Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 27,488
Chúng ta học rất nhiều từ những lần phỏng vấn của chính mình và của những người khác. Sẽ có điều thuận lợi, hoàn hảo nhưng thi thoảng vẫn không ít tình huống dở khóc, dở cười. Nhưng đừng nghe rồi vội quên, đó cũng là những bài học hữu ích.
Hy vọng những câu chuyện dưới đây sẽ là bài học kinh nghiệm cho bạn.
1. Hai năm nữa bạn sẽ ở đâu...
Chị Đỗ Nguyễn Hải Yến, Giám đốc Tiếp thị & Truyền thông – CareerViet Vietnam chia sẻ một câu chuyện “dở khóc dở cười” khi phỏng vấn ứng viên: “Sau phần trao đổi về mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên hỏi tôi ‘Chị nhìn em vầy, chị thấy em có tướng làm lãnh đạo không chị?’ Kinh nghiệm từng phỏng vấn qua rất nhiều ứng viên, tôi gặp không ít cá tính độc đáo nhưng câu hỏi "mạnh mẽ" đến thế này thì quả thật hết sức ngạc nhiên”.
Trên thực tế, các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những người tự tin, có mục tiêu và dám đương đầu. Tuy nhiên, theo chị Hải Yến: "Bạn phải biết mình đang ở đâu. Mọi sự đều có khởi đầu và kết thúc. Tài năng cũng cần nền tảng và được chứng minh. Trước khi "vô tư" nói những điều mình thích hãy nhìn lại và nhớ rằng bạn đang dự phỏng vấn, để chắc rằng bạn đã chuẩn bị đủ cho mọi thứ nói ra là thuyết phục và không ngớ ngẩn".
2. Lời khen không phải lúc nào cũng tốt!
Anh Lê Minh Long – 30 tuổi, kỹ sư công nghệ – vốn là người hoạt bát, hài hước thường mang lại tiếng cười thú vị cho bạn bè. Sự hài hước này giúp ích anh rất nhiều trong công việc, và lần phỏng vấn tại một công ty phần mềm Nhật Bản, anh cũng không ngại ngần dụng “chiêu” hài để thu phục lòng người. Minh Long kể lại: "Phỏng vấn tôi là một phụ nữ Nhật rất duyên dáng, xinh đẹp. Đến giai đoạn gần như kết thúc buổi trò chuyện, giữa những thắc mắc và chia sẻ mục tiêu nghề nghiệp, tôi đã hào hứng bày tỏ rằng ''nếu được làm việc với một người thông minh, trẻ hơn độ tuổi như chị là hạnh phúc của tôi’. Người phụ nữ ấy đã từ tốn hỏi lại ‘Anh đoán tôi bao nhiêu tuổi?’ Không ngần ngừ tôi đáp ''Chị chỉ tầm 37 - 38 tuổi thôi!''. Và bạn biết không, có lẽ đó là câu cuối cùng tôi còn nói rõ ràng mà chưa phải mang cảm giác ngượng ngùng bối rối. ''Tôi năm nay 33 tuổi’ là câu trả lời, giọng chị ấy nhẹ nhàng và không thoáng chút gì phật ý.”
Lời khen không phải lúc nào cũng tốt!
Lời khen đâu phải lúc nào cũng tốt. Hãy chọn đúng thời điểm, và đặc biệt, chớ khen vội khi chỉ mới lướt qua ở cái nhìn đầu tiên. Đừng để những chi tiết không đáng phá vỡ giá trị câu chuyện trước đó.
3. Bạn có thích ca hát không?
Bạn Đoàn Việt Hằng, nhân viên freelance ngành truyền thông 26 tuổi, có một kỷ niệm khá buồn cười. Hằng nhớ lại, "Lần đầu đi phỏng vấn, tôi vừa mừng vừa lo. Khi người phỏng vấn nói rằng: ‘Em điền sở thích cá nhân là ca hát, vậy chắc hát rất hay. Hát thử anh nghe nào?’ Nếu không hát chắc là bị loại. Dù giọng không hay, tôi vẫn gom hết tự tin hát thật to một bài trong ánh mắt ngạc nhiên, thú vị của nhà tuyển dụng. Thực hiện xong nhiệm vụ Hằng mới vỡ ra là anh ấy chỉ hỏi cho vui không ngờ mình làm thật." Câu chuyện của Việt Hằng kết cục lại rất có hậu, bởi "không rõ anh ấy có chấm thêm điểm ngoan ngoãn, tự tin vào hồ sơ hay không mà đã chọn Hằng trở thành nhân viên công ty” và cô biết chắc một điều là nhà tuyển dụng không loại ứng viên hát dở.
Tình huống khó xử luôn xảy ra trong những cuộc phỏng vấn, và để lại cho cả hai bên nhiều kỷ niệm khó quên. Ai cũng có những dấu ấn cho riêng mình. Chớ buồn phiền, xấu hổ hoặc thấy ngại ngần vì chuyện đã qua! Một lần vấp là một cơ hội để nhận biết, học hỏi. Chúng ta luôn có thể cải thiện bản thân từ những sai sót của mình và người khác.
Source: CareerViet Vietnam
Please sign in to perform this function