Khi thực hiện cải cách tiền lương, lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính lương hiện tại được bãi bỏ. Cơ cấu tiền lương của công chức, viên chức được bổ sung phụ cấp thâm niên nghề, tiền thưởng...
Do chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn để để xuất thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu vùng, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất lùi thời gian họp thương lượng tiền lương đến quý IV năm 2023.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29.6.2023 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, từ 1.7.2023, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 12,5% đến 20,8%.
Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, cần xác định rõ hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong từng lĩnh vực nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm; đồng thời đẩy nhanh hơn nữa lộ trình cải cách tiền lương, đảm bảo cho cán bộ, công chức được tăng dần mức sống, yên tâm công tác.
Bộ Quốc phòng tiếp thu kiến nghị của cử tri về việc thực hiện chính sách lương, nhà ở cho quân nhân. Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu, ban hành chính sách phù hợp thực tiễn.
Muốn hưởng lương hưu, người lao động phải đáp ứng đủ điều kiện về tuổi và số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Song vẫn có những trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỷ lệ hưởng.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, cải cách tiền lương nên xác định mục tiêu. Theo đó trong quá trình xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, phải xác định mức tiền lương tối thiểu, đảm bảo mức sống tối thiểu, nếu không sau đó, công chức sẽ rất khó khăn, mà đặc biệt là người lao động.