Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 35,083
Khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, hầu hết ứng viên dành thời gian “lên kịch bản” cho những câu hỏi mang tính tích cực từ nhà tuyển dụng như: “Hãy miêu tả những thế mạnh của bản thân và điều bạn có thể đóng góp vào công ty”. Thông thường, ứng viên sẽ bị bất ngờ khi nhận những câu hỏi mang tính thử thách, như khi đề cập đến những thất bại hay khi đứng trước những tình huống khó khăn.
Giữ thái độ tích cực
Vậy, bạn sẽ làm gì khi đối diện với những tình huống “gây khó” từ nhà tuyển dụng? Bạn hoàn toàn có thể “lật ngược tình thế” để biến tình huống khó khăn này thành pha “ghi điểm” đầy ấn tượng. Bí quyết rất đơn giản: hãy giữ thái độ tích cực.
Sau đây là tình huống khi ứng viên đối mặt với nhà tuyển dụng và cách thức vượt qua thử thách này:
Câu hỏi: Hãy kể lại một tình huống khi anh/chị có bất đồng với đồng nghiệp và cách thức anh chị giải quyết vấn đề.
Câu trả lời tệ: Tôi thường rất hòa hợp với đồng nghiệp.
Lí do chính khiến câu trả lời này thất bại là do nó không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng: đưa ra tình huống và cách giải quyết. Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng đánh giá khả năng ứng biến và cách xử trí của ứng viên. Nhà tuyển dụng tìm kiếm ví dụ khi bạn đối diện với những tình huống khó khăn hay các vấn đề về con người và cách bạn kiểm soát tình hình khi giao tiếp và xử lí công việc.
Câu trả lời hay như sau: Có lần trong nhóm có 1 thành viên làm việc không tích cực và điều này ảnh hưởng đến kết quả công việc và tinh thần của cả nhóm. Bác ấy đã lớn tuổi và là một người có thâm niên làm việc trong công ty. Mọi người rất thất vọng nhưng không ai lên tiếng về điều này.
Tôi đã chọn 1 thời điểm thích hợp để trao đổi riêng với bác ấy. Thật không dễ dàng khi bắt đầu – bác có vẻ phật ý khi tôi nhắc đến những biểu hiện trong công việc của bác và đưa ra những lí do để biện hộ. Bác bảo tôi hãy chú ý đến công việc của mình, đừng quan tâm đến việc của bác.
Tôi vẫn giữ bình tĩnh. Tôi từ tốn nói bác hiểu tôi lo lắng về hiệu quả công việc của cả nhóm hơn là đánh giá kết quả công việc của bác. Tôi cũng lo lắng về cả nhóm sẽ hòa đồng và cùng làm việc với nhau như thế nào. Bác ấy bình tĩnh lại và giải thích những khó khăn mà bác đang vấp phải. Khi bác hiểu rằng thái độ trong công việc của bác ảnh hưởng đến thành quả lao động của cả nhóm, bác trở nên cởi mở và dễ tiếp thu hơn. Tinh thần làm việc của cả nhóm gia tăng đáng kể sau buổi làm việc đó, và cả hiệu suất công việc nữa.
Câu trả lời này đã giải quyết câu hỏi về đối diện với tình huống khó khăn với thái độ tích cực, đồng thời, nó cũng cho thấy bạn là người chủ động sẵn sàng đảm đương những nhiệm vụ mà người khác còn ngần ngại.
Bạn có thể nhận thấy có hàng tá những điểm tích cực bạn có thể đưa ra khi trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng – thậm chí đó là khi trả lời cho một tình huống rất tiêu cực.
Bạn đã cho nhà tuyển dụng thấy được cách bạn giải quyết các vấn đề với con người.
Chuyển những việc tiêu cực sang khía cạnh tích cực là kỹ năng mà bạn cần học hỏi và rèn luyện. Khi bạn gặp một câu hỏi khó hay đề cập đến những vấn đề tiêu cực, hãy dành một phút ngẫm nghĩ câu hỏi và hướng câu trả lời đến những phẩm chất mà bạn có.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Lược dịch từ Careerbliss
Please sign in to perform this function