Ứng viên tìm việc luôn có rất nhiều vấn đề để lo lắng. Chừng như các buổi phỏng vấn việc làm chưa đủ khiến bạn căng thẳng vì phải nhớ bằng hết những điều nên và không nên làm thì bạn lại còn phải bận tâm thêm về vấn đề trang phục nữa.
Không ít sinh viên mới tốt nghiệp chia sẻ rằng họ phải đối mặt với câu hỏi hóc búa: “Tôi cần có kinh nghiệm để tìm được việc làm, nhưng tôi lại cần có công việc thì mới tích luỹ được kinh nghiệm”
Bạn thường lầm tưởng có một công việc dù thích hay không cũng chính là sự nghiệp cả đời phải theo đuổi? Đừng nhầm lẫn giữa có một công việc và có một sự nghiệp. Hãy cùng CareerViet xem sự khác nhau đó dưới đây và suy ngẫm nhé!
The Internship là một bộ phim hài hước của Mỹ sản xuất năm 2013. Nội dung bộ phim kể về câu chuyện của hai anh chàng nhân viên kinh doanh khá lớn tuổi lâm vào cảnh thất nghiệp khi công ty đóng cửa. Dù không có kinh nghiệm liên quan, hai anh chàng này vẫn xin được một chân thực tập tại Google, nơi mà họ phải cạnh tranh với những sinh viên mới ra trường và cực kỳ giỏi về công nghệ thông tin để được ký hợp đồng làm việc chính thức sau khi kỳ thực tập chấm dứt.
Bắt đầu từ thời điểm bạn nộp hồ sơ thành công, nhận lời mời phỏng vấn đến thời gian sau khi tham gia phỏng vấn, có rất nhiều điều ứng viên cần lưu ý thực hiện để chinh phục thành công một vị trí việc làm mơ ước.
Trả lời: “Tôi không biết” cho tất cả các câu hỏi bạn không có đáp án thật sự không phải là một ý kiến hay! Điều này có thể gây cho người hỏi cảm giác khó chịu và tạo nên hình ảnh thiếu chuyên nghiệp, vụng về trong cách giải quyết vấn đề cho bản thân người được hỏi.
Vị trí bạn lựa chọn liệu có là cánh cửa dẫn lối bạn đến thành công? Trong thế giới của những buổi phỏng vấn, họp bàn, gặp gỡ đối tác, việc lựa chọn một chỗ đứng chiến lược sẽ là điểm bật đưa bạn đến vị trí dẫn đầu.
Bạn là người “Nhút nhát” hay “Liều lĩnh”? Đây là hai bản chất luôn thường trực trong thâm tâm mỗi con người. Chúng giằng xé tâm trí, khiến họ chùn bước trước những cơ hội mà không phải ai cũng có được.
Hãy tin điều này: Nắm bắt mọi chi tiết dù nhỏ nhất – như ai là người bạn cần gặp, gửi xe ở đâu, cần đem theo giấy tờ gì – có thể tạo nên sự khác biệt lớn và tự tin cho bạn trong ngày phỏng vấn. Vì vậy trước khi đối diện với cuộc phỏng vấn việc làm tiếp theo của mình, hãy chắc rằng bạn đã trả lời được 6 câu hỏi quan trọng sau.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát gần đây của CareerViet với sự tham gia của hơn 2099 giám đốc tuyển dụng và chuyên viên nhân sự thì trang phục màu xanh da trời và màu đen là tốt nhất và màu cam là màu gây cảm giác tệ nhất.
Kỹ năng mềm chính là những khả năng liên quan đến sự lãnh đạo, huấn luyện, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề… Tất cả các yếu tố này giúp cho công việc và mối quan hệ của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Có nhiều người tìm việc thường bổ sung chúng vào cùng với các kỹ năng chính trong hồ sơ. Cũng không ít trường hợp bỏ qua kỹ năng mềm và chỉ chú trọng đến nghiệp vụ, chuyên môn chính.
Chúng ta học rất nhiều từ những lần phỏng vấn của chính mình và của những người khác. Sẽ có điều thuận lợi, hoàn hảo nhưng thi thoảng vẫn không ít tình huống dở khóc, dở cười. Nhưng đừng nghe rồi vội quên, đó cũng là những bài học hữu ích.
CareerViet cùng nhiều chuyên gia tuyển dụng khác đều cho rằng thể hiện sự tuyệt vọng trong quá trình xin việc không mang lại kết quả tốt. Sau đây là những cách để nhận ra bạn có đang tuyệt vọng hay không và làm sao để vượt qua chuyện đó.
Có không ít những nỗi sợ hãi thường trực khi lần đầu đi phỏng vấn. Với những người thiếu kinh nghiệm, những nỗi sợ này đã khiến họ phải bỏ lỡ những cơ hội việc làm quý giá.
Không phải lúc nào bạn cũng nhận được những câu hỏi "dễ chịu" từ nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Đôi khi, bạn được thử thách bởi những câu hỏi mang tính khá tiêu cực. Bạn phải làm gì để "lật ngược thế cờ" và ghi điểm thuyết phục trước nhà tuyển dụng? Hãy xem bài viết sau đây...