Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.

Quyền lợi khi tham gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

Lượt xem: 5,324

1- Được hưởng Lương hưu và Bảo hiểm y tế:

a/ Điều kiện:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định.

- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn.

- Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện khi: Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời.

* Lưu ý: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm.

b/ Mức hưởng:

- Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Lương bình quân đóng BHXH

+ 15 năm đầu = 45% ;

+ Cộng thêm mỗi năm kế tiếp = 2% (nam) hoặc 3% (nữ)

* Lưu ý: Mức hưởng lương hưu tối đa = 75%

2- Được điều chỉnh lương hưu:

Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ, theo công bố của Nhà nước.

3- Được trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu:

Khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu hàng tháng còn được nhận trợ cấp 1 lần.  Mức trợ cấp tính từ năm đóng BHXH thứ 26 (nữ) và năm thứ 31 (nam). Mỗi năm được hưởng 0,5 tháng mức thu nhập bình quân đóng BHXH.

4- Được trợ cấp BHXH 1 lần:

a/ Điều kiện:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

- Chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần.

- Ra nước ngoài để định cư.

b/ Mức hưởng:

Mỗi năm tham gia BHXH được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện TN.

* Lưu ý: Khi tính mức lương hưu hằng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được tính như sau: Có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

5- Chế độ mai táng phí:

Đang tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 5 năm hoặc đang nhận lương hưu nếu không may bị chết (hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết), người thân được nhận mai táng phí (bằng 10 tháng lương tối thiểu chung).

6- Được trợ cấp tuất một lần:                                             

a/ Trường hợp người lao động đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết:

- Thân nhân hưởng tính theo số năm đóng BHXH của người chết: Mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.

- Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm.

- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

b/ Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết:

Thân nhân hưởng tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Nếu chết vào tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.

c/ Trường hợp người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

- Tuất hàng tháng: Người đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:

+ Tuất cơ bản: 50% mức lương tối thiểu chung/định suất.

+ Tuất nuôi dưỡng: 70% mức lương tối thiểu chung/định suất (trường hợp không còn người trực tiếp nuôi dưỡng).

+ Số người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp quy định.

+ Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN chết.

- Tuất một lần: Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm bị chết hoặc thân nhân đủ 15 năm trở lên nhưng thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được làm tròn. Mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH.

Nguồn : Theo bhxhtphcm.gov.vn

Bài viết cùng chuyên mục "Thị trường & Xu hướng"

Xem thêm

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Feedback