Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 56,362
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Khi đã đi làm thì ai cũng mong muốn mình có được công việc thú vị và ý nghĩa, chẳng hạn việc làm thực phẩm, việc làm ngân hàng, việc làm ô tô,... Nếu như ngày làm việc nào cũng được khởi đầu bằng niềm vui và sự thoải mái thì không bao giờ bạn cảm thấy nhàm chán với công việc của mình. Nhưng làm thế nào để luôn có được những khởi đầu tốt đẹp như vậy. Dưới đây là 10 bí quyết tham khảo giúp bạn luôn tìm thấy niềm vui trong công việc hằng ngày.
10 bí quyết để luôn vui vẻ trong công việc
1. Để bắt đầu một ngày mới, bạn nên dậy sớm rồi chạy bộ hoặc đi bộ ra công viên, vườn hoa gần nhà. Đón những tia nắng đầu tiên trong ngày mới cũng làm tâm hồn thảnh thơi, dễ chịu hơn rất nhiều. Nên tập cho mình thói quen dậy sớm, không nên ngủ nướng vì như vậy bạn mới có thời gian để chăm sóc cho sức khỏe của bản thân.
2. Tập thể dục buổi sáng không những giúp bạn chống lại sự mệt mỏi của cả ngày làm việc sắp tới mà còn giúp bạn luôn khỏe đẹp. Một bài tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng sẽ làm cho bạn cảm thấy dễ chịu, tinh thần sảng khoái, điều này giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn.
3. Khi ăn sáng, bạn nên giữ cho mình một tâm lý vui vẻ, không nên cáu gắt. Đừng vì sợ béo hay đang trong thời kỳ giảm cân mà lại quên đi bữa sáng. Nên tạo thói quen ăn sáng đều đặn, cũng không nên ăn quá ít hoặc ăn quá no, như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
4. Không nên kiểm tra Email, gọi điện thoại buôn chuyện, chat trên mạng hay lướt Web đọc báo trước 10 giờ sáng. Nếu làm được như vậy thì bạn hoàn toàn có thể tập trung tinh thần vào việc giải quyết những việc cần làm và lên kế hoạch cho một ngày làm việc mới.
5. Khi bắt tay vào công việc, nên suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực, tuy việc này không phải đơn giản là có thể làm được. Chính vì vậy bạn nên thường xuyên tự đặt những câu hỏi sau: “Ưu điểm của công việc này là gì?” hay như “ Mình sẽ có thể học hỏi được gì nếu như hoàn thành công việc này, nó có đem lại lợi ích gì cho mình không?”. Những câu tự vấn kiểu này sẽ giúp cho mọi suy nghĩ tiêu cực của bạn trở nên tích cực hơn. Như thế, khi bắt tay vào bất kỳ công việc gì, bạn cũng đều cảm thấy thoải mái và dễ chịu, không phải chịu quá nhiều áp lực nữa.
6. Nếu công việc bắt buộc bạn phải hoành thành đúng thời hạn thì áp lực và sự mệt mỏi luôn sẽ luôn thường trực ở bên. Chính vì vậy, trong thời gian ở công sở, khi làm việc được từ 35 đến 40 phút bạn nên dành một chút thời gian để nghỉ ngơi hoặc thư giãn. Ví dụ như bạn có thể ra ngoài hít thở khí trời, làm vài động tác thể dục đơn giản. Thời gian nghỉ giải lao này chỉ từ 3- 5 phút nhưng cũng đủ giúp bạn tránh được trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ khi làm việc.
7. Sau bữa trưa, bạn có thể nghỉ ngơi trong vòng từ 15 đến 20 phút, sau đó có thể đi tản bộ hoặc làm vài động tác thể dục đơn giản. Mọi người đều biết việc vận động trong thời gian làm việc cũng rất quan trọng. Chính vì vậy, mặc dù thời gian tập hoạt động thể chất có thể chỉ là 10 phút nhưng cũng đủ làm cho tinh thần làm việc vào buổi chiều của bạn khá lên rất nhiều. Hãy tạo cho mình thói quen luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý, hiệu quả công việc của bạn sẽ tốt hơn.
8. Tránh dành quá nhiều thời gian để nói chuyện phiếm ở công sở. Nhiều người cho rằng “ buôn chuyện” cũng là một biện pháp giảm stress hiệu quả. Nhận xét này không sai nếu việc đó chỉ tiêu tốn ít thời gian, còn khi nó đã chiếm một khoảng thời gian đáng kể trong thời gian làm việc của bạn thì lại mang tính tiêu cực nhiều hơn. Hơn nữa nếu dành quá nhiều thời gian cho việc riêng thì hiệu quả công việc của bạn sẽ bị giảm sút đi rất nhiều.
9. Khi bắt đầu một ngày làm việc mới bạn nên đưa ra kế hoạch cụ thể và cố gắng thực hiện và hoàn thành tốt những công việc đó trong ngày. Đưa ra được kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn cho công việc của mình, không bao giờ bị rơi vào hoàn cảnh rối tung rối mù vì công việc. Cũng không bao giờ phỉa đau đầu vì tính toán nên làm việc nào trước nên làm việc nào sau. Trong kế hoạch hàng ngày đó không phải công việc nào cũng như nhau, phải chú thích công việc nào quan trọng làm trước, công việc nào chưa cần thiết thì sẽ làm sau.
10. Hãy để mọi người- đặc biệt là đồng nghiệp giúp đỡ khi công việc của bạn gặp khó khăn. Nhiều nhân viên vì một vài lý do như sợ sếp đánh giá không tốt hoặc sợ đồng nghiệp chơi xấu cho nên dù công việc “quay như chong chóng” cũng không muốn nhận sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. Đồng thời bạn cũng nên tạo “áp lực” cho công việc của mình. Ví dụ như: “ Công việc này bao giờ thì phải hoàn thành”, “ Mình có thể hoàn thành bản kế hoạch này được không?” Những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn có động lực làm việc và luôn cố gắng để làm tốt công việc của mình hơn.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo VietNamNet
Please sign in to perform this function