Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.

Xử Lý Một Cuộc Phỏng Vấn Kỳ Quặc

Lượt xem: 12,325

Nhân viên tuyển dụng là những người có óc phán đoán giỏi vì thường chỉ trong vòng 5 phút đầu tiên của buổi phỏng vấn đã có thể xác định được ứng viên có phù hợp với vị trí và công ty ứng tuyển hay không.

Vì thế, nếu bạn để ý việc gì đó không bình thường về một ứng viên, bạn sẽ chấp nhận mức độ kỳ quặc đến mức nào và xoay chuyển tình thế ra sao?

(Nguồn: Hiring Site Careerbuilder)

1. Lưu ý tâm trạng ứng viên
Việc ứng viên thường căng thẳng và lo âu trong buổi phỏng vấn thường không có gì đáng ngạc nhiên. Có nhiều khả năng mà công việc họ ứng tuyển sẽ thay đổi nhiều khía cạnh trong cuộc đời họ, và tất cả đều tùy thuộc vào khả năng họ có thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng họ đang là người đang được tìm kiếm hay không. Nếu như giọng nói ứng viên bắt đầu có vẻ tuyệt vọng hoặc căng thẳng, hoặc những từ ngữ sử dụng dần dần bớt trang trọng, bạn nên hiểu rằng họ đang cố gắng chia sẻ rằng công việc này sẽ có những ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ.

Đối với tình huống này, hãy khẳng định đam mê của ứng viên và cho họ thêm thời gian để trấn tĩnh nếu như họ bắt đầu không kiềm chế cảm xúc được. Bạn chỉ cần nói rằng bạn hiểu được cảm giác của họ và hỏi xem họ có cần vài phút để sắp xếp suy nghĩ trước khi tiếp tục cuộc phỏng vấn. Ứng viên có thể không muốn nói quá nhiều, nên cách “tạm ngưng” này sẽ giúp cho hai bên nhanh chóng bắt nhịp buổi phỏng vấn trở lại.

2. Giữ cho cuộc trò chuyện đúng hướng
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào của ứng viên mà bạn thấy không phù hợp, hoặc những câu trả lời từ họ mà bạn cảm thấy lạ lùng đều phải được làm sáng tỏ. Bạn có thể hỏi xem vì sao họ lại có mối quan tâm khác lạ và việc này có liên quan đến vị trí và trách nhiệm trong phạm vi công việc tương lai như thế nào. Lúc nào bạn cũng phải giúp ứng viên ý thức được rằng họ đang tham dự một cuộc phỏng vấn vào một vị trí chuyên nghiệp, và khi bạn liên tục khẳng định những tính cách chuyên nghiệp này thì ứng viên có thể tự biết được họ đang lan man thế nào.

3. Dùng những câu hỏi thực tế và vui tươi làm giảm bỡ ngỡ
Đôi khi một hồ sơ xin việc đầy triển vọng không có  nghĩa là ứng viên tự tin khi đến cuộc phỏng vấn. Tùy tình hình nếu như họ đang bị áp lực hoặc có những biểu hiện rất e dè, bạn nên tìm cách để kết nối về mặt tinh thần với ứng viên và giúp họ có cơ hội thể hiện con người thực sự của họ. Những câu nói đơn giản để giúp ứng viên bớt bỡ ngỡ như “Bạn muốn làm khách mời trong chương trình truyền hình thực tế nào nhất?” có thể giúp một ứng viên nhút nhát mở lời.

Nếu như bạn chỉ nhận được câu trả lời ngắn gọn từ ứng viên, và thời gian phỏng vấn sắp hết, bạn nên tự điều chỉnh câu hỏi thành dạng mở hơn là dạng Có/Không. Bạn cũng có thể yêu cầu ứng viên kể về quãng thời gian đi làm của họ có thể tiết lộ những tài năng tiềm ẩn và những kỹ năng mà ứng viên có thể thành công tại vị trí công ty bạn mà họ chưa có cơ hội thể hiện. Điều quan trọng hơn cả là phải giúp úng viên nhút nhát nói nhiều hơn trong phỏng vấn.

4. Cung cấp thông tin vào cuối buổi phỏng vấn
Ứng viên có thể kỳ vọng nhiều khi được gọi phỏng vấn – thư chấp nhận làm việc, chế độ đãi ngộ hay tiền làm việc ngoài giờ. Để giảm bớt sự mập mờ, bạn hãy cố gắng chia sẻ những thông tin mà bạn có thể - lịch trình tuyển dụng ứng viên mới, khi nào công ty cần ứng viên bắt đầu công việc và sẽ có bao nhiêu vòng phỏng vấn diễn ra.

Bạn cũng phải nắm chắc về trách nhiệm công việc cho từng vị trí và công ty của bạn, vì rất ít ứng viên tìm hiểu về một công ty trước khi họ nộp hồ sơ xin việc. Thông tin đầy đủ đến ứng viên sẽ giúp rút ngắn thời gian tuyển dụng và buổi phỏng vấn diễn ra theo trình tự hơn.

Nếu trong cuộc phỏng vấn ứng viên trình bày càng lúc càng không rõ ràng, bạn hãy hỏi ứng viên xem họ cần những thông tin gì thêm để họ xóa tan sự bối rối hoặc nhầm lẫn từ họ, và bạn cũng có thể giải thích thêm về trình tự các vòng phỏng vấn để ứng viên có thể chuẩn bị tinh thần và thể hiện bản thân tốt nhất. Nhiều ứng viên không thay đổi công việc thường xuyên sẽ ít am hiểu về những yêu cầu hoặc mong đợi từ một nhân viên tuyển dụng.

Cuối cùng, khi kết thúc buổi phỏng vấn bạn phải thông báo rõ ràng khi nào họ sẽ nhận được phản hồi từ bạn hoặc thông tin bạn có thể cần họ bổ sung. Hãy tạo điều kiện để họ hỏi những thắc mắc và cũng để đảm bảo rằng bạn không tự tạo ra thêm những điều kỳ quặc nào khác.

Nguồn : Hiring Site Careerbuilder

Bài viết cùng chuyên mục "Cẩm nang tuyển dụng"

Xem thêm

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn

Feedback