Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,293
Để kịp thời giảm bớt khó khăn cho người tham gia bảo hiểm xã hội trong đại dịch Covid-19, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có đề xuất hỗ trợ cho người lao động đã, đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp thuộc diện F1, F2 phải cách ly y tế gồm:
Cách ly tại cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung, tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, tại nơi làm việc, các cơ sở hoặc địa điểm cách ly tập trung khác; cách ly tại nhà. Điều kiện hưởng là phải có quyết định cách ly y tế của cơ quan có thẩm quyền.
Mức hỗ trợ là 80.000 đồng/người/ngày (bằng mức tiền ăn trong thời gian cách ly theo quy định tại khoản 5, điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8-2-2021 của Chính phủ.
Thời gian hưởng là thời gian thực tế người lao động phải cách ly y tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Thời gian áp dụng là từ ngày 1-6 - 31-12-2021.
Về phương thức chi trả, trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả hỗ trợ cho người lao động theo phương thức trả bằng tiền mặt hoặc chuyển qua tài khoản cá nhân.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân tại TP Đà Nẵng
Trường hợp trong thời gian cách ly, người lao động chưa cung cấp đủ thông tin để xác nhận hưởng chính sách hỗ trợ thì có thể hoàn thiện việc cung cấp thông tin sau khi cách ly để hưởng chính sách hỗ trợ.
Theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 28.5, có gần 38.000 người đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung và bệnh viện (trong đó có khoảng 26.000 người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp); khoảng 120.000 người đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú (trong đó có khoảng 84.000 người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp).
Theo tính toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với mức hỗ trợ 80.000 đồng/người/ngày, trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp theo phương án có đến 30.000 người mắc, khoảng 1,5 triệu người phải cách ly tập trung (trong đó có khoảng 1 triệu người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp) và khoảng 4,5 triệu người phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú (trong đó có khoảng 3 triệu người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp) thì quỹ bảo hiểm thất nghiệp cũng vẫn sẽ bảo đảm được nguồn kinh phí hỗ trợ cho người lao động.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân tại TP Đà Nẵng
Về đánh giá tác động của đề xuất tới các mặt kinh tế, xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng việc hỗ trợ cho người lao động sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho ngân sách Nhà nước do thay đổi chính sách; bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong dài hạn; không phát sinh chi phí nhưng vẫn bảo đảm nguồn nhân lực cho sản xuất, kinh doanh với người sử dụng lao động.
Việc hỗ trợ kịp thời cho người lao động phải cách ly y tế giúp giảm bớt được khó khăn về tài chính trong bối cảnh thu nhập bị giảm khi phải nghỉ việc, giúp người lao động được bảo vệ tốt hơn trước rủi ro bất khả kháng.
TP Hồ Chí Minh hỗ trợ người lao động có nơi làm việc bị phong tỏa, cách ly vì Covid-19
Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Công văn 374/LĐLĐ-CSPL hướng dẫn thực hiẹn Quyết định 2606/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về việc chi hỗ trợ khẩn cấp đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 kể từ ngày 27-4-2021.
Theo đó, Công văn này hướng dẫn các trường hợp đặc biệt khác quy định tại Khoản 6, Điều 1, Quyết định 2606/QĐ-TLĐ, khi có một trong các điều kiện:
- Người lao động phải ngừng việc do thu hẹp sản xuất, do nơi làm việc bị phong tỏa, cách ly do dịch COVID-19;
- Người lao động nghỉ việc, mất việc mà không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
- Người lao động có cha/mẹ/vợ/chồng/con cùng phải cách ly y tế tại nhà hoặc một người là F0, F1;
- Thành viên của tổ an toàn phòng chống dịch hoặc đoàn viên được huy động tham gia công tác phòng chống dịch tại doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch của các cơ quan chức năng.
Hồ sơ quyết toán:
- Quyết định của Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về việc chi hỗ trợ đơn vị tuyến đấu chống dịch.
- Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền về các trường hợp cách ly tập trung của đối tượng được hỗ trợ quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 1 Quyết định 2606/QĐ-TLĐ.
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được hỗ trợ theo mục 1 Hướng dẫn này.
. - Thông báo phân công nhiệm vụ và bảng chấm công của đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 2 Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ.
- Biên bản họp Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về xét duyệt các đối tượng được hỗ trợ theo khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 1 và khoản 1, 3 Điều 2 Quyết định 2606/QĐ-TLĐ.
- Văn bản đề xuất của đơn vị kinh tế, sự nghiệp, các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh (kèm hồ sơ chứng minh) chăm lo cho các đối tượng thuộc khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 1 và khoản 1, 3 Điều 2 Quyết định 2606/QĐ-TLĐ và theo hướng dẫn này.
- Văn bản đề xuất của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kèm danh sách đối tượng hỗ trợ, áp dụng trong trường hợp đề nghị Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh cấp bù kinh phí để chi hỗ trợ nêu tại khoản 2 hướng dẫn này (các hồ sơ chứng minh từng trường hợp cụ thể do đơn vị đề xuất lưu trữ).
- Danh sách ký nhận của các đơn vị, cá nhân được hỗ trợ (chi bằng tiền mặt). Trường hợp chi hỗ trợ cho cơ quan, đơn vị từ 20 triệu đồng phải thực hiện chuyển khoản (kèm chứng từ chuyển khoản).
Trường hợp cá nhân thuộc đối tượng được hỗ trợ không thể trực tiếp nhận tiền, có thể chuyển khoản trực tiếp và đính kèm chứng từ chuyển khoản (cho từng cá nhân hoặc theo lộ nhiều cá nhân) trong hồ sơ quyết toán.
Source: Báo Người Lao Động
Please sign in to perform this function