huấn luyện, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề… Tất cả các yếu tố này giúp cho công việc và mối quan hệ của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Có nhiều người tìm việc thường bổ sung chúng vào cùng với các kỹ năng chính trong hồ sơ. Cũng không ít trường hợp bỏ qua kỹ năng mềm và chỉ chú trọng đến nghiệp vụ, chuyên môn chính.
Chúng ta học rất nhiều từ những lần phỏng vấn của chính mình và của những người khác. Sẽ có điều thuận lợi, hoàn hảo nhưng thi thoảng vẫn không ít tình huống dở khóc, dở cười. Nhưng đừng nghe rồi vội quên, đó cũng là những bài học hữu ích.
CareerViet cùng nhiều chuyên gia tuyển dụng khác đều cho rằng thể hiện sự tuyệt vọng trong quá trình xin việc không mang lại kết quả tốt. Sau đây là những cách để nhận ra bạn có đang tuyệt vọng hay không và làm sao để vượt qua chuyện đó.
Có không ít những nỗi sợ hãi thường trực khi lần đầu đi phỏng vấn. Với những người thiếu kinh nghiệm, những nỗi sợ này đã khiến họ phải bỏ lỡ những cơ hội việc làm quý giá.
Không phải lúc nào bạn cũng nhận được những câu hỏi "dễ chịu" từ nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Đôi khi, bạn được thử thách bởi những câu hỏi mang tính khá tiêu cực. Bạn phải làm gì để "lật ngược thế cờ" và ghi điểm thuyết phục trước nhà tuyển dụng? Hãy xem bài viết sau đây...
Phỏng vấn hội đồng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đây là một hình thức phỏng vấn đầy căng thẳng bởi bạn phải thu hút sự chú ý của cả hội đồng chỉ không phải chỉ riêng một người.
Bạn nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ về cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, theo chuyên gia nghề nghiệp David Couper, có nhiều thông tin bất ngờ xung quanh cuộc phỏng vấn.
Feedback