HS dân tộc: Học hết phổ thông rồi... thả rông

Viewed: 12,446

Tình trạng HS học hết phổ thông rồi… thả rông, về quê làm ruộng mà không ứng dụng được kiến thức đã học khiến cho nỗ lực đưa giáo dục đến các vùng dân tộc trở nên lãng phí. Do điều kiện kinh tế, xã hội và nhận thức còn thấp nên giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn chưa thể “tiến kịp miền xuôi” và tỉ lệ HS bỏ học ở các vùng này vẫn cao nhất nước.


Đó là những nội dung được các đại biểu thảo luận tại Hội nghị Giáo dục Dân tộc Toàn quốc ngày 18/4 được nối cầu truyền hình 3 điểm Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Học hết phổ thông rồi… thả rông

Ông Hà Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, bày tỏ: “Hiện nay, các huyện đều có trường nội trú bậc THCS nhưng lên bậc THPT thì mỗi huyện chỉ được cử khoảng hơn 10 em lên trường nội trú tỉnh. Những em đã được đào tạo hết cấp II rồi lại… thả rông thì rất lãng phí. Mặt khác, nếu toàn bộ hơn 10 em đó có học lên ĐH và trở về địa phương thì vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực.”

Vì vậy, ông Hùng đề xuất phải có trường nội trú ở huyện cho cả cấp THCS và THPT.

“Các HS dân tộc sau khi tốt nghiệp phổ thông cần được chia thành các nhóm: đi lên, đi ngang và đi xuống. Đi lên là nhóm có khả năng học lên thì bồi dưỡng thành cán bộ, đi ngang là rẽ sang học TCCN, trường nghề còn đi xuống là trở về địa phương công tác.” – Ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.

Với mỗi nhóm HS đó, cần có sự đầu tư quan tâm hợp lý, nếu không sẽ lãng phí nguồn nhân lực để không có tình trạng “học hết cấp II, cấp III rồi về quê cày ruộng”. C em về địa phương cũng phải được bồi dưỡng phù hợp với nhiệm vụ công tác.

Cũng chính vì không xác định được mục tiêu học tập, nhận thức chưa đúng mức về tầm quan trọng của học tập, mạng lưới trường lớp yếu và thiếu cùng các tập tục cổ hủ là những nguyên nhân khiến HS vùng dân tộc bỏ học rất nhiều.

Năm học 2007-2008, các tỉnh có đông HS dân tộc như Trà Vinh, Tuyên Quang, Cà Mau, Yên Bái, Hà Giang… có tỉ lệ HS các cấp THCS và THPT bỏ học cao nhất cả nước.

Số liệu thống kê cụ thể năm học 2004-2005 cho thấy, toàn quốc có tỉ lệ HS tiểu học lưu ban là 0,89%, bỏ học là 2,25%. Trong khi đó, tỉ lệ tương ứng ở các vùng miền là Tây Bắc 1,32% và 5,26%, Tây Nguyên 3,18% và 4,55%, Đồng bằng Sông Cửu Long 0,84 và 5,86%.

Ông Vương Duy Võ, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang chia sẻ: “Để khắc phục tình trạng HS đi học quá vất vả dẫn đến bỏ học, nhiều năm qua, tỉnh Hà Giang đã phát triển mô hình Nội trú dân nuôi. Theo mô hình này, các em HS từ các thôn bản được đưa về trung tâm xã học tập. Các em đi học mang theo “mèn mén” (lương thực của người Hmông), ở tạm nhà dân, nhà trường nấu ăn còn thấy cô cho mượn chăn màn.”

Đây là loại hình rất phù hợp với điều kiện các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa dân cư thưa thớt, đường sá khó khăn và là một hình ảnh sinh động của xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên, mô hình này lại chưa nhận được sự hỗ trợ hợp lý từ Nhà nước.

Chưa thể tiến kịp miền xuôi!

Chất lượng giáo dục ở các vùng dân tộc cũng thấp hơn hẳn so với mặt bằng chung của cả nước. Theo khảo sát cuối năm học 2006-2007, 6 tỉnh có đông HS dân tộc là Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Kon Tum, Đak Nông, Trà Vinh có tỉ lệ đạt chuẩn môn Toán là 56,54%, môn Tiếng Việt 53,68% so với tỉ lệ tương đương của cả nước là 70,8% và 71,07%.

Để nâng cao chất lượng dạy học ở vùng dân tộc, ông Hà Hùng đề xuất có chính sách đưa giáo viên từ miền xuôi lên đào tạo giáo viên.

Còn ông Bùi Ngọc Dảo, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình khẳng định kể cả ở vùng khó khăn những giáo viên không đạt chuẩn cũng phải được xếp làm việc ở vị trí khác.

Thứ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết Bộ GD-ĐT sẽ kiến nghị với Chính phủ sớm thông qua đề án cải cách tiền lương cho giáo viên và cán bộ quản lý để những người công tác ở vùng dân tộc có thể sống bằng lương. Trong khi chờ đợi đề án này, đề nghị Chính phủ có chính sách đủ mạnh như cho giáo viên ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc hưởng lương gấp rưỡi hoặc gấp đôi.

Nhiều ý kiến cho rằng cần linh hoạt điều chỉnh chương trình học và sách giáo khoa cho phù hợp với đặc điểm nhận thức và điều kiện học tập của HS dân tộc.

Tuy nhiên, ông Hà Hùng phản biện rằng nếu giáo trình học phổ thông đơn giản hơn thì sau này các em lên ĐH sẽ phải học tương đương với HS miền xuôi. Như vậy không khác nào 2 vận động viên chạy đua không công bằng.

Ông Hùng đề xuất xây dựng một số trường ĐH dân tộc đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng đào tạo.

Ông Hồ Trường, Hiệu trưởng Trường Dự bị ĐH Dân tộc Nha Trang, khẳng định: “Không thể yêu cầu SV dân tộc thiểu số sau khi ra trường có chất lượng ngang bằng SV miền xuôi vì ở điều kiện học tập của các em ở những bậc học cuối kém hơn nhiều.”

Ông Trường giới thiệu 1 mô hình đã được áp dụng hiệu quả là sau khi SV dân tộc tốt nghiệp, tuy chất lượng chưa đạt chuẩn nhưng vẫn đưa về địa phương làm việc. Sau đó một vài năm lại tiếp tục đưa đi học nâng cao trình độ. Được bồi dưỡng liên tục, chất lượng sẽ tăng dần lên.

“Không ai hiểu, không ai yêu và cũng không ai thích hợp làm việc ở vùng dân tộc hơn chính các em SV dân tộc.” – Ông Hồ Trường bày tỏ. Vì thế, cần có chính sách đào tạo, hợp lý để các em có thể về phục vụ quê hương. 

Source: Theo VietNamNet

VIP jobs ( $1000+ )

Công ty TNHH Joyco Retail Operations
Công ty TNHH Joyco Retail Operations

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi

Công ty cổ phần HaMo Holdings
Công ty cổ phần HaMo Holdings

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

 Confidential
Confidential

Salary : 20 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH SUPOR VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH SUPOR VIỆT NAM

Salary : 40 Mil - 50 Mil VND

Binh Duong

Ahamove
Ahamove

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

De Heus LLC
De Heus LLC

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Tập Đoàn An Phát Holdings
Tập Đoàn An Phát Holdings

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Hai Duong

FamilyMart VietNam Joint Stock Company
FamilyMart VietNam Joint Stock Company

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)

Salary : 30 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)

Salary : 18 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GREMSY
CÔNG TY CỔ PHẦN GREMSY

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Joyco Retail Operation
Công ty TNHH Joyco Retail Operation

Salary : 18 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Similar posts ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback