Bên cạnh chế độ hưu trí được đánh giá là "hào phóng", các quy định mới bổ sung vào dự luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi còn duy trì sàn lương hưu tối thiểu để bảo vệ người lao động, đảm bảo an sinh.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29.6.2023 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, từ 1.7.2023, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 12,5% đến 20,8%.
Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, cần xác định rõ hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong từng lĩnh vực nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm; đồng thời đẩy nhanh hơn nữa lộ trình cải cách tiền lương, đảm bảo cho cán bộ, công chức được tăng dần mức sống, yên tâm công tác.
Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi các bộ, ngành lấy ý kiến xây dựng Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Em ơi anh có thắc mắc về đối tượng hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội, cụ thể là công nhân công an có được hưởng chế độ ốm đau không em? Nếu có thì mức hưởng như thế nào? Đây là câu hỏi của anh C.T đến từ Ninh Thuận.
Theo ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc BHXH TPHCM, đề xuất giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu và chỉ được nhận 50% khi rút BHXH một lần đều là vì người lao động.
Việc sửa điều kiện hưởng lương hưu theo hướng giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu sẽ tạo cơ hội cho người lao động tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục vẫn được hưởng lương hưu.
Đề xuất đưa ra, lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội từ 15 đến dưới 20 năm thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu là 2,25%.