Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 25,222
Cắt giảm biên chế, cơ cấu lại tổ chức, thay đổi nơi làm việc, công ty phá sản…bất cứ một lý do nào khiến bạn phải nghỉ việc đều không phải dễ dàng để nói trong một cuộc phỏng vấn xin việc sắp tới.
Trong thời gian nghỉ việc, bạn có thời gian để xem xét lại vấn đề, nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. Vì thế, chẳng có lý do gì mà bạn không nghĩ đến những trải nghiệm, những việc bạn đã hoàn thành và con đường bạn sẽ phải tiếp tục đi.
Dưới đây là 7 điều để bạn chuẩn bị bước vào cuộc phỏng vấn sắp tới.
Không nên nói dối
Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết lý do vì sao bạn rời bỏ công việc cũ. Và trong trường hợp bạn buộc phải nghỉ việc thì sao? Nói dối ư? Liệu bạn có đủ tài để vượt qua những người phỏng vấn kỳ cựu giàu kinh nghiệm không?
Vì thế, tốt nhất là không nên nói dối, hãy chuẩn bị tinh thần đối mặt với sự thật về sự ra đi của mình. Cho dù, họ có thể biết được bạn đã từng bị công ty khác cho thôi việc, nhưng như thế có lẽ tốt hơn là để họ kiểm tra những thông tin đó để rồi biết bạn là người thiếu trung thực, kết quả là, không những bạn không thể che dấu được khoảng thời gian “đen” của mình mà còn mất hết niềm tin ở bạn, và lẽ tất nhiên, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ được tuyển dụng.
Lời khuyên của các chuyên gia là, khi bạn đi phỏng vấn, chỉ nên tóm tắt những việc đã xảy ra và cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đã học được gì từ thất bại trên và đang làm gì để thay đổi, kế tiếp là đề cập đến những thành công mà bạn đã đạt được và bạn có tể đóng góp được gì cho công ty mới.
Công việc đúng, sếp sai
Nói dối về lý do mất việc ư? Liệu bạn có đủ tài để vượt qua những người phỏng vấn kỳ cựu giàu kinh nghiệm không? |
Nếu sự ra đi của bạn bắt nguồn từ những thay đổi trong cách quản lý và bạn không có mối quan hệ tốt với sếp mới dẫn đến có những trái ngược trong ý kiến và phong cách làm việc, thì khi đó hãy chia sẻ sự tham khảo, ý kiến của những người quản lý khác mà bạn đã từng làm việc.
Bạn có thể nói rằng “Thật không may mắn, sếp mới và tôi rất khác nhau về quan điểm cá nhân và phong cách quản lý. Tôi đã cố gắng tạo mối quan hệ tốt với tất cả mọi người, với sếp cấp cao và đặc biệt là không bao giờ để các đồng nghiệp có những tiếng xấu về mình”. Dù bạn làm bất cứ điều gì thì cũng không nên nói xấu về sếp của mình bởi nếu làm vậy hình ảnh của bạn chỉ có tồi đi mà thôi. Tốt nhất là liệt kê một danh sách những người quản lý và nhân viên khác làm cùng công ty đó mà đã từng có mối quan hệ rất tốt với bạn, rồi chia sẻ với người phỏng vấn. Chắc chắn họ sẽ hiểu cho bạn thôi bởi hầu hết trong số đó cũng đã từng gặp một vị sếp khó tính như thế.
Thay đổi chiến lược
Tóm tắt những thay đổi trong công ty mà bạn không mấy tán thành, sau đó, đưa ra những điều mà bạn đã học được từ tình huống đó. Bạn có thể nói: “Sau khi sáp nhập, sếp mới của tôi đã có những chiến lược hoàn toàn khác cho nhóm của tôi. Tôi không thực sự tán thành. Nhìn lại, tôi nhận ra rằng tôi nên cố gắng tìm hiểu nhiều hơn về nguyên nhân của sự thay đổi đó và tìm ra cách để toàn tâm, toàn ý với nó”. Trong trường hợp này, bạn không nên coi rẻ công ty, không nên đổ lỗi cho công ty vì đã không làm theo những hướng đi của bạn. Mọi công ty đều sẽ thay đổi, không ít thì nhiều, cho nên, hãy thể hiện rằng bạn luôn luôn sẵn lòng để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công việc mới.
Thiếu kỹ năng
Nếu công việc cứ theo đà phát triển mà bạn thì lại “dậm chân tại chỗ” thì có thể đã đến lúc cần phải đòi hỏi những kỹ năng cần thiết của bạn. Nếu bạn vẫn chưa có kỹ năng về công nghệ, hãy sử dụng thời gian nghỉ ngơi của mình để tham gia một vài lớp học về vi tính cho người mới bắt đầu, đặc biệt là chương trình phần mềm dành cho văn phòng. Ngoài ra, các trường đại học, các hiệp hội cũng thường mở các khóa đào tạo và các cuộc hội thảo để cập nhật các kỹ năng mới, do đó, bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội học hỏi như vậy.
Tham gia một khóa học kế toán, dự một cuộc hội thảo sẽ giúp bạn năng động, sáng tạo hơn đồng thời phát triển kỹ năng quản lý của mình và học được cách viết bài cho website. Hãy chia sẻ những kỹ năng mới mà bạn đã học được với nhà tuyển dụng và thể hiện rằng những kỹ năng đó mang lại giá trị cho công ty mới như thế nào.
Một bản tổng kết sơ sài
Nếu bạn nhận được một bản tổng kết sơ sài và quá ít thành quả thì cũng cần phải chỉ rõ vì sao. Đầu tiên, bạn hãy can đảm gọi điện cho sếp cũ xin lời khuyên và tất nhiên, một cuộc nói chuyện trực tiếp thẳng thắn có thể sẽ tốt hơn. Và lúc này, chiếc nút của vấn đề đã được tháo gỡ, việc còn lại là gặp gỡ đồng nghiệp cũ để xin những ý kiến chân thành xem bạn nên làm như thế nào. Đừng bảo thủ, hãy lắng nghe.
Nếu bạn thường xuyên mắc lỗi, không cẩn thận hoặc đã từng làm giảm doanh số bạn thì hãy cân nhắc đến những việc bạn đã làm để công việc trở nên tốt hơn.
Hành động xấu hoặc không trung thực
Nếu lý cho việc sa thải của bạn vì một điều gì đó đáng xem xét như lạm dụng quỹ công ty, có hành vi quấy rối tình dục hoặc phao tin đồn xấu về công ty thì bạn cần phải chấp nhận một sự thật là các công ty khó có thể tuyển dụng bạn. Bất kể lý do gì dù là trung thực, thì cũng chỉ nên nói những gì cần nói và chia sẻ những điều mà bạn đã học được và bạn thay đổi theo chiều hướng tích cực để đạt được những thành công như thế nào.
Sự tham khảo đáng tin cậy và chính xác
Thông thường, sếp cũ sẽ đồng ý với những sự việc mà bạn đưa ra qua việc xác minh những ngày tháng và tiêu đề công việc của bạn. Và để đảm bảo cho những lời tham khảo từ các sếp và đồng nghiệp khác, những người nhận xét tích cực và chứng thực cho toàn bộ thông tin của bạn, thì cách tốt nhất là bạn nên có 2 đến 3 công ty xác minh.
Source: Theo VTV
Please sign in to perform this function