Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,814
Ngày 26/9/2019, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến về những nội dung sửa đổi, bổ sung đối với lao động chưa thành niên trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện các đơn vị của các bộ, ngành, cơ quan trung ương, đại diện Sở LĐ-TBXH, cơ quan đoàn thể các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng được nghe các chuyên gia của UNICEF giới thiệu về các tiêu chuẩn quốc tế, bài học kinh nghiệm ở các nước và khuyến nghị cho Việt Nam về lao động chưa thành niên.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu tại hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết, theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được xây dựng tích cực trong thời gian qua. Nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, các bộ, ngành, địa phương đã được tổ chức. Sau khi Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp thứ 7, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với cơ quan thẩm tra của Quốc hội tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 36 và 37 trong 2 tháng qua để chuẩn bị trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 8 trong tháng 10 tới. Bộ luật Lao động là văn bản có tác động đến hầu hết mọi người dân trong xã hội nên rất được các đại biểu Quốc hội và các tầng lớp nhân dân quan tâm, tác động mạnh mẽ đến từng người dân trong xã hội.
Vì vậy, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho rằng, bên cạnh những nội dung quan trọng, những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác trong Bộ luật Lao động rất cần có sự góp ý, thảo luận từ các đại biểu tại hội thảo.
Bộ luật Lao động năm 2012 đã dành Mục 1- Lao động chưa thành niên với 5 điều xác định tuổi của lao động chưa thành niên; việc sử dụng lao động chưa thành niên; nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên và sử sụng lao động dưới 15 tuổi trong đó người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hiện nay theo Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH quy định về danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc để hướng dẫn thực hiện quy định này.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, trong quá trình thực hiện từ 2013 đến nay cho thấy có những vấn đề khó khăn về lao động chưa thành niên.
Những quy định của Bộ luật Lao động hiện hành về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan, cụ thể là: Các tiêu chuẩn theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CRC), Công ước ILO số 138 về tuổi tối thiểu được đi làm việc và Công ước ILO số 182 về xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Những nội dung về lao động trẻ em đã được triển khai tích cực cùng với sự hỗ trợ của Dự án Nâng cao năng lực quốc gia để phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em của Cục Trẻ em triển khai, do ILO hỗ trợ. Tuy nhiên, Bộ luật hiện hành còn một số hạn chế cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thực tiễn và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam.
Các đại biểu tham gia Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề như: Làm thế nào để các quy định của Bộ luật có thể được áp dụng nhằm phòng, chống tốt hơn vấn đề lao động trẻ em ở khu vực phi chính thức, khu vực không có quan hệ lao động; cần sửa đổi, bổ sung nội dung cụ thể nào để bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn lao động quốc tế về việc sử dụng lao động dưới 15 tuổi, đặc biệt là trường hợp sử dụng lao động dưới 13 tuổi; những nội dung nào cần hoàn thiện nhằm bảo đảm tốt hơn việc xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, không chỉ trong khu vực chính thức mà ở cả khu vực phi chính thức, khu vực không có quan hệ lao động... với những đề xuất được Dự thảo Bộ luật (sửa đổi) đưa ra.
UNICEF đã đánh giá cao những cam kết của Việt Nam trong sửa đổi Bộ luật Lao động lần này, trong đó có các quy định về lao động chưa thành niên và cũng khuyến nghị những vấn đề cụ thể nhằm hoàn thiện hơn các quy định cụ thể trong dự thảo. Đặc biệt là những khuyến nghị về lao động chưa thành niên không có hợp đồng lao động, lao động chưa thành niên là người giúp việc gia đình; quy định về công việc nhẹ; tăng cường bảo vệ cho người học nghề, tập nghề là người chưa thành niên; liên quan đến công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; đảm bảo việc làm không có hòa nhập, quấy rối và có tham chiếu tới Luật Trẻ em của các nước trong khu vực cũng như một số nước trên thế giới.
Để những quy định của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên đi vào cuộc sống và phù hợp với các quy định của Hiến pháp cũng như tiêu chuẩn lao động quốc tế về lao động chưa thành niên, tại Hội thảo, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến dựa trên cơ sở thực tiễn tại các địa phương, với tinh thần bảo vệ quyền và lợi ích của lao động chưa thành niên, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em...
Theo Vụ Pháp chế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), nội dung về lao động chưa thành niên được quy định tại Chương XI – Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác (mục 1: Lao động chưa thành niên). Cụ thể, Bộ luật Lao động hiện hành gồm 5 điều (từ điều 161 đến 165), Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 5 Điều (từ điều 143 đến 148).
Dự thảo mở rộng việc nhận diện lao động chưa thành niên không có quan hệ lao động trên thực tế; sửa đổi thuật ngữ người lao động, người lao động không có quan hệ lao động, lao động chưa thành niên; bổ sung nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên theo hướng lao động chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi); bổ sung nguyên tắc sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi (người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi; người chưa đủ 13 tuổi).
Source: Theo bhxhtphcm.gov.vn
Please sign in to perform this function