Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,451
Sinh viên ai cũng phấn đấu không mệt mỏi trong học tập để mong được nhận học bổng. Thế nhưng, việc xét cấp học bổng có nhiều bất công và không thực tế gây ức chế trong sinh viên.
Tiêu chí xét cấp học bổng từ trên xuống đến hết chỉ tiêu (căn cứ vào điểm học tập và điểm rèn luyện) mới nhìn xem ra công bằng và hợp lý đối với mọi sinh viên.
Tuy nhiên, trên thực tế có lắm vấn đề phát sinh, tạo ra một cuộc cạnh tranh không lành mạnh và ảnh hưởng đến sự cố gắng phấn đấu của nhiều sinh viên.
Là sinh viên một trường đại học ở TPHCM, tôi chứng kiến bao chuyện dở khóc dở cười trong lớp. Khi biết được điểm học tập của mình là cao nhất lớp, L. tin chắc mình sẽ được nhận học bổng và vui mừng vì điều đó sẽ giúp đỡ phần nào gánh nặng trong cuộc sống (bởi gia đình L. rất nghèo). Nhưng thật oái oăm. Bản danh sách những bạn được nhận học bổng dán trên khoa lại không có tên L.
Theo lý giải của cán bộ lớp, do L. ít tham gia hoạt động lớp nên điểm rèn luyện không đủ để cấp học bổng. Ai có đi học trong lớp mới biết việc chấm điểm rèn luyện còn lắm chuyện “không”: không công khai, không công bằng, không thực tế, không khách quan...
Sinh viên nghèo phải bỏ nhiều thời gian vào việc làm thêm trang trải cuộc sống thay vì đầu tư thời gian vào học tập. Sau sự phán xét của cán bộ lớp là đến khoa.
Đa số các khoa đều làm việc máy móc, cứ căn cứ vào báo cáo của lớp mà ký xác nhận, rồi chuyển lên Phòng Công tác chính trị sinh viên đưa ra quyết định cuối cùng. Thế là xong!
Sau mỗi lần như thế, trong lớp tôi lại có tiếng xì xào, bàn luận... đứa này đứa kia vì chơi thân với lớp trưởng hay được lòng lớp phó nên được cộng nhiều điểm rèn luyện mới được học bổng, dù điểm học tập thấp hơn nhiều bạn khác.
Thật bất công! Tiền học bổng đối với những bạn nhà khá giả thì chẳng thấm vào đâu, còn đối với sinh viên nghèo thì số tiền này giúp họ giải quyết nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vậy mà bao lần tôi viết thư cho cô giáo chủ nhiệm để giãi bày mong có sự công bằng trong việc xét cấp học bổng nhưng chẳng được hồi âm.
Mong sao chính sách xét cấp học bổng trở nên công bằng hơn, hướng đến con người, tình người...
Source: Người lao động
Please sign in to perform this function