Đẩy lùi tín dụng đen trong công nhân

Viewed: 5,483

Ở một số địa phương, tình hình tín dụng đen có xu hướng ngày càng phức tạp, đối tượng có nguy cơ cao vướng vào chủ yếu là công nhân

Những lời quảng cáo hấp dẫn như "Cho vay tiền nhanh", "Hỗ trợ tài chính", "Cho vay trả góp"... với thủ tục đơn giản và nhanh chóng, các đối tượng cho vay dễ dàng dẫn dụ "con mồi" vào bẫy. Không ít công nhân (CN), nhất là CN có hoàn cảnh khó khăn cần vay gấp một số tiền để giải quyết việc cá nhân hoặc gia đình, đã rơi vào bẫy giăng sẵn của những đối tượng này.

Điêu đứng

Lợi dụng khó khăn về tài chính của một bộ phận CN, thời gian qua, tại 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, nhiều công ty, văn phòng không có chức năng tài chính nhưng lại cho vay, cầm cố tài sản. Các công ty này dùng các thủ đoạn tinh vi để tiếp cận CN.

Chị N.T.P đang làm việc tại một doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương chia sẻ, thu nhập hằng tháng của hai vợ chồng chị khoảng 10-12 triệu đồng. Số tiền này vừa đủ trang trải cuộc sống, trả tiền thuê nhà và nuôi hai con nhỏ. Tuy nhiên, khi cần tiền chữa bệnh cho đứa con thứ 2, vợ chồng chị phải vay nóng 40 triệu đồng với lãi suất 10%/tháng. Việc mỗi tháng phải trả nợ 4 triệu đồng. khiến cuộc sống gia đình thêm khó khăn. Anh C.D.H, một CN giày da, cho biết người chưa có gia đình phải chịu lãi suất vay cao hơn người có gia đình và tính theo tuần. Mới đây, do gia đình dưới quê cần một khoản tiền gấp để lo công việc, anh H. được bạn giới thiệu vay nóng 25 triệu đồng, lãi suất hằng tuần phải trả là 1,6 triệu đồng. Anh trả chậm ngày nào là các đối tượng cho vay gọi điện và tìm đến tận nhà trọ đe dọa. Vay được 3 tháng, do tiền lãi quá cao, anh H. buộc phải bán xe máy trả nợ, chuyển chỗ ở và xin việc làm ở công ty khác.

Nhân viên Tổ chức Tài chính vi mô CEP Thuận An (tỉnh Bình Dương), giao vốn vay cho công nhân Công ty TNHH Tombow Việt Nam (KCN VSIP 1)

Ông T., cán bộ quản lý Công ty TNHH Vision Vina (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), cho rằng do cuộc sống khó khăn, không có tích lũy, khi cần số tiền lớn để giải quyết đột xuất, nhiều CN buộc phải vay "nóng" từ các nhóm mang danh "tín dụng" với lãi suất cao, có khi lên đến hơn 20%/tháng, gấp nhiều lần lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. "Nếu người vay không có khả năng trả lãi và vốn thì bị các đối tượng này đe dọa, thậm chí đánh đập, gây thương tích. Trước đây, công ty có nhiều trường hợp CN vay nhưng chưa trả được, các đối tượng cho vay gọi điện cho ban giám đốc, bộ phận nhân sự để hăm dọa khiến mọi người hoang mang" - ông T. thông tin. Theo thống kê của Công an tỉnh Bình Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 3 công ty hoạt động với danh nghĩa là công ty tư vấn tài chính, trên 400 cơ sở kinh doanh cầm đồ có biểu hiện cho vay, 300 đối tượng hoạt động cho vay đơn lẻ và 10 băng nhóm hoạt động cho vay, đòi nợ thuê.

Đưa vốn đến tận tay công nhân

Tại tỉnh Bình Phước, 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng công an đã phát hiện và xử lý 19 vụ, 34 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen. Có 2 hình thức phổ biến: vay tiền trả góp và vay tiền "đứng". Với hình thức trả góp, hằng ngày người vay phải trả cả tiền gốc và tiền lãi (tính theo số tiền gốc, tiền lãi và thời hạn cho vay). Khi đưa tiền cho người vay, các đối tượng sẽ thu trước tiền góp 1 ngày và 50.000 đồng phí làm hồ sơ vay. Với hình thức cho vay tiền "đứng", hằng ngày người vay không phải trả tiền gốc mà chỉ phải trả tiền lãi. Hết thời hạn cho vay theo thỏa thuận, nếu người vay chưa trả được tiền gốc thì các đối tượng sẽ làm hợp đồng mới và người vay đóng tiền gốc, lãi như lần đầu.

Tại hội thảo "Ngăn chặn tín dụng đen trong doanh nghiệp" tổ chức mới đây, bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, hứa hẹn sắp tới, LĐLĐ tỉnh sẽ ra mắt Quỹ "Hỗ trợ đoàn viên Công đoàn (CĐ) và CN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn". Quỹ được hình thành từ nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức CĐ, ngân sách nhà nước và nguồn vận động xã hội hóa. Đối tượng được thụ hưởng của quỹ là đoàn viên, CN mắc bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn lao động có mức thương tật nặng. Mức hỗ trợ tối đa là 10 triệu đồng/trường hợp. "Chúng tôi cũng sẽ chủ động tuyên truyền cho CN hiểu về tác hại, phương thức, thủ đoạn của các nhóm tín dụng đen để cảnh giác và tránh xa. Đồng thời, chỉ đạo CĐ các cấp chủ động đeo bám, hỗ trợ đoàn viên và CN có hoàn cảnh khó khăn. Với những giải pháp đồng bộ này, chúng tôi hy vọng sẽ đẩy lùi tình trạng CN phải vay nặng lãi" - bà Trân nói.

Ông Đoàn Thế Lực - Giám đốc Chi nhánh Tổ chức Tài chính vi mô CEP Thuận An, tỉnh Bình Dương - cho biết tổ chức CEP có 34 chi nhánh ở 8 tỉnh và TP HCM. Cách làm của CEP là chủ động tiếp cận đến từng CN, người lao động (NLĐ) thông qua tổ chức CĐ, đoàn thể xã hội và chính quyền địa phương để tìm hiểu nhu cầu vay vốn, tư vấn vay với thủ tục đơn giản nhanh gọn, mức lãi suất ưu đãi cho NLĐ. CEP đã triển khai sản phẩm hỗ trợ vay vốn với thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi cho CNLĐ. NLĐ được vay trả hằng tháng, lãi suất bình quân 0,4% - 0,65%/tháng với mức vay tối đa là 50 triệu đồng. "Khi cần vay, CN chỉ cần liên hệ với CĐ cơ sở để được bảo lãnh và thực hiện các bước theo quy định. Thủ tục của CEP rất nhanh chóng, chỉ cần vài ngày là CN đã được giải ngân" - ông Lực nói. Còn theo ông Võ Đình Phong, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Dương, nhằm đẩy lùi tín dụng đen, ngoài từng bước hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách cho vay, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các ngân hàng mở rộng mạng lưới của các tổ chức cho vay tín dụng, bao gồm cả ngân hàng lưu động đến địa bàn vùng sâu, vùng xa để người dân được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng; đẩy mạnh chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi với các hộ nghèo, đối tượng chính sách và CN.

Lập quỹ hỗ trợ công nhân khó khăn

Tại Công ty CP Thiên Nam (KCN Đồng An, tỉnh Bình Dương), từ năm 2010, tập thể lao động ở đây đã chung tay cùng CĐ và doanh nghiệp tự nguyện góp tối thiểu 1% tiền lương thành lập Quỹ Hỗ trợ CN khó khăn, hoạn nạn, với tổng số tiền hơn 3 tỉ đồng. Tùy trường hợp, CN được vay từ 10 - 20 triệu đồng/lần mà không cần thủ tục, không tính lãi suất. Nếu ai không có nhu cầu vay, đến cuối năm sẽ được rút số tiền đóng góp về. "Quỹ được thành lập không ngoài mục đích san sẻ khó khăn với CN khi hữu sự, giúp họ tránh xa bẫy tín dụng đen" - ông Trần Công Vinh, Phó Giám đốc kiêm Chủ tịch CĐ Công ty CP Thiên Nam, khẳng định.

Bài và ảnh: KHÁNH PHONG

Source: Theo nld.com.vn

VIP jobs ( $1000+ )

Similar posts "Market & Trends"

Top 10+ Nghề làm việc tại nhà thu nhập tốt, ít vốn nhiều lời
Làm việc tại nhà thường không đòi hỏi quá nhiều thời gian và vốn… Vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm một công việc làm thêm tại nhà, hãy tham khảo bài viết này nhé!
Đa cấp là gì? Phân biệt kinh doanh đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp
Đa cấp là gì? Làm thế nào để phân biệt mô hình kinh doanh đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp để tránh bị lừa đảo. Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu nhé!
Sự thật cuộc gọi, văn bản gửi từ "cán bộ BHXH"
Lợi dụng quá trình chuyển đổi số của cơ quan BHXH, nhiều hình thức lừa đảo tinh vi đã được các đối tượng sử dụng để trục lợi
Thủ tục chốt sổ BHXH để chờ đến ngày nghỉ hưu
(Dân trí) - Ông Cường mới 52 tuổi nhưng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) gần 29 năm. Hiện ông muốn nghỉ việc, chốt sổ BHXH để chờ đến khi đủ tuổi về hưu hưởng chế độ hưu trí.
4 trường hợp vẫn được hưởng BHXH một lần
NGUYỄN VĂN TÍNH (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) hỏi: "Tôi có nghe thông tin theo Luật BHXH mới thì từ ngày 1-7-2025, người lao động (NLĐ) sẽ không được rút BHXH một lần. Xin giải thích rõ hơn vấn đề này?".
Người lao động hưởng lợi lớn với chế độ thai sản mới
(Dân trí) - Chế độ thai sản mới theo Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) có nhiều thay đổi có lợi cho người lao động, mở rộng nhóm lao động được hưởng chế độ này.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback