Marketing là gì? Tìm hiểu thông tin ngành Marketing từ A - Z

Viewed: 152,889

Một doanh nghiệp có thể tạo được dấu ấn riêng tới khách hàng hay không thì phụ thuộc rất lớn vào ngành Marketing, đặc biệt trong nền kinh tế với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn với mức lương khá cao, ngành Marketing là gì cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy Marketing là gì? Ngành marketing gồm những mảng nào? Hãy cùng CareerViet tìm câu trả lời nhé!

Marketing là gì?

Tìm hiểu khái niệm marketing là gì?

“Marketing là gì?” không được xác định bằng một khái niệm duy nhất mà thuật ngữ này được giải thích dưới nhiều quan điểm khác nhau. Theo Philip Kotler, người được mệnh danh là cha đẻ ngành Marketing hiện đại, ông nêu cụ thể Marketing là gì như sau và được tạm dịch là:

“Marketing là khoa học và nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu để khai thác lợi nhuận tối ưu.” Như vậy, Marketing chính là cầu nối khăng khít giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu. Theo nhiều tài liệu, định nghĩa marketing là gì còn được giải thích về mặt cấu trúc:

“Market”: là “cái chợ” hay có thể hiểu là “thị trường”. Đây là một mắt xích quan trọng trong khâu lưu thông hàng hóa, là gặp gỡ giữa người mua và người bán.

“ing” hậu tố chỉ các sự vật, sự việc đang tiếp diễn: mang ý nghĩa sự vận động của thị trường một vòng tuần hoàn, nó hoạt động liên tục và không có kết thúc.

Marketing là gì? Marketing là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp
Marketing là gì? Marketing là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp

Marketer là gì?

Marketer là người chịu trách nhiệm quảng bá sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp. Họ tìm ra các chiến lược có thể thúc đẩy doanh số bán hàng và lợi nhuận đồng thời đảm bảo các chiến lược này phù hợp với nhu cầu khách hàng cũng như thị trường. Bây giờ chúng ta đã biết Marketer là ai, hãy cùng CareerViet xem nhân viên marketing là gì?

Marketer là người chịu trách nhiệm quảng bá sản phẩm hay dịch vụ
Marketer là người chịu trách nhiệm quảng bá sản phẩm hay dịch vụ

Nhân viên marketing là gì?

Nhân viên marketing thuộc bộ phận Marketing của công ty, tổ chức. Công việc của họ là triển khai các kế hoạch marketing do giám đốc marketing (CMO), trưởng phòng, cấp trên trực tiếp đề ra. Nhóm nhân viên marketing sẽ đảm bảo toàn bộ những hoạt động marketing được diễn ra suôn sẻ, hướng tới mục tiêu chung.

Ngành Marketing là gì?

Để đáp ứng nhân sự cho thị trường lao động trong lĩnh vực marketing, nhiều trường đại học/cao đẳng đã mở ngành Marketing. Các bạn sinh viên chuyên ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức tổng quan về marketing như:

Marketing là gì? Các mảng trong marketing là gì

Nghiên cứu thị trường

Tìm hiểu về marketing và chiến lược tiếp thị

Định vị thương hiệu

Phân tích độ cạnh tranh

Hoạch định ngân sách marketing

Đo lường hiệu quả chiến dịch

Ngành Marketing là gì?
Ngành Marketing là gì?

Học Marketing ra trường làm gì?

Theo khảo sát, Marketing là một ngành có nhu cầu tuyển dụng rất cao, trong những năm gần đây Marketing luôn thuộc top 6 những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao nhất.

Hiện nay hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều đào tạo ngành Marketing. Sinh viên sẽ được học tất cả từ những kiến thức bao quát như Marketing căn bản, Quản trị Marketing, Quản trị bán hàng đến những kiến thức chuyên môn như việc làm Digital Marketing, việc làm Quản trị thương hiệu,... và những kiến thức từ những buổi trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp. 

Sau khi ra trường, các bạn có thể tự tin tìm cho mình một công việc đúng chuyên môn của mình tại các công ty doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực như y tế, giáo dục, công ty thương mại, cơ quan nhà nước, Agency,...

Với tấm bằng Marketing, bạn có thể đảm nhiệm vị trí việc làm chuyên viên nghiên cứu thị trường, việc làm truyền thông marketing, việc làm chuyên viên quảng cáo, việc làm content marketing, việc làm chăm sóc khách hàng, việc làm tổ chức sự kiện, việc làm truyền thông nội bộ,... Có vô số ngành nghề cho các bạn lựa chọn và đặc biệt cơ hội thăng tiến của ngành này là rất cao, có thể lên chức quản lý chỉ sau 1 năm kinh nghiệm.

Ngành Marketing bao gồm rất nhiều các vị trí công việc khác nhau
Ngành Marketing bao gồm rất nhiều các vị trí công việc khác nhau

Kỹ năng cần có của một nhân viên marketing chuyên nghiệp

Trong quá trình học tập, các bạn không chỉ cần học tốt những kiến thức về marketing là gì mà còn phải chủ động trau dồi những kỹ năng mềm để giúp các bạn tự tin và nổi trội hơn so với các ứng viên khác khi đi ứng tuyển xin việc. Vậy kỹ năng cần có của một nhân viên marketing là gì?

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Đây là kỹ năng vô cùng đặc biệt và quan trọng với một sinh viên Marketing bởi tính chất của Marketing là không ngừng đổi mới, nếu không sẽ nhanh chóng bị lỗi thời và đào thải. Mỗi một chiến dịch Marketing sẽ cần một ý tưởng khác nhau để có thể gây ấn tượng và sự hiếu kỳ đến khách hàng. Chính vì vậy người tuyển dụng sẽ đánh giá bạn rất tốt nếu bạn có khả năng tư duy, sáng tạo.

Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng giao tiếp

Tính chất đặc thù của Marketing là phải giao lưu và trao đổi các vấn đề với khách hàng và đối tác, không ngừng truyền tải nội dung thông điệp thông qua ngôn ngữ và hình ảnh. 

Chính vì vậy, biết cách giao tiếp hiệu quả, điều chỉnh hành vi và ngôn ngữ của mình để phù hợp với từng đối tượng khách hàng thì bạn sẽ tiếp cận và thuyết phục được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm

Không một doanh nghiệp nào có thể phát triển nếu các nhân viên của họ hoạt động độc lập, không có sự tương tác với nhau. Bạn sẽ không chỉ làm việc với các bộ phận trong phòng Marketing mà còn phải phối hợp với các phòng ban khác trong công ty như IT, nhân sự, thiết kế,... 

Đây là một trong những kỹ năng tạo nên văn hóa của một công ty, các bạn cần rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm

Khả năng thích nghi và linh hoạt

Với sự vận động không ngừng của marketing thì marketer cần có khả năng thích nghi cao và ứng biến linh hoạt. Bạn cần bình tĩnh để giải quyết các “khủng hoảng” bất ngờ cũng như xoay chuyển tình thế để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Kỹ năng bán hàng

Bán hàng là một phần không thể thiếu trong marketing. Dù bạn làm ở bộ phận nào thì kỹ năng bán hàng là vô cùng cần thiết. Bởi vì các marketer luôn phải sáng tạo không ngừng nghỉ để “thuyết phục” khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp ngay khi chưa có kế hoạch mua hàng.

Ngoài ra, để trở thành một Marketing giỏi, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn như kỹ năng phân tích thị trường, kỹ năng chỉnh sửa ảnh, video,.. Với các kỹ năng này, chắc chắn sau khi ra trường bạn sẽ được các nhà tuyển dụng săn đón.

Kỹ năng bán hàng
Kỹ năng bán hàng

Marketing là làm gì? 10 công việc marketer làm mỗi ngày

Dù trong lĩnh vực nào thì marketing cũng đảm nhận việc thực hiện nghiên cứu và tiếp cận thị trường nhằm tìm kiếm những cơ hội kinh doanh và phát triển một cách hiệu quả. Vì vậy, marketer phải hoạt động liên tục với các mục tiêu nhất định. Mời bạn tham khảo ngay các công việc thường nhật của marketer để lập kế hoạch làm việc hợp lý hơn:

Đề ra mục tiêu cụ thể

Hầu như các marketer chuyên nghiệp hiện này đều đặt ra cho mình các mục tiêu phát triển nhất định. Khi bản thân bạn có những dự định rõ ràng hiểu được bản chất của marketing là gì sẽ dễ dàng thành công hơn. Bởi đôi khi việc hình thành được dữ liệu khách hàng, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu để có được mức doanh thu mong đợi.

Học hỏi từ đối thủ trong ngành Marketing

Việc học hỏi từ chính đối thủ như: Xác định được đối tượng là ai? Phương thức hoạt động? Cách triển khai hiệu quả? Và xác định được điểm mạnh, điểm yếu ra sao.

Marketer cần đặt ra cho mình các mục tiêu phát triển nhất định
Marketer cần đặt ra cho mình các mục tiêu phát triển nhất định

Xác định đúng đối tượng khách hàng

Việc xác định được đúng đối tượng khách hàng là điều tiên quyết hàng đầu cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Để làm được điều này thì chúng ta có thể tự thiết kế ra những mô hình mẫu để xác định đúng được đối tượng khách hàng tiềm năng.

Viết content

Viết content là bạn cần phải viết blog, email marketing, slide,.. Cùng nhiều ấn phẩm quảng cáo khác nữa. Một nhân viên marketing chuyên nghiệp có thể tạo ra vô vàn những nội dung quảng cáo mang tính viral chia sẻ rộng rãi với khách hàng.

Giáo dục và duy trì quan hệ với khách hàng

Ngay từ giây phút khách hàng tìm đến thương hiệu của mình trên Internet thì bạn nên bắt đầu gây dựng mối quan hệ với khách hàng chính từ thời điểm đó. 

Nhân viên marketing sẽ duy trì các mối quan hệ với khách hàng bằng cách quan hệ qua email automated. Trong các email đó sẽ bao gồm các phần content mà khách hàng quan tâm nhằm xác định rõ được sở thích của khách hàng là gì.

Marketer nên gây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng
Marketer nên gây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Lắng nghe ý kiến từ cộng đồng

Việc lắng nghe được ý kiến về thương hiệu và sản phẩm của khách hàng về dịch vụ của mình thực sự vô cùng quan trọng trong marketing. Ví dụ như khách hàng phản hồi về những bất cập về thương hiệu của bạn trên mạnh xã hội, thì chính thời điểm đó bạn phải giải quyết bằng cách tiếp nhận phản hồi và giúp khách hàng đưa ra giải pháp hợp lý.

Phân khúc khách hàng hiệu quả

Trong từng chiến dịch marketing thì so với phương pháp gửi email đồng loạt thì phương pháp này có vẻ hiệu quả hơn hẳn. Là một marketer chuyên nghiệp thì bạn phải tìm cách phân biệt các đối tượng khách hàng với nhau để đưa ra các phương pháp tiếp cận cụ thể.

Liên tục thử nghiệm

Trong quá trình tìm hiểu về marketing thì đây được coi là một trong các hoạt động được mong đợi nhất trong quá trình marketing. Phương thức là bạn có thể thử nghiệm bằng cách kiểm tra 2 phiên bản trong cùng một landing page, hoặc là phải kiểm tra lại toàn bộ content của cả website.

Luôn lắng nghe được ý kiến về thương hiệu và sản phẩm của khách hàng về dịch vụ
Luôn lắng nghe được ý kiến về thương hiệu và sản phẩm của khách hàng về dịch vụ

Đo lường và phân tích

Vai trò của một nhân viên marketing là phải thường xuyên theo dõi được hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án và đo lường chúng sao cho chuẩn xác nhất. 

Bên cạnh đó, cần phải xem xét thêm kết quả của các chiến lược marketing, cụ thể là tổng số lượng trang đã trình chiếu rồi, các email đã được thông qua và cuối cùng là mức độ tương tác trong sự kiện, bài post trên mạng xã hội.

Sáng tạo

Sáng tạo được coi là một trong những yêu cầu hàng đầu của một marketer thực thụ nhưng bạn cũng lưu ý rằng không nên lạm dụng trong việc cạnh tranh mà nên dùng kỹ năng đó để khám phá những điều mới mẻ và ứng dụng một cách đúng đắn nhất.

Thường xuyên theo dõi dự án, khám phá những điều mới mẻ và ứng dụng đúng đắn nhất
Thường xuyên theo dõi dự án, khám phá những điều mới mẻ và ứng dụng đúng đắn nhất

Cơ hội việc làm trong ngành Marketing

Theo khảo sát, thống kê tại các tin tuyển dụng trên các nền tảng, tuyển dụng các vị trí liên quan đến Marketing chiếm đến khoảng hơn 50%. Với tốc độ phát triển, ngày càng nhiều các thương hiệu mới ra đời thì con số trên sẽ không ngừng tăng lên. 

Với nhu cầu tuyển dụng cao như vậy, cường độ cạnh tranh giữa các ứng viên cũng khá gay gắt để có thể vào được những công ty lớn. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chuẩn bị sẵn sàng kiến thức và kỹ năng, sẵn sàng đương đầu với các thử thách thì sẽ chẳng nhà tuyển dụng nào lỡ từ chối bạn.

Thông thường, những ai yêu thích ngành này đều bắt đầu trải nghiệm từ sớm. Ngay từ khi còn đi học họ đã thử sức trong các lĩnh vực như viết blog, chạy quảng cáo, làm nội dung sáng tạo, thiết kế hình ảnh,... Chăm chỉ, nỗ lực sẽ giúp hành trình tìm việc làm của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Nếu bạn muốn trải nghiệm trong ngành Marketing mà chưa biết tìm việc ở đâu thì hãy truy cập CareerViet - nơi có rất nhiều công việc trên khắp cả nước từ vị trí thực tập sinh đến vị trí quản lý.

Cơ hội việc làm trong ngành Marketing chiếm đến khoảng hơn 50%
Cơ hội việc làm trong ngành Marketing chiếm đến khoảng hơn 50%

Mức lương của ngành Marketing là bao nhiêu?

Đội ngũ Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, vì vậy mức lương trả cho một nhân viên Marketing khá cao so với các ngành khác. 

Mức lương sẽ vào khoảng 9.6 - 11.9 triệu/ tháng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm mức lương chi tiết của từng vị trí công việc tại VietnamSalary với 135.000 mẫu đã qua kiểm duyệt.

Mức lương của ngành marketing sẽ khoảng 9.6 - 11.9 triệu/ tháng
Mức lương của ngành marketing sẽ khoảng 9.6 - 11.9 triệu/ tháng

 

 

Lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing

Là một ngành nghề với sự phát triển nhanh và mức lương hấp dẫn, rất nhiều bạn sẽ quan tâm đến con đường phát triển sự nghiệp của ngành Marketing, hãy cũng CareerViet tìm hiểu:

Thực tập sinh: Để tận dụng khoảng thời gian sau khi ra trường, bạn có thể lựa chọn thực tập tại các công ty ngay từ khi còn đi học. Với vị trí này, công việc của bạn chủ yếu sẽ hỗ trợ các công việc như viết bài truyền thông, khảo sát nghiên cứu, chăm sóc khách hàng,..
Nhân viên - Chuyên viên Marketing: Giai đoạn này bạn sẽ được tham gia trực tiếp vào các chiến dịch Marketing của công ty, lên kế hoạch và chịu trách nhiệm với công việc của mình. 
Trường bộ phận, trưởng phòng: Với những công ty lớn, phòng Marketing sẽ được chia thành các bộ phận để dễ dàng quản lý và phân chia công việc. 

Với kinh nghiệm và chuyên môn cùng kỹ năng lãnh đạo, sắp xếp công việc, quản lý thời gian thì bạn hoàn toàn có thể đảm nhiệm vị trí này và cao hơn nữa là vị trí Giám đốc Marketing.

Lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing
Lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing

Tầm quan trọng của marketing đối với doanh nghiệp

Qua nội dung trên, mọi người chắc hẳn hiểu marketing là gì cũng như học marketing sau này ra trường sẽ làm gì? Vậy dưới góc nhìn của một doanh nghiệp thì marketing đem lại những lợi ích gì?

Marketing truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp đến khách hàng

Ngoài chính doanh nghiệp thì các marketer mới hiểu sâu và rõ nhất về sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp. Vậy nhiệm vụ của các chuyên viên marketing là gì? Chính là cung cấp thông tin sản phẩm, thông điệp từ doanh nghiệp đến đối tượng khách hàng tiềm năng nhằm thúc đẩy doanh số. Các thông tin mà khách hàng cần nắm được là:

Chi tiết về thông tin sản phẩm/ dịch vụ bao gồm cả công năng, thành phần, giá trị mang lại cho người dùng, cách sử dụng,...

Bên cạnh đó, marketer còn muốn gửi đến khách hàng các thông tin sự kiện lớn của công ty, chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng trung thành,...

Marketing truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp đến khách hàng
Marketing truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp đến khách hàng

Cân bằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và lớn

Marketing hiện đại (Modern marketing) áp dụng các phương thức marketing mang tính hệ thống, tập trung vào thị trường. Vì vậy, marketing giúp các doanh nghiệp lớn tối đa hóa lợi nhuận thông qua hiểu biết về nhu cầu của khách hàng.

Mặc khác, các cơ sở kinh doanh hay doanh nghiệp nhỏ lại có quan tâm nhiều hơn về chi phí marketing. Thông qua Digital marketing bao gồm Social Media, SEO marketing, Email marketing,... mà họ có thể tiếp cận đúng với tệp khách hàng cũng như tiết kiệm ngân sách.

Duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng

Như đã đề cập ở trên mục marketing là gì, marketing là một quá trình vận động của thị trường nên sau bán hàng thì doanh nghiệp còn phải thực hiện hoạt động hậu mãi, chăm sóc khách hàng,... 

Việc duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng vô cùng cần thiết bởi đây chính là cách giữ chân người dùng, duy trì lòng tin với thương hiệu, đẩy mạnh word of mouth và khiến khách hàng quay lại trong tương lai.

Duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng
Duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng

Tương tác với khách hàng ở mọi lúc mọi nơi

Khác với phương thức truyền thống thì marketing hiện đại tiếp cận với khách hàng ở khắp mọi nơi nhờ vào các thiết bị di động, vô tuyến truyền hình, âm thanh,... Đặc biệt là tương tác thông qua mạng xã hội đã ngày càng phổ biến, điều này đã giúp doanh nghiệp triển khai các hoạt động quảng cáo cũng như đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn đối tượng tiềm năng.

Marketing giúp doanh nghiệp tăng đơn hàng

Suy cho cùng mục đích cuối cùng của mỗi tổ chức, doanh nghiệp là muốn tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, mục tiêu chính của marketing cũng phải giúp doanh nghiệp bán được hàng hóa và dịch vụ.

Marketing hiện đại kết nối nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp, bao gồm các bước từ nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ,... đến khâu bán hàng và hậu mãi, chăm sóc khách hàng. Việc xoay chuyển mục tiêu marketing sang người dùng làm trọng tâm mang lại kết quả khác biệt và tạo ra góp phần nâng cao doanh số.

Vai trò của marketing là gì? Marketing giúp doanh nghiệp tăng đơn hàng
Vai trò của marketing là gì? Marketing giúp doanh nghiệp tăng đơn hàng

Tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển lâu dài

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc duy trì hoạt động kinh doanh và mở rộng tệp khách hàng là điều vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, các chiến lược marketing đóng vai trò then chốt, giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng, tạo dựng lòng trung thành và thúc đẩy doanh thu.

Xu hướng Marketing trong tương lai

Chắc hẳn sau khi đã tìm hiểu qua marketing là gì, nhiều bạn sẽ tò mò không biết xu hướng marketing là gì trong tương lai. Một số công nghệ và chiến lược đang định hình tương lai của marketing như:

Trí tuệ nhân tạo (AI): AI đang thay đổi cách doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Bằng cách phân tích dữ liệu và dự đoán nhu cầu khách hàng, AI giúp tối ưu hóa chiến lược quảng cáo, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Video Marketing: Video ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng như YouTube và TikTok. Video marketing giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách hiệu quả, tạo sự gần gũi và thu hút khách hàng.

Customer Experience Marketing: Chìa khóa để thành công trong thời đại số chính là tập trung vào trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp cần cá nhân hóa thông điệp, phân tích dữ liệu khách hàng và mang đến những trải nghiệm riêng biệt cho từng người.

Metaverse: Metaverse là một thế giới ảo kết hợp VR, AR, đồ họa đa chiều và AI, tạo ra những trải nghiệm tương tác chân thực chưa từng có. Đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp muốn khám phá và kết nối với khách hàng theo cách mới.

Affiliate Marketing: Affiliate Marketing là hình thức tiếp thị liên kết, cho phép mọi người kiếm thêm thu nhập một cách an toàn và bền vững. Sự gia tăng của KOC và KOL là minh chứng cho sự phổ biến của hình thức này.

Xu hướng Marketing trong tương lai
Xu hướng Marketing trong tương lai

Các loại hình marketing phổ biến nhất

Bên cạnh khái niệm marketing là gì, các loại hình marketing là gì cũng được nhiều người quan tâm không kém. Một số loại hình phổ biến nhất hiện nay như:

SEO marketing

SEO là viết tắt của từ tiếng Anh “search engine optimization”, hay được gọi đơn giản là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình tối ưu hóa nội dung của một trang web nhằm cải thiện thứ hạng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Các marketer sử dụng phương pháp này để thu hút khách hàng tiềm năng thông qua những từ khóa họ quan tâm.

SEO marketing không còn quá xa lạ với các chiến lược marketing của doanh nghiệp bởi đây là một phương pháp giúp tiết kiệm chi phí với hiệu quả kéo dài. Đa phần người làm trong lĩnh vực này có thể làm các việc sau:

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu từ khóa

Viết nội dung chuẩn SEO

Thực hiện tối ưu SEO onpage, SEO offpage, SEO technical,...

Đo lường hiệu quả và báo cáo

Công việc của một SEO marketing
Công việc của một SEO marketing

SEM marketing

Mục đích của SEO và SEM marketing đều hữu ích với công cuộc tăng nhận diện thương hiệu và lượng truy cập. Tuy nhiên, khác với SEO thì SEM là hình thức quảng cáo trả phí. Bạn cần trả tiền để nội dung được hiển thị trong trang đầu tiên của công cụ tìm kiếm hay đặt liên kết trong các trang nội dung khác. Hình thức này còn được gọi là PPC - Pay-per-click.

Việc tạo một chiến dịch SEM hiệu quả không quá khó, bạn chỉ cần thực hiện tuần tự các bước sau:

Nghiên cứu từ khóa liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp

Mở Google Ads và tạo chiến dịch quảng cáo

Sàng lọc từ khoá phù hợp nhất

Tạo một quảng cáo sẽ hiện trên SERP

Chọn chiến lược đặt giá thầu và chỉ số PPC

Công việc của một SEM marketing
Công việc của một SEM marketing

Content marketing

Là một content marketer, bạn sẽ đảm nhiệm vai trò sáng tạo nội dung, cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp những vướng mắc của khách hàng, từ đó thúc đẩy hành vi mua sắm của họ. Công việc cụ thể của Content marketing bao gồm:

Quản lý, xây dựng, triển khai các bài viết trên website, blog, social

Phối hợp với bộ phận SEO để đưa ra chiến lược triển khai nội dung trên các kênh của công ty

Sản xuất các nội dung cho các chiến dịch Marketing, cho hoạt động truyền thông

Sáng tạo, viết những bài viết PR theo yêu cầu

Công việc của một Content Marketing
Công việc của một Content Marketing

Social marketing

Facebook, Zalo, TikTok, Instagram, Twitter,... là yếu tố không thể thiếu cho một chiến dịch marketing thành công của doanh nghiệp. Thông qua các trang mạng xã hội, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tương tác với một tệp khách hàng tiềm năng lớn. Đây là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng tỷ lệ mua hàng hay bổ trợ cho SEO marketing.

Social marketing bao hàm luôn các hình thức: Influencer Marketing (KOL, KOC,...), quản trị mạng xã hội, content marketing, quảng cáo,...

Công việc của một Social marketing
Công việc của một Social marketing

Print marketing

Print marketing có thể hiểu là hình thức quảng cáo, tuyên truyền trên các tờ báo, tạp chí,... Các doanh nghiệp sẽ tài trợ cho bài báo để đặt ảnh và nội dung về sản phẩm hay dịch vụ. Đây kênh truyền thông truyền thống nhưng vẫn duy trì đến nay bởi nó phù hợp với tệp khách hàng nhất định.

Tuy là phương pháp “cũ” nhưng đừng nghĩ chúng “nhàm chán”. Print marketing vô cùng đa dạng về hình thức để thu hút sự chú ý của khách hàng như tờ rơi, sổ tay, hàng mẫu, catalog,... Thậm chí, các nội dung được doanh nghiệp đầu tư đặt trên bài báo dưới hình thức “PR ngầm”, vô cùng tự nhiên mà độc giả khó mà phân biệt được.

Công việc của một Print marketing
Công việc của một Print marketing

Marketing online

Marketing online (hay còn gọi là Internet Marketing) là một dạng quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu tới khách hàng thông qua nền tảng trực tuyến. Với vị trí này bạn sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường và hỗ trợ triển khai các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Các công việc cụ thể như:

Sắp xếp, thống kê và đo lường báo cáo hiệu quả hoạt động của các kênh truyền thông trực tuyến, từ đó lên kế hoạch cho các hoạt động marketing online hiệu quả.

Lập kế hoạch marketing online: nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu, ngân sách marketing, thông điệp truyền tải, đưa ra mức KPIs,...

Lên ý tưởng, nội dung ads và trực tiếp triển khai các kế hoạch quảng cáo trên Facebook, Google theo ngân sách,...

Công việc của một Marketing online
Công việc của một Marketing online

Video marketing

Video marketing là một khái niệm không quá mới nhưng vài năm trở lại đây lại trở nên hot hơn bao giờ hết. Các TVC, music video,... mang tính giải trí cao được đầu tư cả về tiền bạc và chất xám.

Marketing gồm những mảng nào?

Sau khi đã tìm hiểu rõ bản chất của marketing là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu marketing gồm những mảng nào sau đây:

Đội ngũ Brand

Đội ngũ Brand là những chuyên gia đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Họ là những người thấu hiểu giá trị cốt lõi, điểm độc đáo của thương hiệu, từ đó định hình cách thức truyền tải thông điệp đến khách hàng.

Nhiệm vụ chính của đội ngũ Brand là tạo ra chiến lược thương hiệu, quản lý các yếu tố như logo, bao bì sản phẩm, thông điệp quảng cáo,... Mục tiêu cuối cùng là tạo nên sự nhất quán và nhận thức tích cực về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Đội ngũ Brand
Đội ngũ Brand

Public Relations

Quan hệ công chúng là một lĩnh vực then chốt trong việc tạo dựng mối quan hệ vững chắc giữa doanh nghiệp và công chúng. Đội ngũ quan hệ công chúng đóng vai trò như những người "dẫn đường", xây dựng chiến lược giao tiếp hiệu quả, quản lý thông tin và phản hồi kịp thời với các bên liên quan, bao gồm khách hàng, cộng đồng và nhà đầu tư.

Research Agency

Công ty nghiên cứu thị trường hoạt động như những "bác sĩ" của thị trường, chuyên sâu vào việc khám phá và phân tích hành vi, nhu cầu của khách hàng, cũng như nắm bắt các xu hướng tiêu dùng. Họ sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học, như khảo sát, phỏng vấn, và phân tích dữ liệu để thu thập thông tin chi tiết về thị trường.

Thông tin thu thập được từ các công ty nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược marketing hiệu quả, phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.

Research Agency
Research Agency

Creative Agency

Công ty sáng tạo là những "nghệ sĩ" của ngành Marketing, chuyên tạo ra những ý tưởng độc đáo và nội dung truyền thông hấp dẫn. Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, sản xuất video, viết nội dung và phát triển chiến dịch quảng cáo, luôn nỗ lực tìm kiếm những ý tưởng mới lạ, thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng.

Trade Marketing

Trade Marketing là lĩnh vực tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác hiệu quả với các đối tác thương mại, bao gồm nhà bán lẻ, nhà phân phối và đại lý. Đội ngũ Trade Marketing là những người "cầu nối" giữa doanh nghiệp và các kênh phân phối, giúp sản phẩm và thương hiệu tiếp cận hiệu quả đến khách hàng cuối cùng.

Họ tạo ra các chiến lược và chương trình khuyến mãi, quảng cáo, trưng bày sản phẩm, nhằm tăng cường hiệu quả bán hàng và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Trade Marketing
Trade Marketing

Marketing 4P là gì? Tổng quan về Marketing Mix

Marketing Mix thường xoay quanh 4 yếu tố Product, Price, Promotion, Place hay còn gọi là Marketing 4P. Ngoài ra, trong quá trình phát triển Marketing xuất hiện nhiều biến thể khác như 7P, 9P. Nhưng 4P vẫn là nguyên tắc cốt lõi và được áp dụng phổ biến nhất:

Product – Sản phẩm

Sản phẩm từ doanh nghiệp có thể là hàng hóa hay dịch vụ. Như vậy, marketer cần xác định được dòng sản phẩm chủ lực để tập trung phát triển và đầu tư. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến các vấn đề như sau:

Có nên mở rộng dòng sản phẩm hay không?

Tên sản phẩm/dịch vụ đã đủ thu hút hay chưa?

Khách hàng đang sử dụng sản phẩm của công ty như thế nào?

Quy trình tạo ra sản phẩm đã tối ưu chưa?

Đặc điểm nổi bật để cạnh tranh với sản phẩm của đối thủ.

Product – Sản phẩm
Product – Sản phẩm

Pricing – Định giá

Xác định giá cho sản phẩm và dịch vụ là một quy trình khá thử thách cho doanh nghiệp. Dựa trên chiến lược kinh doanh, phân khúc thị trường và thế mạnh, marketer cần đưa ra một chiến lược giá hợp lý để khách hàng sẵn sàng mở hầu bao. Để định giá sản phẩm, bạn cần trả lời cho các câu hỏi sau:

Chi phí bỏ ra để tạo ra một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu?

Lúc nào nên áp dụng chính sách giảm giá?

Giá bán sản phẩm có đủ sức cạnh tranh với đối thủ hay chưa?

Các phương thức thanh toán có thể áp dụng được là gì?

Pricing – Định giá
Pricing – Định giá

Promotion – Quảng bá/ xúc tiến thương mại

Trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm thì khách hàng cần biết đến sự tồn tại của nó. Vì vậy, một chiến dịch marketing thành công không thể thiếu promotion. Quảng bá/ xúc tiến thương mại chẳng những để bán hàng mà còn cải thiện lòng tin với thương hiệu.

Vậy để hoàn thành tốt chữ P thứ 3 này, các doanh nghiệp cần phải làm gì? Xem ngay các gợi ý bên dưới:

Chọn kênh quảng bá phù hợp

Truyền tải đúng thông điệp từ sản phẩm

Phân tích hiệu quả và liên tục cải thiện

Promotion – Quảng bá/ xúc tiến thương mại
Promotion – Quảng bá/ xúc tiến thương mại

Place – Kênh phân phối

Hệ thống phân phối tác động không nhỏ đến hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, marketer cần xây dựng một hệ thống cung cấp sản phẩm và dịch vụ để gia tăng tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm. Có rất nhiều chiến lược phân phối sản phẩm, bao gồm:

Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).

Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).

Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
Nhượng quyền (franchising).

Place – Kênh phân phối
Place – Kênh phân phối

Hướng dẫn thiết kế CV chuyên nghiệp cho ngành Marketing

Marketing là gì? Marketing là không ngừng sáng tạo. Ngoài trau dồi cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm thì không thể thiếu một chiếc CV marketing chuyên nghiệp và sáng tạo. 

Nếu bạn đang không biết thiết kế CV như nào thì hãy để CareerViet giúp bạn. Chỉ với 3 bước đơn giản là bạn có thể hoàn thành một chiếc CV tự thiết kế theo ý thích để có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Ngành Marketing học trường nào ở Hà Nội, TP.HCM

Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Marketing. Nếu ở Hà Nội bạn có thể tham khảo các trường đại học như: Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Thương Mại, Đại học Hà Nội, Học viện Tài Chính, Đại học Thăng Long,..

Ở TP.HCM bạn có thể theo học tại các trường như Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Đại học Hoa Sen, Đại học Tài chính - Marketing,... Dù học ở trường nào thì chỉ cần bạn chăm chỉ thì tỷ lệ bạn có việc làm ngay khi ra trường là rất cao.

Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Những câu hỏi thường gặp về ngành marketing là gì?

Marketing làm nghề gì?

Marketing là ngành sẽ phụ trách các công việc liên quan đến tiếp thị, truyền thông và quảng cáo. Có rất nhiều vị trí công việc thuộc ngành Marketing như Truyền thông, Quảng cáo, Quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp, Nghiên cứu thị trường, Phát triển sản phẩm, Định giá sản phẩm,..

Marketing là gì? Marketing phụ trách tiếp thị, truyền thông và quảng cáo.
Marketing là gì? Marketing phụ trách tiếp thị, truyền thông và quảng cáo.

Ngành Marketing cần học những môn gì?

Mỗi trường sẽ có một lộ trình đào khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có những môn học để cung cấp các kiến thức cần thiết cho sinh viên. 

Ngoài các môn nền tảng như Marketing căn bản, Marketing dịch vụ, Quản trị Marketing,..các bạn sẽ được đào tạo các môn chuyên ngành như: Quản trị quảng cáo, Chiến lược quảng cáo, Nghiên cứu Marketing, Quản trị sản xuất, Truyền thông Marketing tích hợp, Chiến lược phương tiện truyền thông,...

Ngành Marketing cần học những môn gì?
Ngành Marketing cần học những môn gì?

Có thể tự học marketing không?

Ngành marketing ngày một phổ biến hơn nên bạn hoàn toàn có thể tự nghiên cứu các kiến thức về marketing thông qua sách, báo, các diễn đàn, các khóa học online,... Nếu bạn đam mê sáng tạo, yêu thích khám phá, kinh tế thì tự học marketing sẽ không quá khó.

Học marketing có khó không?

Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên bạn cần xác định thế mạnh của bản thân cũng như kết hợp với sở thích, đam mê hiện tại. Marketing sẽ dễ dàng cho những bạn nhanh nhạy, tư duy sáng tạo và thích kinh tế. Vì vậy nếu thấy mình thích hợp thì bạn đừng ngại nghiên cứu và trải nghiệm các việc làm trong ngành marketing nhé.

Đừng ngại nghiên cứu và trải nghiệm về ngành marketing là gì, marketing có khó không,...
Đừng ngại nghiên cứu và trải nghiệm về ngành marketing là gì, marketing có khó không,...

Hy vọng sau bài viết này, CareerViet đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Marketing là gì, và có thêm tự tin và đam mê theo đuổi ngành này. Hãy trau dồi thêm thật nhiều kiến thức, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn để có thể trở thành một chuyên viên Marketing thực thụ. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Marketing, thì hãy truy cập ngay CareerViet.vn để kết nối với hàng ngàn nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, khám phá những vị trí hấp dẫn và bắt đầu hành trình phát triển sự nghiệp của bạn!

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY TNHH MTV THANG MÁY TAIYO VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MTV THANG MÁY TAIYO VIỆT NAM

Salary : 10 Mil - 15 Mil VND

Ha Noi

PMAX - Total Performance Marketing Company
PMAX - Total Performance Marketing Company

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN AK (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN AK (VIỆT NAM)

Salary : 12 Mil - 18 Mil VND

Ha Noi

Công Ty TNHH Perfect Companion Việt Nam
Công Ty TNHH Perfect Companion Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH MATHPRESSO VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MATHPRESSO VIỆT NAM

Salary : 10 Mil - 13 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH JOB HOUSE
CÔNG TY TNHH JOB HOUSE

Salary : 11 Mil - 20 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ

Salary : 18 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH sân golf Palm Sông Bé
Công ty TNHH sân golf Palm Sông Bé

Salary : Competitive

Binh Duong

CT CP Tập Đoàn Thái Tuấn
CT CP Tập Đoàn Thái Tuấn

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SUN DO
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SUN DO

Salary : 11 Mil - 13 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ FOXAI
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ FOXAI

Salary : Competitive

Ha Noi

Công ty Cổ phần Đầu Tư Rovi Holdings
Công ty Cổ phần Đầu Tư Rovi Holdings

Salary : 40 Mil - 60 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI FND
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI FND

Salary : 12 Mil - 20 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP ĐIỂM
CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP ĐIỂM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED
CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED

Salary : 10 Mil - 15 Mil VND

Ho Chi Minh

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Salary : Competitive

Ha Noi

Công Ty TNHH Việt Thành Việt Nam
Công Ty TNHH Việt Thành Việt Nam

Salary : Competitive

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN ULTD THỊNH PHÁT
CÔNG TY CỔ PHẦN ULTD THỊNH PHÁT

Salary : 12 Mil - 15 Mil VND

Ho Chi Minh | Ha Noi

Công Ty TNHH Map Pacific Singapore
Công Ty TNHH Map Pacific Singapore

Salary : Competitive

Dong Nai

CÔNG TY TNHH WELLNESS LIFESTYLE
CÔNG TY TNHH WELLNESS LIFESTYLE

Salary : Competitive

Ha Noi

Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông
Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông

Salary : 1,500 - 3,000 USD

Ha Noi

CÔNG TY TNHH WELLNESS LIFESTYLE
CÔNG TY TNHH WELLNESS LIFESTYLE

Salary : Competitive

Ha Noi

Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON
Công ty TNHH TM&ĐT LA.MA.SON

Salary : 12 Mil - 17 Mil VND

Ha Noi

Công Ty TNHH T.M.G
Công Ty TNHH T.M.G

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ FOXAI
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ FOXAI

Salary : Competitive

Ha Noi

CÔNG TY TNHH NHÀ HÀNG LỘC VÀNG
CÔNG TY TNHH NHÀ HÀNG LỘC VÀNG

Salary : 15 Mil - 17 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM GBH
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM GBH

Salary : 12 Mil - 15 Mil VND

Ha Noi

GoodFood
GoodFood

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Da Nang

Công ty TNHH PHD
Công ty TNHH PHD

Salary : 15 Mil - 20 Mil VND

Ha Noi

CJ Foods Vietnam
CJ Foods Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH ANTSOMI VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH ANTSOMI VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Ahamove
Ahamove

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH CAO SU INOUE VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH CAO SU INOUE VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ha Noi

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

BIM Group
BIM Group

Salary : Competitive

Ha Noi

Avanti Group
Avanti Group

Salary : 35 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ Y TẾ COMPASS
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ Y TẾ COMPASS

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty CP Đầu tư Legacy
Công ty CP Đầu tư Legacy

Salary : Over 18 Mil VND

Ha Noi

AGRESO CO., LTD.
AGRESO CO., LTD.

Salary : 500 - 1,000 USD

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Nhà Hòa Bình
Công Ty Cổ Phần Nhà Hòa Bình

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Fursys VN
Công Ty TNHH Fursys VN

Salary : Competitive

Dong Nai

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

NHA KHOA VIỆT MỸ
NHA KHOA VIỆT MỸ

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Similar posts "Winning Job Application"

Tổng hợp mẫu CV xin việc đơn giản, thu hút nhà tuyển dụng
Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!
Hồ sơ xin việc gồm những gì? Những quy định về hồ sơ xin việc cần lưu ý
Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!
Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch xin việc xin việc chi tiết, chuẩn nhất 2024
Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!
Cách viết thư xin việc ấn tượng, chinh phục được nhà tuyển dụng
Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!
Đơn xin việc là gì? Top mẫu đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng
Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào
Bật mí bí kíp "săn" Voucher 100K và nâng tầm CV chỉ với vài phút tham gia Minigame!
Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback