Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 42,410
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Những sinh vật có răng nanh và chuyên hút máu người là ma cà rồng trong truyền thuyết. Ngay trong thực tế công việc của chúng ta (việc làm IT, brand marketing, customer experience,...) vẫn hiện diện rất nhiều “ma cà rồng” – có thể là đồng nghiệp, nhân viên, sếp, khách hàng, đối tác… những người không hút máu, mà là hút cạn năng lượng, động lực làm việc, và làm khô kiệt những cảm xúc tích cực của người đối diện với họ. Do đó tôi tạm đặt biệt danh cho những tuýp người này là “ma cà rồng” năng lượng, hay cũng có thể gọi là “ma cà rồng” cảm xúc.
Hãy thử lướt suy nghĩ của bạn qua một vòng các đồng nghiệp và cả khách hàng, nếu những gương mặt nào mà chỉ cần nghĩ đến thôi cũng khiến bạn bỗng dưng thấy mệt mỏi, chán nản, năng lượng tuột dốc không phanh thì đấy đích thực là một “ma cà rồng” văn phòng!!!
Cách đối phó ư? Chắc chắn không thể bằng thánh giá hoặc đạn bạc. Trốn tránh thì càng không phải bởi đâu thể tránh được mãi. Điều tiên quyết là phải khiến các “ma cà rồng” lộ diện dưới ánh mặt trời – nói cách khác là xác định loại ma cà rồng bạn đang đối mặt, và sau đó hãy tận dụng hết mức sự linh hoạt và uyển chuyển của mình để giành phần thắng trong cuộc chiến cảm xúc này. Tin tôi đi, đó đều là những cơ hội quý để bạn rút ra những bài học thú vị và cải thiện đáng kể những kỹ năng mềm đấy nhé! Mời bạn cùng Mr. Buddy đến với câu chuyện đầu tiên.
Câu chuyện 1: “Ma cà rồng” ngạo mạn
Mai là một chuyên viên Marketing trẻ, năng động, thân thiện và sáng tạo. Cô vừa chuyển sang làm việc không lâu tại một doanh nghiệp đa quốc gia và sẽ trình bày một số ý tưởng mới mà cô tin chắc rằng chúng rất thú vị. Tuy nhiên, mọi việc đã diễn ra thật tệ hại khi Mai đã liên tục vấp phải sự phản đối và lấn át của An – Trưởng phòng Kinh doanh, một người có thâm niên tại công ty và trước đây từng quản lý phòng Marketing một thời gian ngắn nên anh ta tự cho rằng mình biết rất rõ về Marketing. “Số liệu này chắc chắn không chính xác”, “Ý tưởng của em không phù hợp với thị trường”, “Công ty không thể dành ngân sách cho một dự án vớ vẩn như thế này” là những nhận xét gây tổn thương của An mà không hề kèm theo những lý lẽ phân tích hợp lý…
Chuỗi ngày làm việc với An khiến Mai thật sự kiệt sức vì vừa phải kìm nén sự bực tức khi luôn phải đối mặt với vô số lời chỉ trích từ vị trưởng phòng này, vừa phải điều chỉnh dự án liên tục để chạy theo những đòi hỏi quá mức của anh ta. Nguy hiểm hơn, trước mặt sếp lớn, An luôn ra vẻ anh ta chính là người dìu dắt Mai thực hiện dự án suôn sẻ. Và càng ngày Mai càng đánh mất sự tự tin của mình. Không nghi ngờ gì nữa, Mai đã gặp phải một “ma cà rồng” ngạo mạn chính hiệu.
Những người ngạo mạn là một mối hiểm họa đối với sự hòa hợp ở công sở và năng suất làm việc của mọi người, đặc biệt khi họ ở vị trí quản lý sẽ càng khó khăn hơn. Họ không chỉ nghĩ rằng mình biết mọi thứ, mà họ còn làm bất kì điều gì để khiến bản thân nổi bật hơn – ngay cả việc chỉ trích người khác nhằm nâng cao giá trị của mình. Các dấu hiệu của thể loại “ma cà rồng” này chính là:
Vì là “ma cà rồng”, họ rất nhạy bén khi phát hiện ra « con mồi » - những đồng nghiệp/ nhân viên dễ bị “bắt nạt” và sẽ cuống quýt làm theo mọi yêu cầu của họ mà không hề thắc mắc.
Ở cương vị quản lý hoặc thậm chí lãnh đạo, sự ngạo mạn sẽ giống như 1 bức tường trong tâm trí ngăn cản bạn tiếp thu những cái mới. Hãy thành thật với bản thân nhé, bạn có quá đề cao chính mình, vì sao bạn cần cải thiện điều này? Làm sao để biết nếu cái tôi của bạn quá lớn? Kích cỡ của sự tự tin của bạn cần phải tương thích với lượng kiến thức dựa trên sự thật về vấn đề nào đó, chứ không phải những nhận định chủ quan kiểu “tôi đã đọc rất nhiều sách” hoặc “tôi tin chắc như vậy là đúng, chẳng cần chứng minh gì nữa đâu”…
Là một nhân viên công sở, đối phó với người ngạo mạn đòi hỏi sự kiên nhẫn và quản lý tốt cảm xúc của bản thân. Trả đũa dưới mọi hình thức sẽ chỉ làm mối quan hệ thêm tồi tệ mà thôi.
1) Đừng tự biến mình thành nạn nhân:
Trở lại câu chuyện của Mai, vì cô ấy đã để bản thân bị lấn át rằng mình ít kinh nghiệm làm việc hơn An, rằng chức danh công việc thấp hơn An nên Mai đã đánh mất thế mạnh của cô và đầu hàng vô điều kiện. Im lặng chịu đựng sự bực tức và không dám cho ai biết càng tạo thêm cho An – “ma cà rồng” cơ hội để hút sạch sự tự tin và động lực làm việc của cô.
Hãy biết bảo vệ chính kiến của mình một cách lịch sự và cân nhắc trước khi nghe theo yêu cầu của bất cứ ai, cho dù là sếp trực tiếp của bạn. Bạn hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi “Vì sao tôi phải làm nhiệm vụ đó?” hay “Nhiệm vụ đó có ý nghĩa gì đối với dự án/ công việc hiện tại?”
Nếu bị chỉ trích, hay bình tĩnh hỏi sâu hơn vào vấn đề “Vì sao Anh/Chị lại nghĩ như vậy, dựa trên số liệu nào?”, “Cách làm nào sẽ tối ưu hơn cách tôi đề xuất?” Vì “ma cà rồng” ngạo mạn thường chỉ trích “cho sướng miệng” mà không dựa trên facts & figures nên việc bạn hỏi sâu hơn sẽ dồn họ vào thế bí và khiến họ lúng túng.
Nếu họ trút sự giận dữ lên bạn bằng từ ngữ gây tổn thương, đơn giản là đừng lưu tâm những lời nói ấy. Hãy nhớ đến câu nói nổi tiếng của ngài cựu Thủ tướng Anh - Winston Churchill: “Bạn sẽ không bao giờ đến đích nếu bạn dừng lại và ném đá tất cả những con chó sủa bạn dọc đường”.
2) Tin vào bản thân: Sự tự tin chính là tấm khiên vững chắc nhất để chống lại sự ngạo mạn và giúp bạn ở một vị thế mạnh hơn họ. Nếu bạn có niềm tin vào bản thân và khả năng của mình, ngay cả người ngạo mạn cũng không thể chi phối bạn. Tuy nhiên nhớ “biết người biết ta” để không biến thành một “ma cà rồng” ngạo mạn khác nhé.
3) Vũ khí bí mật chính là sự tử tế: Đây là phương pháp Buddy tôi thích nhất. “Ma cà rồng” ngạo mạn sống nhờ những trận tranh cãi mà họ thường là người giành phần thắng cuối cùng. Do vậy đừng cho họ cơ hội hút năng lượng của bạn. Mỗi khi họ cố gắng áp đặt ý kiến cho bạn, hãy cứ mỉm cười và gật đầu nhằm cho họ biết bạn ghi nhận ý kiến của họ, tuy nhiên không có nghĩa là bạn sẽ làm theo. “Agree to disagree”, tạm dịch là “nhẫn nhịn chứ không đồng tình” là cách tốt nhất để thoát khỏi một cuộc tranh cãi dở hơi mà vẫn giữ được hòa khí nơi làm việc, và dần dần họ sẽ không làm phiền bạn nữa, vì rõ ràng bạn không phải là một “con mồi thơm”.
4) Nguyên tắc bất di bất dịch “Tôi ở đây để làm việc”: Bạn không cần phải được lòng tất cả mọi người. Chỉ cần cư xử chuyên nghiệp, sẽ không ai phiền trách được bạn. Né những cuộc chạm trán khi có thể, nhưng cũng không phải là giả vờ họ không tồn tại nhé. Hãy đối xử với họ giống như mọi người khác. Sự thật là, trong tâm hồn kẻ ngạo mạn luôn ẩn giấu sự thiếu tự tin. Họ thường xuyên bất an nhưng không dám đối mặt với điều đó và không dám thừa nhận sai lầm của chính mình. Họ đáng thương hơn là đáng trách. Nhìn sự việc theo góc độ này sẽ khiến bạn bớt ác cảm với loại “ma cà rồng” này hơn nhiều.
Chúc các bạn thành công trong việc “thuần hóa” ma-cà-rồng-ngạo-mạn.
Hãy đón đọc câu chuyện tiếp theo trong series Ma cà rồng văn phòng của Buddy nhé.
(Nguồn hình: Internet)
Source: Mr. Buddy
Please sign in to perform this function