Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 46,623
Quản lý hợp đồng không chỉ là giữ cho hợp đồng khỏi bị thất lạc hay hư hỏng, mà còn nhằm mục đích đảm bảo quá trình thực hiện hợp đồng được diễn ra thống nhất, đảm bảo hợp đồng được thực hiện đúng như đã ký kết, giảm thiểu các thiệt hại trong trường hợp phát sinh tranh chấp và có cơ sở để buộc các bên thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong hợp đồng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm công việc mới có thể tham khảo những việc làm hot hiện nay: shopee tuyển dụng, giám sát an toàn,việc làm tiếng Nhật, cộng tác viên, việc làm Bình Dương, việc làm online,...
Có nhiều cách để giảm thiểu những rủi ro phát sinh liên quan đến việc ký kết và lưu trữ hợp đồng, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu bạn tự thiết lập cho mình quy trình quản lý hợp đồng dựa trên những nguyên tắc phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Việc này giúp loại bỏ được những rủi ro liên quan đến việc không thực hiện nghĩa vụ của các bên ghi trong hợp đồng, đồng thời giúp bạn khỏi bỏ quên hay làm mất mát những hợp đồng quan trọng. Một lợi ích khác của việc quản lý hợp đồng là bạn có thể dễ dàng tìm thấy hợp đồng bất kỳ đã từng được thực hiện trong quá khứ, nay cần lấy ra để tham khảo và rút kinh nghiệm cho những hoạt động kinh doanh tương tự.
Một quy trình quản lý hợp đồng có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như xác định người quản lý hợp đồng, sử dụng hệ thống quản lý điện tử như phần mềm tài chính QuickBooks, hay sử dụng cơ sở dữ liệu Intranet. Cuối cùng, quy trình quản lý sẽ cung cấp cho bạn những thủ tục mẫu cần thiết cho việc ký kết và quản lý hợp đồng sau khi thực hiện.
Trước thời điểm ký kết bất kỳ hợp đồng nào, bạn cần tự đặt ra cho mình câu hỏi: Đây là loại hợp đồng nào và có liên quan đến các bộ phận nào? Thẩm quyền ký kết ra sao? Ai xét duyệt lại hợp đồng? Hợp đồng sẽ được lưu ở đâu sau khi thực hiện? Các đối tác như thế nào? Ai sẽ quản lý những loại hợp đồng này? Trả lời chính xác và cặn kẽ những câu hỏi trên cũng là lúc bạn hiểu được công ty bạn sẽ quản lý hợp đồng như thế nào cho hiệu quả.
Đây là chi tiết quan trọng. Công ty cần chỉ định đích danh, cụ thể người quản lý hợp đồng. Một hợp đồng có nhiều phân đoạn như ký kết (thoả thuận, dự thảo, ký), quản lý (thanh toán, giao nhận, tuân thủ, thi hành) và thanh lý hợp đồng. Mỗi phân đoạn cần có một người quản lý, nhưng cũng có thể là một người theo dơi và quản lý duy nhất từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc.
Rủi ro thường gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng là bên đối tác không thực hiện đúng những nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng. Để hạn chế kiểu rủi ro này, bạn nên yêu cầu người quản lý hợp đồng kiểm tra cẩn thận các bên đối tác để đảm bảo những đối tác này là đáng tin cậy và đủ khả năng thực hiện các các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng.
Sẽ rất cần thiết nếu bạn sao chép hợp đồng gốc thành nhiều bản khác nhau và tốt hơn cả là nên lưu trũ ở hai nơi khác nhau. Giải pháp hữu ích nhất để chuyển một văn bản sang dạng điện tử là scan và lưu trữ trong máy tính.
Ngoài ra, một trong những biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ thất lạc là tạo ra nhiều bản lưu trữ. Nhiều công ty thường “rải” các bản sao hợp đồng đến những phòng ban khác nhau. Ví dụ, có thể lưu trữ một bản sao hợp đồng với các điều khoản thanh toán tại phòng tài chính kế toán và tại phòng kinh doanh, nơi đàm phán những điều khoản chủ yếu của hợp đồng; nhà quản lý dự án, giám đốc điều hành hay các nhà thầu trong dự án có thể được nhận bản sao hợp đồng; phòng nhân sự và nhà quản lý sự thì nhận bản sao hợp đồng lao động. Việc tạo ra những bản sao hợp đồng khác nhau sẽ giảm thiểu rủi ro hợp đồng bị mất hay hư hỏng (trừ khi tất cả các bản hợp đồng được lưu ở cùng một chỗ và nơi đó bị phá huỷ).
Quy trình sao lưu trên chưa đảm bảo một quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng có hiệu quả. Vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến công ty bạn. Thẩm quyền ký kết là một ví dụ. Nhiều công ty lúng túng trong việc xác định thẩm quyền ký kết và đôi khi một người không đủ quyền hạn vẫn tự ý ký kết vào bản hợp đồng, vô tình trói buộc công ty vào một thoả thuận kinh doanh không đủ cơ sở pháp lý, chưa kể rất có thể xảy ra trường hợp hợp đồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu khi xảy ra tranh chấp. Do đó, các công ty cần quy định rơ cấp bậc nào có thẩm quyền thay mặt công ty ký kết hợp đồng loại nào. Bên cạnh đó, một hợp đồng có thể có nhiều người khác nhau có thẩm quyền ký kết tuỳ thuộc và giá trị hợp đồng.
Bạn không bao giờ được bỏ qua bước kiểm tra lại hợp đồng trước khi ký kết và thực hiện. Ví dụ, nếu hợp đồng liên quan đến lượng tiền mặt trên 500 USD, một vài công ty muốn các nhà quản lý tài chính xem xét lại và ký xác nhận chuẩn y hợp đồng. Thông thường, những công ty một thành viên không phải đối mặt với những vấn đề này vì người chủ luôn giám sát chặt chẽ quá trình thực thi hợp đồng, nhưng một công ty lớn với nhiều phòng ban thì sẽ rất cần thiết lập một quy trình xét duyệt hợp đồng chặt chẽ, trong đó quy định rơ hợp đồng phải được cấp nào xét duyệt, ai thực hiện và thực hiện như thế nào.
Bạn cần xác định rơ nội dung và trách nhiệm quản lý, cũng như giám sát tất cả các khía cạnh của hợp đồng kể từ thời điểm ký kết cho đến lúc thực hiện và thanh lý hợp đồng, ví dụ, yêu cầu người quản lý hợp đồng phối kết hợp việc tuân thủ thực hiện giữa các bộ phận liên quan. Nếu người quản lý hợp đồng bị thay thế bởi một lý do nào đó, công ty cần chỉ rơ trách nhiệm quản lý được chuyển giao cho ai và công tái phân công tiến hành như thế nào.
Trừ khi công ty bạn theo đuổi mục tiêu “văn phòng làm việc không giấy tờ”, nếu không, bạn nên sao hợp đồng thành một số bản nhất định. Bên cạnh việc cất giữ hồ sơ hợp đồng riêng lẻ và tách biệt với các hồ sơ khác, bạn nên lưu trữ bản chính tại một khu vực nhất định. Nếu người quản lý cần đến hợp đồng thì bạn có thể cho phép ông ta xem bản tham khảo trong thư mục lưu.
Việc tìm kiếm hợp đồng sẽ hiệu quả hơn nếu chúng được sắp xếp theo thứ tự abc. Nhiều công ty còn lưu trữ hợp đồng ở dạng điện tử bằng cách scan các văn bản quan trọng và lưu vào máy tính. Hệ thống điện tử sẽ rất hữu ích trong việc hạn chế sự mất mát hay hư hỏng hợp đồng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý một điều: chỉ bản hợp đồng gốc có chữ ký mới được pháp luật công nhận và có giá trị pháp lý ở toà án.
Bạn nên tạo mã số tìm kiếm cho tất cả hợp đồng và thường xuyên cập nhật các mã số này mỗi khi hợp đồng được thực hiện. Mã số phải kèm theo tên các đối tác, loại hợp đồng, nơi lưu trữ bản gốc, ngày có hiệu lực, điều khoản liên quan, tên của nhà quản lý hợp đồng… Qua đó, người quản lý có thể dựa trên mã số để nhanh chóng tìm kiếm hợp đồng cần thiết.
Nên quy định một khoảng thời gian nhất định để giữ bản gốc và các bản sao hợp đồng, tuỳ theo từng loại hợp đồng và thời gian nó có thể tác động tới các hoạt động kinh doanh khác của công ty. Tốt hơn cả là bạn nên lưu giữ các hợp đồng vĩnh viễn, nếu có thể.
Tóm lại, một quy trình quản lý hợp đồng hiệu quả sẽ như tấm bản đồ vạch ra những đường đi hợp lý nhất, có giá trị trong việc khởi xướng, xét duyệt, phê chuẩn, thực hiện và quản lý tất cả các hợp đồng, qua đó góp phần bảo đảm sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty bạn.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích trong việc quản lý hợp đồng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm tại những doanh nghiệp uy tín với mức lương hấp dẫn. Hãy nhanh tay truy cập website CareerViet để tham khảo vô vàn vị trí việc làm. Đồng thời chuẩn bị cho mình một hồ sơ xin việc thật ấn tượng tại CV Hay để sẵn sàng chinh phục mọi nhà tuyển dụng!
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tuyển dụng ACB | Việc làm buổi tối | Việc làm chợ tốt Bình Dương | shopee tuyển dụng | việc làm Bình Dương | việc làm Biên Hòa | việc làm Đà Nẵng
Source: (Theo TTNN)
Please sign in to perform this function