Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.

Thư xin việc nói bạn biết điều gì

Views: 16,042

Khi tuyển dụng vị trí mới, có nhiều điều thôi thúc bạn bỏ qua những bước khác để đi ngay vào việc xem xét các resume và portfolio ấn tượng. Với hàng tá hồ sơ cần phải đọc trong khi thời gian đưa ra quyết định nên phỏng vấn ai thì không nhiều, thư xin việc thường bị bỏ quên trong quá trình tuyển dụng.

Hãy cùng xem một số lý do giải thích vì sao thư xin việc tự viết tốt có thể nói cho nhà tuyển dụng biết rất nhiều điều giá trị về các ứng viên tiềm năng.


1. Kiểm tra sự phù hợp

Resume là một cách rất dễ dàng để spam thư đến cho nhà tuyển dụng. Thư xin việc thì không như thế. Bằng cách yêu cầu một thư xin việc trong đó gồm có các thông tin nhất định, bạn sẽ đảm bảo được rằng mình nhận về ít ứng viên hơn nhưng chất lượng hồ sơ cao hơn nhiều. Chỉ những người thực sự muốn làm việc cùng công ty mới tham gia ứng tuyển.

2. Cho biết ai thực sự nghiêm túc

Hãy nên tìm kiếm những ứng viên có sự đầu tư cho thư xin việc một cách nghiêm túc. Ứng viên dành thời gian để chỉnh sửa và viết nên lá thư của riêng mình nghĩa là họ có mối quan tâm lớn với công ty bạn và lưu ý đến những chi tiết. Người chỉ gửi resume và các thư xin việc theo mẫu mà qua đó bạn nhận ra rằng họ dùng nó ứng tuyển hàng loạt công việc khác cùng lúc, thì cũng không cần phải bận tâm về một email cá nhân dành cho họ.

 3. Cung cấp thêm cái nhìn sâu sắc

Các resume ngày nay thường chỉ liệt kê danh sách những nơi ứng viên từng làm việc và theo học, trong khi thư xin việc sẽ cho nhà tuyển dụng cái nhìn sâu hơn vào cách mọi người suy nghĩ và thể hiện bản thân. Bạn có thể nói được nhiều điều nếu tập trung vào một thư xin việc, họ giải thích về những lần chuyển việc như thế nào và trình bày bố cục hồ sơ ra sao. Nếu chỉ yêu cầu mỗi resume, bạn đã bỏ lỡ mất một mảnh ghép quan trọng trong toàn bộ bức tranh.

4. Thể hiện kỹ năng viết

Thư xin việc là một cách hữu ích và hiệu quả để đánh giá kỹ năng viết, chính tả và mức độ học vấn tổng quan của một ứng viên tiềm năng. Có thể xác định được điều này chỉ trong nháy mắt. Email hiện là hình thức giao tiếp phổ biến và chi phối trong hầu hết mọi hoạt động tại nơi làm việc, thế nên viết lách là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nếu ứng viên có thể tự giới thiệu về bản thân và chuyển tải tốt những mối quan tâm của mình lên giấy, thì kết quả sẽ không tệ khi bạn phỏng vấn họ trực tiếp.

5. Cho thấy sự chú ý đến chi tiết

Thư xin việc sẽ cho thấy sự chú ý đến chi tiết. Hãy thông báo một quy trình cụ thể cho việc nộp hồ sơ dù đó chỉ là thư xin việc. Ví dụ như định dạng hay cách đặt tên cho tập tin, bất cứ điều gì miễn là qua đó bạn có thể đưa ra thử nghiệm thực tế đầu tiên cho các ứng viên. Nếu không thực hiện chính xác theo đó, nghĩa là họ không dành thời gian để đọc hết mọi thông tin và lời khuyên là hãy loại bỏ những hồ sơ này ra khỏi quá trình tìm kiếm.

6. Kiểm tra tính sáng tạo

Bất cứ ai cũng có thể đang lưu sẵn một thư xin việc. Nhưng đây là cơ hội cho các ứng viên thực sự giỏi có khả năng khiến mình khác biệt với đám đông. Họ có kỹ năng viết hoàn hảo? Họ làm những điều vượt xa hơn mong đợi? Họ tạo ra một trang web nhằm thực hiện việc ứng tuyển hoặc là làm những điều khác biệt đáng chú ý? Đó chính là ứng viên tiềm năng, người làm được những điều mà bạn biết là phù hợp.

7. Tạo ra cơ hội để tỏa sáng

Thư xin việc là cơ hội đầu tiên cho mọi ứng viên thể hiện rằng họ khác nhau. Vì sao họ là người đặc biệt và duy nhất đối với vị trí này. Đây là thành tố quan trọng cho mọi sự bắt đầu. Chúng ta cần những người không chỉ sẵn sàng khởi động mà còn có thể giúp người khác hành động. Một gợi ý dành cho các ứng viên là hãy suy nghĩ và bày tỏ trong thư giới thiệu về những gì mà người mới cần phải có.

8. Phân biệt ra đâu là người tốt nhất so với nhóm còn lại

Bất cứ ai cũng có thể trình bày một hồ sơ ấn tượng. Không cần phải nghi ngờ gì về việc một lá thư xin việc đặc biệt, được viết tốt và trung thực sẽ phân biệt cho nhà tuyển dụng thấy đâu là ứng viên xuất sắc nhất giữa những người có trình độ đơn thuần.

9. Cho thấy thành tựu cá nhân

Để có khả năng tổng hợp các thành tựu mình từng đạt được, trình bày những nguyện vọng và mục tiêu một cách tự tin mà không tỏ vẻ kiêu ngạo là rất khó khăn! Phần lớn nhà tuyển dụng xem thái độ và năng lực là lý do số một để lựa chọn ứng viên. Thư xin việc như là “trang giấy trắng” để qua đó ứng viên vẽ nên một bức tranh của quá khứ, hiện tại và tương lai của họ.

10. Chúng khiến bạn cười

Nhiều nhà tuyển dụng có thể nói nhiều điều về phong cách, sự hài hước và cá tính của một ứng viên thông qua thư xin việc, văn bản mẫu hơn là sơ yếu lí lịch. Họ cũng có thể xác định rằng ứng viên này có phải là người gửi cùng một thông tin cho 1001 việc làm khác nhau thay vì viết một điều gì đó riêng biệt cho công ty hay không.

11. Ứng viên cho thấy họ là ai

Mặc dù có thể nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ thực sự biết được một người nào đó chỉ qua resume hay thư xin việc, nhưng ít nhất một lá thư xin việc sẽ tạo cho bạn cái nhìn ở mức độ sâu hơn để tìm hiểu về cá nhân một người. Hãy tìm kiếm ứng viên có tư duy vượt giới hạn và thể hiện cá tính độc đáo, thông minh, sáng tạo trong thư xin việc. Không phải với mọi việc đều có thể như vậy, nhưng đối với các công ty nhỏ, là chính mình là có tất cả mọi thứ.


(Nguồn ảnh: internet)

Source : Lược dịch từ The Muse

Similar posts "Recruitment A to Z"

View more

Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn

Sign up for the Latest Industry News, Tips and Advice with CareerViet.vn

Feedback