Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.
Lượt xem: 5,194
Ông Lê Văn Nhâm (huyện Bình Chánh, TP HCM) hỏi: "Khi NLĐ bị tai nạn giao thông trên đường đi làm thì căn cứ nào để xác định đó có phải là tai nạn lao động (TNLĐ) hay không?".
Luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, trả lời: Khoản 2 điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định trường hợp NLĐ bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho NLĐ theo quy định tại khoản 5 điều 38 của luật này. Mặt khác, theo quy định tại điều 35 của luật này, khi xảy ra tai nạn, tùy mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà người sử dụng lao động, cơ quan quản lý lao động nhà nước hay cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thành lập đoàn điều tra TNLĐ.
Đối với trường hợp NLĐ bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho đoàn điều tra một trong các giấy tờ: Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; biên bản điều tra tai nạn giao thông; trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của NLĐ hoặc thân nhân NLĐ. Sau khi điều tra, đoàn điều tra phải lập biên bản điều tra TNLĐ và công bố công khai. Việc xác định tai nạn giao thông có phải là TNLĐ hay không sẽ dựa vào kết luận tại biên bản điều tra TNLĐ được công bố.
Nguồn : Theo nld.com.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn